Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Hiện trạng về nuôi và dịch bệnh trên tôm ở Việt Nam
2.2.2. Hiện trạng về dịch bệnh trên tôm nuôi ở Việt Nam
Trong thời gian gần đây, chất lượng môi trường vùng nuôi có chiều hướng suy giảm, dịch bệnh trên tôm nước lợ có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Một số bệnh phổ biến gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm như: đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV), hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), hoại tử cơ (IMNV), hội chứng chết sơm (EMS), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)…. Đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm của Việt Nam. Tình hình diện tích tôm bị thiệt hai và diện tích tôm bị bệnh ở Việt Nam trong giai đoạn 2013-2018 cụ thể tại Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Hiện trạng diện tích tôm bị thiệt hại và dịch bệnh trên tôm nuôi ở Việt Nam giai đoạn 2013-2018
Năm
Tổng cộng Diện tích nuôi bị thiệt hại
(ha) Diện tích bệnh (ha) Tỷ lệ bệnh (%) 2013 29.500 18.875 63,98 2015 53.927 17.705 32,83 2017 39.229 13.064 33,30 2018 37.407 13.219 35,34 Nguồn: Cục Thú y (2019) Theo báo cáo Cục Thú Y (2019): Tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là 37.407 ha, trong đó diện tích tôm bị thiệt hại do bệnh là 13.219 ha (chiếm
35,34% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại); diện tích bị thiệt hại do thời tiết, môi trường là 17.373 ha (chiếm 46,44% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại); diện tích bị thiệt hai không xác định rõ nguyên nhân là 6.815 ha (chiếm 18,22% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại).
Một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi:
- Bệnh đốm trắng: do vi rút WSSV (White Spot Sydrome Virus) gây ra được xem là một trong những virus gây thiệt hại lớn nhất cho tôm nuôi và hiện tại vẫn còn là mối nguy lớn nhất cho người nuôi tôm nước lợ. Tỷ lệ tôm chết do bị nhiễm bệnh rất cao, có thể đến 80%, thậm chí đến 100% chỉ trong thời gian ngắn từ 3 - 10 ngày kể từ khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh. Bệnh do vi khuẩn thuộc giống Vibrio được xem là một trong những bệnh vi khuẩn quan trọng có liên quan đến hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt trên nhiều quốc gia. Các nghiên cứu khoa học và quan sát thực tế thấy rằng, có mối liên hệ chặt chẽ giữa biến động các yếu tố môi trường và sự bùng phát dịch bệnh trên tôm nuôi. Vì vậy, nhiều quốc gia đã tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lý và xử lý môi trường ao nuôi kết hợp với các biện pháp kỹ thuật, hợp chất ức chế nguyên nhân và tác nhân gây bệnh. Năm 2018, bệnh xảy ra tại 257 xã của 81 huyện, thị xã thuộc 24 tỉnh, thành phố, gồm: Tp. Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Tp. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Trong năm 2016, dịch bệnh đốm trắng xảy ra tại 277 xã, 84 huyện, thị xã thuộc 25 tỉnh, thành phố. Tổng diện tích tôm nuôi mắc bệnh là 3.643,91ha, chiếm 0,58% diện tích nuôi tôm. Diện tích tôm sú nuôi mắc bệnh là 2.025,6ha; tôm thẻ là 1.865,4ha. Tôm mắc bệnh có độ tuổi từ 10-120 ngày sau thả. Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh có tôm mắc bệnh là 2.811,66 ha; còn lại 1.079,32ha diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và các hình thức nuôi khác. Tỉnh Trà Vinh có diện tích bị đốm trắng lớn nhất (chiếm 20,97% tổng diện tích bị bệnh đốm trắng của cả nước), sau đó đến Bạc Liêu, Cà Mau (Cục Thú Y, 2019).
- Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND): Trong năm 2016, bệnh xảy ra tại 305 xã của 82 huyện, thị xã thuộc 25 tỉnh. Tổng diện tích bị bệnh là 6.339,15ha, chiếm 0,94% diện tích nuôi tôm. Diện tích tôm nuôi mắc bệnh là 2.633,44ha; tôm thẻ là 3.705,71ha. Tôm mắc bệnh có độ tuổi từ 2-127 ngày sau thả. Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh có tôm mắc bệnh là 5.378,52; nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và các hình thức nuôi khác có tôm mắc bệnh là 960,63ha.
Tỉnh Bạc Liêu có diện tích tôm nuôi mắc bệnh hoại tử gan tuỵ cấp lớn nhất (chiếm 23,61% tổng diện tích tôm bị mắc bệnh của cả nước), sau đó đến Sóc Trăng, Cà Mau và các địa phương khác (Cục Thú Y, 2019).
- Nguyên nhân khác:
+ Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHN): 27,41 ha tôm thương phẩm phẩm nuôi thâm canh và báo thâm canh tại Tp. Hồ Chí Minh (0,45ha), Ninh Thuận (0,8ha), Bà Rịa-Vũng Tàu (1,95ha, trong đó có 0,3ha giống), Bến Tre (9,81ha), Sóc Trăng (14ha) và Cà Mau (0,4ha) bị bệnh (Cục Thú Y, 2019).
+ Bệnh còi do MBV: 83,38ha nuôi tôm bị bệnh tại Bình Thuận (23,03ha), Bà Rịa-Vũng Tàu (2,85ha), Kiên Giang (56ha trong đố có 51,5ha nuôi quảng canh và 4,5ha nuôi tôm lúa) và Trà Vinh (1,5ha) (Cục Thú Y, 2019).
+ Bệnh do vi bào tử trùng (EHP): 12,75ha nuôi tôm thâm canh tại Quảng Ninh (6,94ha), Quảng Nam (2,76ha), Ninh Thuận (1,95) và Bình Thuận (1,1ha) bị bệnh (Cục Thú Y, 2019).
+ Bệnh phân trắng: 352 ha nuôi tôm bị bệnh tại Nghệ An (1,8ha), Quảng Ngãi (41,7ha), Khánh Hoà (4,5ha), Bình Thuận (2,4ha), Bến Tre (1,2ha), Trà Vinh (17,8ha), Bạc Liêu (278,3ha) và Cà Mau (4,3ha) (Cục Thú Y, 2019).
+ Do môi trường, thời tiết: 42.823,89ha nuôi tôm bị thiệt hại do biến đổi môi trường và thời tiết. Cụ thể: Thanh Hoá (16,7ha), Thừa Thiên Huế (0,5ha), Quảng Nam (61ha), Quảng Ngãi (8,73ha), Bình Định (3,95ha), Phú Yên (67,2ha), Khánh Hoà (8ha), Bình Thuận (1,25ha), Long An (359,3ha), Kiên Giang (13.302,38ha, trong đó 11.882 ha nuôi tôm lúa và 1.420,38ha nuôi quảng canh, quản canh cải tiến), Trà Vinh (82,6ha), Sóc Trăng (6.041,97ha), Bạc Liêu (2.525,7ha) và Cà Mau (20.344,61ha, trong đó 20.337,43 ha quảng canh, quảng canh cải tiến) (Cục Thú Y, 2019).
+ Chưa xác định nguyên nhân: 14.046,7ha tôm nuôi tại các tỉnh Nghệ An (127,43ha), Quảng Bình (5,86ha), Thừa Thiên Huế (24,14ha), Khánh Hoà (375ha), bình Thuận (4,05ha), Bà Rịa-Vũng Tàu (4,18ha), Long An (279,61ha), Bến Tre (1,65ha), Trà Vinh (2,15ha), Bạc Liêu (90,5ha) và Cà Mau (13.132,12 ha, trong đó 13.020ha quảng canh, quảng canh cải tiến) bị thiệt hại nhưng chưa xác định được nguyên nhân (Cục Thú Y, 2019).