2.1 .Thời gian hiện tại
3.1. Không gian bối cảnh xã hội và thiên nhiên
3.1.2. Đến không gian học đường sống động
Là nhà văn của trẻ thơ, lẽ đương nhiên, thế giới học đường với mái trường, lớp học được miêu tả qua các tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh hết sức sống động với các trò chơi nghịch ngợm, những tiết học, giờ ra chơi, các mối quan hệ bạn bè thân thiết…Tác giả đưa người đọc những chiếc vé trên hành trình trở về tuổi thơ một cách tự nhiên, chân thật. Cô gái đến từ hôm qua là câu chuyện diễn ra trên cái nền là không gian học đường: “Lớp học chỉ còn lèo tèo dăm ba đứa. Đứa nào đứa nấy chúi đầu vô làm bài viết lấy viết để, chẳng chú ý đến chung quanh. Cô Hường thì đang lui cui đếm bài. Khung cảnh rất thuận lợi cho việc thực hiện ý đồ “đen tối” của tôi”; “Ngồi trong lớp tôi luôn nhìn lên bảng như một học sinh mẫu mực” nhưng trong đầu thì luôn nghĩ đến Việt An; “tiếng trống tan học vừa vang lên, tôi vội vàng lỉnh ra ngoài, ôm cặp chạy vù một mạch” [4; tr.48]…Trong không gian lớp học diễn
ra sự chuyển biến về tâm lý của cậu học trò lém lỉnh Thư về mối tình học trò với cô bạn Việt An đáng yêu. Không gian lớp học hiện tại xuất hiện song song với không gian lớp học mẫu giáo thưở nhỏ của Tiểu Li và Thư tạo sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại.
Số chương Không gian lớp học quá khứ (gắn với câu chuyện của Thư và Tiểu Li)
Không gian lớp học hiện tại (gắn với câu chuyện của Thư và Việt An)
Chương 1 X
Chương 2 X
Chương 4 X Chương 5 X X Chương 6 X X Chương 7 X Chương 8 X Chương 9 X
Bảng thống kê trên mô tả sự xuất hiện của không gian lớp học ở mỗi chương. Do đây là câu chuyện đan xen quá khứ với hiện tại vì thế ta cũng nên xem xét riêng rẽ không gian lớp học quá khứ và hiện tại. Trong quá khứ, không gian lớp học chỉ xuất hiện 4 lần, còn trong câu chuyện của Thư và Việt An, không gian lớp học xuất hiện đến 7 lần (tức 7 chương trên tổng số 10 chương). Không gian lớp học quá khứ gắn với hai đứa trẻ Thư và Tiểu Li, đó chỉ là những đứa trẻ 4 đến 5 tuổi vì thế không gian lớp học hiện lên không nhiều và nó còn phải nhường cảnh cho những xung đột, sự phát triển tình cảm của hai nhân vật trên cái nền của không gian sân chơi, không gian khu nhà. Khi Thư và Tiểu Li “trưởng thành” (Tiểu Li chính là Việt An), Nguyễn Nhật Ánh tập trung khắc họa những câu chuyện về mối tình thuở học trò hồn nhiên, ngây thơ trên cái khung nền lớp học, vì thế không gian nghệ thuật lớp học chiếm ưu thế. Trường học là không gian gắn với những mối tình tuổi học trò. Nguyễn Nhật Ánh đã có những trang viết chân thực về mối tình của Việt An và Thư. Sự rung động đầu đời của những cô cậu học trò mới lớn, tâm trạng “yêu đơn phương” của cậu học trò nhỏ, vị quân sư về tình yêu chưa hề có bất cứ kinh nghiệm yêu đương nào, những bức thư tình “kiểu học trò” hiện lên một cách tự nhiên, sinh động trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Cùng một loại không gian nhưng hiện lên ở cả hai chiều quá khứ và hiện tại, nó cho ta thấy sự thay đổi suy nghĩ của hai đứa trẻ Thư và Tiểu Li, hay nói rộng hơn thì nó cũng chính là sự thay đổi của con người. Trong không gian lớp học quá
khứ, Tiểu Li luôn quan tâm chăm sóc, bảo vệ Thư, còn trong không gian lớp học hiện tại, Thư tìm mọi cách để Việt An chấp nhận tình cảm của mình nhưng luôn bị từ chối. Cùng trên cái nền không gian lớp học ấy nhưng những đứa trẻ đã đổi khác, chúng đã trưởng thành hơn về cả thể xác và tâm hồn, duy chỉ có tình cảm của chúng dành cho nhau là không hề thay đổi. Trong cuộc đời, ai chẳng từng trải qua một thời thơ ấu ngây dại như cậu bé Thư và cô bé Tiểu Li kia, ai chẳng từng có những rung động đầu đời hoặc tình yêu đơn phương với một ai đó vào thời điểm “người lớn chưa ra người lớn, trẻ con không ra trẻ con” như cậu bé Thư.
Nếu như trong Cô gái đến từ hôm qua, không gian lớp học xuất hiện dày
đặc và gần như trở thành phông nền cho mọi câu chuyện diễn ra trong tác phẩm, thì trong 12 chương của Cho tôi một vé đi tuổi thơ, không gian lớp học chỉ xuất hiện 2 lần. Trong cuộc đồng hành cùng nhân vật “tô” để khám phá cuộc sống học đường của một đứa trẻ tám tuổi, những độc giả người lớn sẽ được trải nghiệm cảm giác “mài đũng quần trên ghế nhà trường” một lần nữa, còn những độc giả nhỏ tuổi sẽ tự thấy hình ảnh phản chiếu cũng như sự tương đồng về suy nghĩ của mình trong suy nghĩ và hành động của cu Mùi. “Trong
lớp tôi luôn ngồi ở bàn chót. Ngồi bàn chót thì tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trò nghịch ngợm mà không sợ bị cô giáo phát hiện, những điều hấp dẫn nhất ở vị trí tối tăm đó là khi bị kêu lên bảng trả bài”. “Tôi chẳng thích giờ nào cả từ giờ toán, giờ tập viết đến giờ tập đọc, giờ chính tả. Tôi chỉ thích giờ ra chơi…Ra chơi có nghĩa là những lời vàng ngọc của thầy cô tuột khỏi trí nhớ nhanh như gió, hết sức trơn tru. Ra chơi nghĩ là được tháo cũi sổ lồng, là được tha hồ hít thở không khí tự do”. Trí tưởng tượng của trẻ em lúc
nào cũng rất phong phú và những đứa trẻ như cu Mùi cũng chẳng ngần ngại khi ngồi mơ màng liên tưởng đến chòm râu của ông ngoại con Tí sún hay chiếc mũ của chú Nhiên ngay trong giờ học, “tôi nhìn các con chữ một hồi thì
con chữ không còn là con chữ nữa mà thay vào đó vô số hình ảnh không biết từ đâu hiện ra lấp đầy tâm trí tôi”.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh sẽ không thể tái dựng đầy đủ cuộc sống
của đứa trẻ nơi thôn quê nếu thiếu đi không gian học đường. Không gian học đường góp phần thể hiện sự biến đổi trong tình cảm và nhận thức của Thiều. Bắt chước chú Đàn, Thiều tỏ tình với con Xin nhưng lá thư tình “nửa mùa” đó bị thầy Nhãn đọc được; rồi Thiều và bé Mận cứ ngày càng thân thiết sau mỗi giờ ra chơi “Ở trong lớp, tôi và con Mận ngồi các nhau ba dãy bàn, nhưng hễ
tiếng trống ra chơi vang lên, tôi lại chạy ra sân cặp kè với nó. Chơi ô ăn quan, chơi nhảy lò cò xây nhà chán, hai đứa chạy ra cổng trường hùn tiền mua chung một cây cà rem, nó cắn một miếng tôi cắn một miếng”.
Ngày càng trưởng thành, không gian hoạt động của những đứa trẻ lại càng được mở rộng. Bên cạnh không gian làng quê bình yên thì không gian học đường chính là dạng “không gian mở rộng” mà bất kì đứa trẻ nào cũng sẽ được trải nghiệm. Trên không gian đó, những đứa trẻ không chỉ bị hấp dẫn bởi những điều mới mẻ, những bài học thú vị, những người bạn, những thầy cô giáo mà trong tâm hồn của những đứa trẻ còn xuất hiện những rung động đầu đời nhẹ nhàng, xao xuyến đến khó tả.