Thời gian hiện tại với những trải nghiệm sâu sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Nhật Ánh (Trang 46 - 55)

2.1 .Thời gian hiện tại

2.1.2. Thời gian hiện tại với những trải nghiệm sâu sắc

Thời gian hiện tại trong Cô gái đến từ hôm qua gắn với mối tình đơn

phương của Thư. Ngay từ lần đầu tiên gặp Việt An, Thư đã biết rằng trái tìm mình từ nay trở đi sẽ không còn được tự do nữa, lúc nào Thư cũng nghĩ đến Việt An “không chỉ ánh mắt, nụ cười, mái tóc mà ngay cả cái tên Việt An” đối với Thư cũng trở nên gần gũi, thân thiết lạ lùng. Đúng như câu “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, Thư đã nghĩ ra đủ trò quái lạ, thú vị để làm quen với Việt An. Trong giờ kiểm tra Văn, Thư vẩy mực lên áo Việt An rồi giả bộ quan tâm và “hùng hổ đòi trừng trị cái tên mất dạy nào đó” để bắt chuyện với An. Thư chép hai câu thơ “Nắng mưa là bệnh của trời/Tương tư là bệnh của

tôi yêu nàng” lên cuốn Giamilia để bày tỏ tâm ý nhưng lại bị Việt An bắt đi

mua đến cuốn sách khác. Thư tình nguyện chép bài cho Việt An trong lúc cô bé bị ốm, rồi tỏ ý không quan tâm đến Việt An (theo kiến nghị của quân sư Hải gầy) để xem Việt An có tình cảm với mình hay không. Thời gian hiện tại còn là những cuộc trò chuyện của Thư và Hải gầy, Thư với Việt An. Thư “lầm lũi” trốn Việt An “như con thú nhỏ tội nghiệp” vì mang theo mặc cảm xấu hổ về bức thư tình bị từ chối. Cuối cùng Việt An đã tìm đến Thư và mối tình tuổi học trò ngây thơ đó đã có một kết thúc có hậu. Như vậy, thời gian hiện tại đã cho thấy những trạng thái tâm lý khác nhau của học trò khi đối mặt với những rung động đầu đời.

Thời gian hiện tại trong Cho tôi một vé đi tuổi thơ thể hiện qua suy nghĩ, hành động nhân vật “tôi” (cu Mùi) khi đã trưởng thành. Nhân vật “tôi” đã tự viết về chính bản thân mình “hồi tám tuổi” để trở lại chuyến tàu tuổi thơ. Thời gian hiện tại còn gắn với những cuộc trò chuyện với Hải cò, Tủn, Tí sún đã trưởng thành, và giờ đây những nhân vật này đều có gia đình, đều có địa vị xã hội riêng và chợt nhận ra rằng “đã đánh rơi một kỉ niệm đẹp” sau khi đọc xong cuốn sách của nhân vật “tôi”. Thời gian hiện tại đã tái hiện rõ hơn cuộc sống, suy nghĩ của người lớn về tuổi thơ.

Thời gian hiện tại trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã giúp Thiều

nhận ra những bài học đầy ý nghĩa về tình yêu, tình bạn, tình anh em. Thời gian hiện tại đã giúp tác giả thành công trong việc xây dựng nhiều nét tính cách của một đứa trẻ. Ở Thiều, chúng ta thấy không chỉ có nét tính cách hồn nhiên, trong sáng mà còn có cả sự láu cá, khôn ranh trong những trò chơi với em trai, cả sự hối hận, đau đớn, ăn năn khi lần đầu tiên phạm phải lỗi lầm to lớn đầu tiên trong đời. Khi ném đá vào đầu Tường, Thiều đã cảm thấy mình không làm tròn trách nhiệm của một người anh, Thiều tự nhủ với bản thân mai mốt nếu thằng Tường gặp phải hoạn nạn gì, bị ba tôi phạt đánh đòn vì tội

ham chơi bỏ bê bài vở chẳng hạn, tôi sẽ xung phong nhận tội thay nó, tôi sẽ nói với ba tôi là chính tôi xúi thằng Tường đi chơi. Suy nghĩ người lớn nhiều lần xuất hiện trong đầu Thiều, nhưng phải trải qua nhiều câu chuyện hơn, nhiều biến cố hơn thì Thiều mới biến những suy nghĩ ấy thành hành động. Đó là nét biến chuyển tâm lý mà chỉ có những người hiểu trẻ con mới có thể phát hiện ra được. Thậm chí ở Thiều còn có cả cảm giác ghen tuông khi “mối tình đầu” (con Mận) chỉ chơi với em trai chứ không chơi với mình “Những ngày

này có vẻ như tôi đang đi lạc giữa những cảm xúc rối ren, ngày càng dấn sâu vào những ngóc ngách tối tăm của chúng. Tôi mơ hồ nhận ra tôi đang mắc kẹt giữa sự ghen tuông hờn giận vô cớ mà không biết cách nào thoát ra. Trong thời gian này, một mình tôi phải đóng cả hai vai trong cuộc đời: vừa làm công tố viên kịch liệt lên án thằng Tường và con Mận vừa làm luật sư hùng hồn bào chữa cho tụi nó. Tâm trí tôi vì thế luôn dao động, còn trái tim tôi đã rất giống một quả lắc đồng hồ, luôn nhảy qua nhảy lại giữa bồn nước nóng và bồn nước lạnh. Vì như bạn cũng biết đó (vì có khi bạn cũng trải qua rồi), trái tim bị cảm sốt thì không có loại thuốc nào chữa được” [8; tr.138].

Sự chuyển biến tâm lý từ trẻ con sang suy nghĩ chín chắn, trưởng thành hơn của Thiều được thể hiện rất rõ qua những biến cố diễn ra trong cuộc đời của đứa trẻ này. Vụ việc đánh Tường đến mức Tường bị liệt chính là biến cố có tác động lớn đến Thiều. Từ sau biến cố đó, Thiều bắt đầu suy nghĩ sâu sắc hơn, có phần người lớn và tỉnh táo hơn: Thiều biết mình đã nghĩ oan cho Mận và Tường; Thiều bỗng hết sợ sâu bọ, Thiều chăm “ra ngoài vườn bắt vào

những con cuốn chiếu và sâu róm rồi kiếm mấy cái que cho Tường đùa nghịch” [8; tr.143], Thiều lang thang một mình trong trưa nắng để rình bắt ve

sầu và hái những cánh hoa phượng để hai anh em ngắt nhụy chơi đá gà, Thiều tự nhủ có thể làm tất cả cho Tường nhưng vẫn luôn hối hận vì không thể đem trả con Cu Cậu lại cho Tường. Cảm giác hối hận và mặc cảm vì tội lỗi đã

khiến Thiều từ một cậu nhóc sợ ma, sợ sâu bọ, sợ bố đánh, sợ bị bạn bè chê cười thành một người anh trai đầy trách nhiệm với nỗi sợ duy nhất, đó chính là “sợ thằng Tường sẽ mãi mãi kéo lê cuộc sống của nó trên trần gian này

trong tư thế dán lưng vào mặt giường” [8; tr.148]. Thậm chí Thiều còn có ý

định sẽ nghỉ học để ở nhà chăm sóc Tường. Thời gian hiện tại của nhân vật vừa góp phần khẳng định những nét tính cách khác nhau của Thiều, đồng thời khắc họa rõ nét hơn về tuổi thơ của nhân vật.

Thời gian hiện tại của Đông trong Ngồi khóc trên cây luôn gắn liền với

những chuyến dạo chơi với Rùa, Thục, Loan ở làng Đo Đo. Sau chuyến đi vào rừng và những buổi trò chuyện cùng Rùa, Đông đã tự nhận xét rằng: “Con Rùa đã mở ra cho tôi một thế giới mà tôi chưa từng biết trước đó, một

thế giới hồn nhiên và bao dung đến mức nhiều người không thâm nhập được, vì vậy không hiểu được” [10; tr,76]. Đông không chỉ được tận mắt ngắm nhìn

khung cảnh hùng vĩ của thế giới núi rừng mà còn được trải qua cảm giác rung động đầu đời. Thời gian hiện tại là những buổi trò chuyện của Đông với Rùa ở hòn non bộ - nơi tình yêu của hai người dần dần nảy nở. Thế rồi khi biết Rùa là em họ mình, Đông đã quyết định “chạy trốn”. Lúc này thời gian hiện tại gắn với sự khó khăn của Đông cả về mặt tinh thần lẫn thể xác: Về thể xác, Đông mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác còn về tinh thần, Đông luôn bị đau đáu nhớ về mối tình đầu sẽ không có kết thúc tốt đẹp của mình. Sau ba năm, Đông quay trở về làng Đo Đo và khám phá bí mật thân thế của Rùa. Thời gian hiện tại bây giờ lại gắn với niềm hạnh phúc vô bờ bến của Đông khi ở bên Rùa. Nhưng niềm hạnh phúc này nhanh chóng bị thay thế bằng sự đau khổ khi Đông nghe tin Rùa đã chết. Cuối cùng, Đông đã tìm thấy Rùa trong chuyến đi vào rừng với lời đề nghị của Thục và Loan. Nói tóm lại, thời gian hiện tại đã cho thấy tình yêu và những khó khăn, trắc trở đã chia rẽ tình yêu của Đông và Rùa. Bên cạnh đó, ta còn thấy sự xuất hiện của nhiều từ ngữ chỉ

thời gian hiện tại xuất hiện trong câu chuyện, chúng ta có thể quan sát rõ hơn qua bảng thống kê sau:

Phần Từ ngữ chỉ thời gian hiện tại 1

2 Lần này

3 Năm nay, mùa này

5 Hồi trưa

6 Hôm đó

8 ngay vào lúc đó

9 Chiều đó, hôm đó, vào mùa mưa 10 từ lúc đó, đến nay

11 Hôm đó, bây giờ, hôm đó, lúc đó, lần này 12 Bữa đó, cứ vài ngày

13 Tối đó, bây giờ, tối đó 14 Lúc này,

15

16 Trưa đó, bữa đó 17 Chiều hôm đó 18 Hôm đó, bây giờ 19

20 Đến lúc đó, hôm nay 21

22 Hôm đó, bây giờ

23 Bây giờ

24 Cho đến nay, bây giờ, hôm đó, hôm nay, lúc này, bây giờ 25 Bữa đó, hôm nay, hôm nay

26 Bây giờ

28

29 Đêm đó, Bây giờ, đêm hôm đó, khuya hôm đó 30 Hôm đó, bây giờ

31 Bây giờ

32 Những ngày này, bây giờ

33 Buổi sáng hôm đó, bây giờ, cho đến bây giờ, những lúc đó

34 Bây giờ

35

36 Năm nay, hôm đó, hôm nay, bây giờ

37 Lần này

38 Kể từ hôm đó, hôm đó, hôm đó

39 Tối đó, lúc đó, tối đó, đêm đó, bây giờ

41 Những ngày đó, bây giờ, bữa đó, lúc này, giờ này, mấy ngày nay, trong giây phút đó, nhưng lúc này, bây giờ, tối hôm đó

42 Sáng nay 43 Bây giờ

44 Sáng nay, hôm nay, hôm nay, bây giờ, bây giờ 45 Sáng nay, đến lúc này, bây giờ, tối nay

46 Năm nay, bữa đó 47 Đêm nay, bây giờ 48 Ngày hôm đó

49 Hôm đó , hôm đó, những ngày sau đó 50 Trưa đó, tối nay, bây giờ

51 Tối đó

52

53 Chiều nay

54 Bây giờ

Thời gian hiện tại xuất hiện 50 phần trong tổng số 56 phần của truyện dài

Ngồi khóc trên cây. Sau mười năm xa cách, Đông trở lại làng Đo Đo và một

lần nữa Đông lại được ngắm nhìn, được sống trong bầu không khí trong lành của quê hương vì thế rất nhiều từ ngữ chỉ thời gian hiện tại cũng là điều khá dễ hiểu. Thời gian trong truyện Ngồi khóc trên cây là thời gian tuyến tính nên trong truyện còn xuất hiện một loạt các cụm từ chỉ sự vận động của thời gian như: sau đó một tuần, sau đó một năm, sau ba năm, một hồi lâu, một lúc lâu, năm phút sau, một chốc sau, sáng hôm sau, hôm sau, hai ngày sau, ngày hôm sau, hai hôm sau, bốn hôm sau...Đó là những mắt xích liên kết liên kết các câu chuyện lại với nhau. Các câu chuyện cứ tuần tự diễn ra: Đông về thăm làng Đo Đo sau nhiều năm sống ở Sài Gòn; Đông gặp Rùa, lắng nghe những tâm sự của Rùa, cùng Rùa vào rừng; Đông biết Rùa là em họ của mình; sự đau khổ của Đông khi sống ở Sài Gòn nhưng vẫn nhớ thương hình bóng của “cô em họ” da diết; Đông bị bệnh ung thư và quyết tâm trở về làng Đo Đo lần nữa: Đông nói chuyện với bà nội con Rùa và phát hiện Rùa không phải em họ mình; Đông đau khổ khi nhận được tin Rùa đã chết; Đông nhìn thấy Rùa trong thung lũng mộng mơ trong lần vào rừng của hai anh em Thục và Loan. Tuy nhiên ở đây ta cần chú ý đến sự phân chia dung lượng thời gian cho mỗi trang văn. Quãng thời gian Đông trở về làng Đo Đo cho đến lúc anh trở về Sài Gòn chưa đầy ba tháng những được tác giả trải dài trên 176 trang giấy; từ thời điểm Đông quay về Sài Gòn đến khi trở về làng Đo Đo lần hai kéo dài ba mươi năm nhưng chỉ được triển khai trên 30 trang giấy (tức là trung bình một trang ứng với thời gian một năm ); năm tháng kể từ khi Đông trở về Sài Gòn trị bệnh đến khi quay trở về làng Đo Đo lần ba cũng chỉ được tác giả kể lại trong 9 trang giấy. Sự phân chia thời gian như vậy có thể là một dụng ý nghệ thuật đặc biệt của tác giả, tác giả muốn rút ngắn sự xa cách giữa Đông và bé Rùa nhằm giảm nhẹ sự đau khổ của hai nhân vật. Đồng thời sự “co”, “duỗi”

thời gian này cũng tạo nên những hiệu quả đặc biệt trong nhịp kể chuyện. Đồng thời lối miêu tả thời gian trôi chậm chạp từng phút từng giây hay sự dồn nén thời gian khi cần thiết cũng là thủ pháp độc đáo của những cây viết truyện hiện đại như Nguyễn Nhật Ánh.

Một đặc điểm về thời gian nghệ thuật thường gặp trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, đó là thời gian tuyến tính. Chuyển động theo dòng chảy của thời gian, câu chuyện cứ trôi đi lặng lẽ, lúc nhanh, lúc chậm khiến người đọc hồi hộp theo dõi câu chuyện cho tới cuối tác phẩm. Thời gian tuyến tính là kiểu thời gian truyền thống thường đã xuất hiện trong vô số các tác phẩm từ xưa đến nay. Sở dĩ người ta chuộng kiểu thời gian này vì nó dễ hiểu, không phức tạp và đặc biệt hơn là nó rất thích hợp với tư duy của độc giả nhỏ tuổi. Chính việc lựa chọn kiểu thời gian này cũng là một thành công trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh.

Ngồi khóc trên cây cũng là câu chuyện bắt đầu từ thời điểm hiện tại, tức là

khi Đông đã là một chàng sinh viên mười tám tuổi 56 phần. Ưu điểm của lối kể chuyện theo thời gian tuyến tính là cho phép tác giả kể tường tận, chi tiết và dễ hiểu về từng biến cố xung quanh cuộc đời của nhân vật.

Cách viết của nhà văn dung dị, dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Không chỉ trong những tác phẩm như Ngồi khóc trên cây, Tôi thấy hoa vàng

trên cỏ xanh mà hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều đi theo kiểu

trần thuật tuyến tính, từ mở đầu đến kết thúc là các sự việc nối tiếp nhau cho người đọc đến với thế giới tuổi thơ đầy lí thú. Đảo mộng mơ bắt đầu từ thời

điểm mà đống cát xuất hiện trên sân nhà Tin – lý do có đống cát là do bố của Tin mua về để xây nhà kho ở phía sau:

“Trong khi công trình xây cất chưa bắt đầu, vào một đêm tối trời nọ, Tin

nai nịt gọn gàng, một mình lẻn ra khỏi nhà đánh chiếm đống cát. Sau khi chiến đấu mệt nhoài với bọn hải tặc vô hình cuối cùng Tin đã đặt chân lên

đảo. À quên, đêm đó hòn đảo vẫn là đống cát. Chỉ đến khi Tin đào một cái mương nhỏ quanh đống cát, hì hục đổ nước vào đó thì biển mới xuất hiện và sáng hôm sau thì hòn đảo ra đời”.

Từ đó câu chuyện được tiếp tục phát triển bởi các phần tiếp theo.

Tin đã thuyết phục được mọi người công nhận đống cát là một hòn đảo. Đầu tiên là ba mẹ Tin, chị hai Tin, các bạn trong lớp, hàng xóm của Tin.

Ba đứa trẻ đã sung sướng tận hưởng cảm giác đi lạc vào một hòn đảo hoang cho đến khi công trình nhà kho của ba mẹ chuẩn bị được xây dựng thì nỗi buồn vô hình bao trùm lên chúng. Nhưng cuối cùng hòn đảo vẫn tồn tại vì ba Tin đã quyết định giữ hòn đảo cho con trai và các bạn của con. Thế là niềm vui đã trở lại với chúng. Đảo Rôbinson được đổi tên thành Đảo Cát và thế

giới mơ mộng của chúng tiếp tục được mở ra.

Thời gian hiện tại, sự triển khai cốt truyện theo tuyến tính đã trở thành đặc trưng cho nhiều câu chuyện viết cho thiếu nhi. Điều này có thể dễ dàng lí giải vì trong thế giới của trẻ thơ những từ ngày mai, hôm sau, thứ sáu, thứ bảy…đơn giản chỉ là những đại lượng chỉ thời gian thuần túy mà thôi, cuộc

sống của trẻ em đơn giản chỉ là một chuỗi ngày hiện tại. Nguyễn Ngọc Thuần - một nhà văn viết truyện thiếu nhi, cũng đã áp dụng thời gian nghệ thuật “đơn thuần” của trẻ em trong những tác phẩm của mình. dĩ, Vừa nhắm mắt

vừa mở cửa sổ thành công đến như vậy bởi vì Nguyễn Ngọc Thuần đã xây

dựng được cốt truyện trữ tình đơn giản, nhẹ nhàng mà đầy chất thơ. Cuốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Nhật Ánh (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)