Và một số mô hình không gian thiên nhiên khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Nhật Ánh (Trang 79 - 91)

2.1 .Thời gian hiện tại

3.1. Không gian bối cảnh xã hội và thiên nhiên

3.1.3. Và một số mô hình không gian thiên nhiên khác

Trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, ta thấy hình ảnh làng quê Việt Nam thật yên bình, gần gũi thân quen với trẻ thơ, đó là ngôi làng Đo Đo với quán nhỏ, triền đê, ngôi nhà bé lụp xụp, đằng sau bức tranh ấy có những cảnh đời vất vả lo toan gánh nặng cơm áo. Chính trong bối cảnh ấy, thế giới trẻ thơ được tái hiện sinh động với các trò chơi thú vị, những cuộc khám phá, chuyến phiêu lưu kì thú và cả những trải nghiệm sâu sắc để qua đó, các nhân vật đồng cảm, yêu thương chia sẻ với nhau, loại bỏ những ích kỉ cá nhân và thanh lọc tâm hồn hướng đến cách sống nhân văn hơn.

Nguyễn Nhật Ánh đã hơn một lần nhắc đến ngôi làng Đo Đo trong những tác phẩm của mình. Nguyễn Nhật Ánh gắn bó với làng Đo Đo – nơi “chôn nhau cắt rốn” trong tám năm đầu đời nhưng những kỉ niệm ở ngôi làng đơn sơ đó đã khắc tạc trong tâm hồn nhà văn. Chợ Đo Đo ở chỗ “quán gò đi lên” chỉ họp về đêm, với những quán tạp hóa nhỏ như một thế giới lộng lẫy sắc màu trong con mắt Nguyễn Nhật Ánh thuở còn thơ. Tên chợ xuất phát từ tích quan về đo đất, đo đi đo lại nên thành chợ Đo Đo. Cái tên thể hiện sự hồn nhiên trong quan niệm người dân, “sống dai dẳng như chính đất đai xứ sở, như

chính cuộc sống hồn nhiên của dân gian, không tốn giấy mực cho họp hành, nghiên cứu, hàn lâm”. Làng Đo Đo mang nét chung như mọi làng quê khác

trên dải đất hình chữ S nhưng vẫn có nét đặc trưng riêng với rừng sim, đồi trâm, những ngôi nhà nhỏ giản dị, giếng đá đầy rêu, với những thức quà giản dị như thị, như củ nén, những con người nghĩa tình... Tất cả trở thành nỗi nhớ sâu đậm, thành kí ức không phai để mỗi lần trở về, người con xa xứ rưng rưng nỗi niềm: “Mỗi lần về quê tôi (Nguyễn Nhật Ánh) lại bắt gặp trong mình sự

rung động, nhất là những lúc đi trên con đường làng quen thuộc thời ấu thơ. Lúc đó bao nhiêu kỷ niệm ùa về...”[22]. Những kỉ niệm ấy in bóng trong

những sáng tác của nhà văn, làm nên những trang văn xuôi đẫm chất thơ: “Hầu hết các trang văn xuôi thơ mộng nhất của anh đều gợi lên không khí

của một vùng miền quê yên ả” [22; 56].

Mắt biếc, Hoa hồng xứ khác, Còn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Đi qua hoa cúc, Ngồi khóc trên cây…đều xây dựng trên khung cảnh làng Đo Đo yên bình mà

thơ mộng. Làng Đo Đo được hiện lên với “dòng sông Kiếp Bạc, nắng đang

đùa giỡn với cát”; “đường quốc lộ ngoặt về làng chỉ có bảy cây số đường phẳng. Bảy cây số còn lại vẫn là con đường đất đỏ lồi lõm, mùa nắng xe nảy tưng tưng, mùa mưa bánh xe bị bùn gói kín, không nhúc nhích được”; “la cà theo dãy bìm bịm tím, hái trái dành dành và hoa dong riêng đỏ ối trên tay”;

“tiếng chèo bẻo đánh chẽo chẹt từng hồi nghe buồn nẫu ruột. Tiếng chim cu gù đâu đó từ những gò xa vắng lại chỉ làm tăng thêm sự tịch mịch của buổi trưa hè”…bức tranh thiên nhiên làng Đo Đo được vẽ lên bởi những nét đặc

biệt và tinh tế nhất. Hình ảnh làng quê có lẽ được xây dựng lên từ nỗi nhớ quê hương da diết của Nguyễn Nhật Ánh Tác giả đã từng trải lòng: “Tôi nhớ ngôi

chợ đêm lấp lánh ánh đèn, nhớ những đoàn xiếc lưu diễn thỉnh thoảng vẫn đến làng tôi và làm bọn trẻ con chúng tôi kiếp vía với những con trăn lớn quấn quanh cổ bọn người bán dạo. Tôi nhớ những cái giếng trên con đường cuối chợ ba tôi vẫn dẫn tôi đi tắm vào những đêm trăng sáng trên đường làng” [22; tr.22-23]. Quê nhà đã xa luôn trở đi trở lại như nỗi niềm day dứt,

trăn trở khôn nguôi. Nhà văn “thỏa nỗi nhớ quê của mình theo cách của

những người hành nghề bằng con chữ. Những kỉ niệm, những vùng đất, những gương mặt bạn bè ấu thơ thi nhau hiện lên trong hết cuốn sách này đến cuốn sách khác” [22; tr.24]. Kỉ niệm về làng Đo Đo gắn với quãng thời

gian tuổi thơ của nhà văn, quãng thời gian hạnh phúc nhất của nhà văn với sự hồn nhiên, vô lo vô nghĩ, vì vậy làng quê đã nhanh chóng trở thành một bộ mã cảm xúc trong những trang văn của Nguyễn Nhật Ánh. Nguyễn Nhật Ánh như đang muốn mời gọi bạn đọc cùng tác giả sống lại những kỉ niệm tuổi thơ, sống lại những cảm xúc “một thời ta đã” một lần nữa trong từng con chữ. Cậu sinh viên Đông trong Ngồi khóc trên cây trở về với làng Đo Đo là trở về với cả một bầu trời kỉ niệm tuổi thơ. Cậu nhớ những lần sang chơi nhà cô Út Huệ phải đi qua “cây cầu dây cheo leo, luôn đong đưa” mà mỗi lần qua cậu phải “nhắm tịt mắt, tay lần theo dây bám dò từng bước một”. Cậu nhớ lại những lần ba dừng lại trước đường ray để chỉ cho cậu xem đoàn tàu “tiếng còi tàu

văng vẳng, ngay sau đó một chiếc đầu đen sì, vuông vức, khói mù mịt phun ra từ chiếc ống cũng đen sì hiện ra sau một khúc quanh. Những toa sắt dài lê thê như một con rồng bằng kim loại sầm sập lao đến, mỗi lúc một lớn dần”. Làng

Đo Đo không chỉ mang lại cho Đông niềm vui mà còn cả nỗi buồn. Ta thấy làng Đo Đo hiện lên thật đẹp, cái làng Đo Đo được miêu tả chi tiết đó là làng Đo Đo của quá khứ và cả hiện tại. Trong 56 chương thì chỉ có 7 chương nói về cuộc sống của Đông khi trở lại Sài Gòn, còn 49 chương còn lại đều được xây dựng trên không gian làng Đo Đo. Tuy nhiên, làng Đo Đo đã gắn bó với Đông như một phần máu thịt, Đông rời xa làng Đo Đo nhưng những kỉ niệm về ngôi làng vẫn xuất hiện trong suy nghĩ của anh kể cả vô thức.

Lần 1: Trong chuyến xe trở về Sài Gòn, Đông mơ thấy cảnh Rùa giành nắp keng với Thục, thấy cảnh Rùa nhìn trộm Đông qua khe cửa, thấy những người thợ săn vây lấy con Rùa, thấy con Cổ Dài, con sóc xám (chương 30).

Lần 2: “Trong những giấc mơ nửa đêm về sáng tôi vẫn thấy tôi cùng con

Rùa chui qua thác nước với tiếng khọt khẹt của thằng Miếng Vá hiếu động”, “Tôi thấy tôi cùng nó ngồi bên cạnh con Tập Tễnh dưới những nhành lá thướt tha của cây tràm liễu để nghe nó thù thỉ kể cho con nai con câu chuyện chú lính đánh trống vùng Sardegna” (chương 33).

Lần 3: “Mẹ tôi không biết gì về chuyện tôi bỏ quên trái tim ở làng Đo Đo” (chương 34).

Lần 4: “Trong khi bay trên đôi cánh hạnh phúc, tôi dĩ nhiên không quên nghĩ tới con Rùa” (chương 49).

Như vậy, trong 7 chương kể về truyện nhân vật Đông trở lại Sài Gòn thì vẫn có 4 chương có sự xuất hiện của làng Đo Đo. Làng Đo Đo gắn liền với những kỉ niệm đẹp của Đông với bé Rùa, thứ tình yêu đầu đời mới chớm nở trong lòng cậu sinh viên này khiến cậu không thể không nhớ về ngôi làng này. Có thể nói rằng, làng Đo Đo đã trở thành sự “ám ảnh” về quá khứ trong lòng nhân vật Đông. Điều đó không chỉ thể hiện qua nỗi nhớ của nhân vật Đông về làng Đo Đo (gắn liền với những kỉ niệm với Rùa) khi trở về Sài Gòn mà còn

được biểu hiện qua việc Đông luôn nhớ một ngôi làng Đo Đo nữa trong quá khứ (gắn liền với những kỉ niệm ấu thơ của Đông).

Phần Ngôi làng Đo Đo gắn với kỉ niệm thời thơ ấu của Đông

1 - “Tôi nhớ mỗi lần qua cầu tôi phải nhắm tụt mắt, tay lần theo

dây bám dò từng bước một.”

- “Lần đó, chú Thảo đi phía sáu không kịp đưa tay tóm lấy tôi,

tôi đã rơi xuống dòng nước đang chảy xiết kia”.

- “Chú Thảo đã mất trong một mùa mưa, sau một cơn tai

biến”.

2 - “Hồi tôi còn bé, bé hơn Thục bây giờ, mỗi lần ba tôi chở tôi

ngang qua đây, thế nào ông cũng dừng xe lại, chờ đoàn tàu chạy ngang qua để chỉ cho tôi xem”.

3 - “Hồi bé tôi từng học thầy”. Đông nhắc lại những kỉ niệm khi

còn học môn thủ công của thầy Điền.

4 - “Hồi đó mỗi lần mẹ tôi rủ tôi về thăm ngoại là tôi hãi. Ông

ngoại tôi nuôi một bầy ngỗng thả rong trước sân để giữ nhà. Lần nào tới thăm ông cũng bị bầy ngỗng rượt chạy trối chết, không ít lần tôi bị ngỗng mổ vào bắp chân”.

17 - “Hồi bé tôi cũng thế. Cho tới lúc rời làng vào năm tám tuổi,

tôi chưa từng đọc một cuốn sách nào”.

- “Hồi chú Thảo còn sống, thỉnh thoảng chú mượn được của

ai đó một cuốn truyện. Chú đọc và sung sướng kể cho tôi nghe từng đoạn ngắn vào buổi trưa hai chú cháu nằm bên nhau trên chiếc phản rộng”.

24 - “Bốn năm trước tôi có về làng một lần. Lần đó, Thục mới

mười tuổi, bằng bé Loan bây giờ. Suốt ngày thằng nhóc quấn quít lấy tôi, đòi tôi chơi với nó”.

25 - “Hồi đó tôi rất mê những câu chuyện của chú Thảo. Chú

Từ bảng trên ta có thể thấy rõ từng mục cũng như từng kỉ niệm gắn với ngôi làng Đo Đo quá khứ của Đông khi còn là một đứa trẻ. Không chỉ Đông mà trong kí ức của bé Rùa cũng có một “ngôi làng Đo Đo hồi xưa” qua câu chuyện kể của người ông ngoại đã mất. Từ cuốn truyện tranh “Asterix và lưỡi hái vàng”, ông ngoại Rùa xây dựng lên câu chuyện về làng Đo Đo dưới thời Pháp thuộc với những nhân vật như bác Bụng Bự (làm nghề đục đá trên núi), bác Bông Gòn (là người duy nhất biết nơi cất giấu kho báu của nhà vua), bác Ria Vàng. Ông ngoại Rùa đã biến câu chuyện của Rene Goscinny thành câu chuyện về làng Đo Đo, để bồi đắp trong tâm hồn đứa cháu gái tội nghiệp tình yêu làng mạc, tình yêu quê hương đất nước. Như vậy, qua lời kể và hồi tưởng của nhân vật, làng Đo Đo của quá khứ, làng Đo Đo của thời xa xưa, làng Đo Đo của hiện tại cứ giao hòa, gắn kết vào nhau. Trong bức tranh của Nguyễn Nhật Ánh, không gian làng quê yên bình chính là khung cảnh, là nền mà tác giả sử dụng hết bút lực của mình để tô vẽ. Sự quan sát tỉ mỉ của một nhà văn kết hợp với trí tưởng tượng, hồi ức của Nguyễn Nhật Ánh đã giúp ông tái hiện thành công không chỉ làng Đo Đo mà còn giúp ông xây dựng những phông nền nhẹ nhàng để các nhân vật của mình tự do hoạt động và bộc lộ tâm lý, tình cảm, cảm xúc của mình.

Cuộc sống tuổi thơ của Thiều, Tường gắn liền với khung cảnh làng quê trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Những câu văn đặc tả khung cảnh làng quê đã khiến Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh có một sức hút kì lạ với độc giả. Làng quê đó khác với làng Đo Đo của Ngồi khóc trên cây, nhưng lại có những đặc điểm chung với mọi làng quê khác trên đất nước Việt Nam, đó là được bao trùm bởi màu xanh của cánh đồng, của cỏ, của cây cối, rực rỡ sắc màu và vô cùng yên bình. Bất cứ một nhà văn viết truyện thiếu nhi nào cũng biết rằng yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên là bản chất của tuổi thơ.

Có một điểm đặc biệt là bức tranh làng quê yên bình của Nguyễn Nhật Ánh còn xuất hiện rất nhiều nắng và mƣa. Nguyễn Nhật Ánh tả cảnh thiên nhiên, không chỉ bằng mắt nhìn mà bằng cả tâm hồn tinh tế. Và ông huy động triệt để tất cả các giác quan để cảm nhận từng tia nắng và cơn mưa của những ngày hè. “Nắng rớt xuống rất, rất dày, nhưng bị các nhành lá cản lại trên

cao. Vô số nắng nằm trên ngọn cây. Ở những khoảng trống, nắng tiếp tục rơi. Tôi ngồi duỗi chân trên cỏ, nghe nắng ấm xuyên qua lớp vải. Trước mặt tôi, dòng sông Kiếp Bạc, nắng đang đùa giỡn với cát”; “Tôi nhìn những bóng nắng run rẩy trên trang sách” (Ngồi khóc trên cây). Tác giả cảm nhận “nắng”

bằng cả thị giác, xúc giác, thính giác. “Nắng” hiện lên như một thực thể hữu hình, sống động và hồn nhiên như một đứa trẻ tinh nghịnh đang vô tư đùa giỡn với vạn vật xung quanh nó. Nắng trải dài trên những con đường, những khu vườn khiến mọi vật trở nên lung linh, lấp lánh, rực rỡ hơn gấp vạn lần. Trong cái nắng oi ả ấy những cơn mưa bất chợt luôn là những khoảnh khắc đẹp. Mưa tưới mát tâm hồn nóng nực của con người và vỗ về cỏ cây, hoa lá. Mưa cất giấu giùm ta bao kỉ niệm thời thơ ấu. Trẻ em thôn quê ai chẳng một lần được tắm mưa, nô đùa dưới mưa. Mưa dưới ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh đẹp nhưng không êm ả mà thật dữ dội “Mưa đã đổ xuống sầm sập. Tiếng

gió kêu u u, những hạt mưa to quất ràn rạt vào cành chuối dại…màn mưa mù mịt bên ngoài kẽ lá trên đầu, nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên đầu”. Đó là

những dòng văn sinh động miêu tả cảnh mưa trong cuộc dạo chơi đầu tiên của Đông và Rùa. Những cơn mưa đối với trẻ em thôn quê chính là niềm vui, sự hân hoan và phấn khích “những hạt mưa to rơi xuống sân bắn ngược trở lên

tung tóe, tưởng như ông trời đang vãi thóc”, “xưa nay những cơn mưa trái mùa bao giờ cũng đến từ những đám mây lơ đễnh”. Những cơn mưa bao giờ

cũng đẹp nhưng nó luôn gợi dậy những tâm sự, những nỗi niềm sâu kín trong lòng còn người. Tác giả không chỉ miêu tả những cơn mưa ban ngày mà còn

có cả những cơn mưa đêm. Mưa ban ngày vốn đã gợi nhiều kỉ niệm xưa cũ, mưa đêm lại là những cơn mưa vô hình đi vào giấc ngủ của mỗi con người nên vì thế mà càng âm u, day dứt, làm cho con người chìm dài trong những nỗi niềm mãi không nguôi “tối đó tôi đi ngủ trong tiếng mưa mỗi lúc một thưa

dần thỉnh thoảng nghe vọng vào tai những âm thanh rào rào vọng lại từ phía hòn non bộ, tiếng của vô số những giọt mưa trên cành cây sẩy tay té xuống mặt ao bèo khi một cơn gió tinh nghịch thổi qua”. Nguyễn Nhật Ánh vận

dụng hết tất cả các giác quan để cảm nhận và phân tích rồi vẽ nên bức tranh làng quê yên bình trong cơn mưa tỉ mỉ, tinh tế đến từng chi tiết nhỏ. Cơn mưa lũ dữ dội ập đến làng quê của Thiều trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh vào ngày mà “ve sầu vừa kéo đàn”: “Chiều chiều tôi ngồi trong nhà ngó ra, thấy

mây tụ lại từng bầy. Như đội quân đang điểm binh, mây kéo về tập hợp mỗi ngày một dày, chậm rãi nhưng quyết liệt, và khi đã giăng kín bầu trời với lượng nước ước chừng có thể làm trôi cả ngôi làng, mưa bắt đầu rơi. Buổi sáng mưa rơi tí tách, đến gần trưa bỗng vỡ òa như bầu trời đột ngột bị thủng. Suốt từ trưa đến tối, mưa chạy rầm rập trên mái tranh, nước dột tứ tung khiến nhà tôi không ai chợp mắt.”

Trong số các nhà văn thiếu nhi, chúng ta còn có thể bắt gặp những câu văn đầy thơ mộng về mưa trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần. Qua ngòi bút của anh cơn mưa vốn rất quen thuộc trở nên đẹp lung linh, huyền ảo mà đôi khi ta không nhận ra: “Nước mưa từ trên trời rơi xuống giếng thật đẹp. Mặt

nước cứ loang loang như có nhiều con cá đang đớp mồi bên dưới”. niềm mãi

không thôi. Cậu bé trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ có sở thích chui vào

chăn để nghe tiếng mưa đêm: “Những ngày mưa, tôi hay chui vào đống chăn

tìm hơi ấm. Tôi tìm bóng tối nữa. Thật thú vị, nhìn mà cứ như không nhìn…Những cơn mưa trong bóng tối cũng vậy, sẽ không ai biết là đang có mưa nếu như không nghe tiếng rào rạt trên mái nhà”.

Làng quê cũng là không gian xuất hiện trong nhiều sáng tác cho thiếu nhi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Nhật Ánh (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)