2.1 .Thời gian hiện tại
3.2. Không gian tâm tƣởng
3.2.2. Không gian miền cổ tích
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã gieo vào tâm hồn trẻ thơ những hạt giống của niềm tin, ước mơ và hi vọng thông qua những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, khung cảnh thần tiên- nơi thiên nhiên và con người giao hòa với nhau trong mối thân tình. Trong không gian ấy, những điều khó tin như trong truyện cổ tích diễn ra trong sự ngỡ ngàng của nhân vật, đem lại cái kết bất ngờ và xúc động, giọng điệu trần thuật thấm đẫm chất trữ tình.
Không gian khu rừng trong Ngồi khóc trên cây cảnh vật thiên nhiên, các con vật trong rừng hiện ra một cách sống động giống như cảnh thần tiên trong các câu chuyện cổ tích. Nhân vật tôi đã nghe thấy giọng hát trong trẻo, và trông thấy dáng hình của Rùa. Một cái kết đẹp như mơ đối với hai nhân vật. Không gian khu rừng vừa là không gian thực mà cũng là không gian ảo. Trong dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, ta thấy khu vườn hiện lên gắn liền với những lời hù dọa của người lớn về một không gian đầy “nguy hiểm, độc
địa, chết chóc. Rừng có rắn rết, có những con trăn lớn, có cọp beo. Và có những con ma. Và những con ma nhảy nhót bên cạnh những con quỷ rừng”.
Chú Thảo - người chú thân thiết nhất với nhân vật “tôi” cũng dọa rằng nếu vào rừng con sẽ “không bao giờ có dịp nhìn thấy ánh sáng mặt trời”. Người lớn không muốn điều nguy hiểm có thể xảy đến cho đứa con, đứa cháu của họ nhưng cũng chính vì thế những lời nói của họ đã tạo nên sự ám ảnh trong tâm hồn những đứa trẻ ngây thơ về một nỗi sợ hoàn toàn không có thực. Người lớn đã buộc các em trong nỗi sợ hãi vô hình nhằm ngăn cản các em khám phá thế giới tự nhiên gần gũi xung quanh các em. Nhân vật “tôi” có lẽ sẽ không bao giờ biết khu vườn kì dị kia tươi đẹp biết bao nếu không đồng hành với Rùa trong mùa hè năm đó.
Một khu rừng cổ tích đẹp đến mê hồn đã dần dần được phác họa hoàn chỉnh dưới ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh. Những câu văn miêu tả về khu vườn đơn giản, nhẹ nhàng, Nguyễn Nhật Ánh cũng chỉ sử dụng những từ ngữ gần gũi, đơn giản chứ không hề khoa trương, khó hiểu. Đây là một trong những điểm khiến tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh có thể tiến lại gần nhiều thế hệ độc giả ở mọi lứa tuổi và dành được sự yêu mến của họ. Cánh rừng được miêu tả theo trình tự không gian từ xa đến gần: “Tôi lo lắng nhìn về phía
cánh rừng xa nơi những ngọn đồi tạo ra vô số những con hẻm nhỏ phủ kín lá xanh. Bên trên các bụi cây thấp và mớ dây leo chằng chịt bọc kín chân đồi,
những thân cây tôi không biết tên trông giống như những cánh tay khổng lồ đang rướn lên cao và quẹt điên cuồng cành lá vào những đám mây lúc này đã rất giống bùn lầy, ủ ể và xám xịt, càng lúc càng sà xuống sát đỉnh đồi”; “Từ xa tôi đã có thể nhìn thấy cánh rừng bắt đầu từ con hẻm luồn giữa những ngọn đồi rợp lá xanh. Những thân cây gần nhất có màu xanh, nhưng tôi không thể nói như thế về những cây cối nằm sâu trong rừng. Ở quãng giữa, rừng như phát sáng, những hàng cây trông giống những ngọn nến trắng, tôi thấy có khói màu xanh lơn bốc lên”; “Không khí trong rừng hoàn toàn khác bên ngoài khiến tôi có cảm giác vừa bước vào một nơi rất xa thế giới tôi đang sống. Những hơi mát dễ chịu ngấm vào da tôi, dù chúng tôi vừa băng qua một khoảng rừng thưa đầy nắng”; “Bên cạnh những loại cây tôi không biết tên, thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp những cây chuối dại, những cây dừa hoang mọc rải rác trên sườn đồi. Những loại cây quen thuộc này tạo cảm giác tôi vẫn chưa cách ly hẳn với thế giới bên ngoài và điều đó giúp lòng tôi yên tâm được một chút”; “Càng đi sâu, rừng càng dày. Tới một lúc, lá trên đầu tôi bắt đầu kết thành vòm và tôi thích thú một cách sợ hãi khi chốc chốc lại phát hiện những thân cây có hình thù cổ quái”; “Con Rùa dẫn tôi theo con đường mòn do những người thợ săn và những người hái củi vạch ra trên cỏ có lẽ từ lâu lăm, những lỗi đi đó càng xa càng mờ dần và tới một lúc tôi không còn nhìn thấy nữa”. Càng đi vào sâu bên trong khu rừng, nỗi sợ ám ảnh nhân vật “tôi”
khi còn nhỏ lại càng lớn dần. Trái ngược lại tâm trạng của nhân vật “tôi”, cô bé Rùa tiến vào rừng không chút sợ hãi. Sự trái ngược về tâm lý này là hoàn toàn dễ hiểu, “tôi” tuy đã là người lớn nhưng vẫn luôn bị nỗi sợ trẻ con về khu rừng ngày nào vẫn xuất hiện trong tâm trí của nhân vật “tôi”, còn Rùa - một cô bé cô độc, luôn chịu sự ghẻ lánh của đám trẻ con trong làng lại coi khu rừng là ngôi nhà thứ hai của mình, cô bé xem những động vật trong rừng như những người bạn.
Khu vườn cổ tích thơ mộng nhanh chóng mở ra trước mắt nhân vật “tôi”, trước mắt người đọc sau “màn nước giống như một miếng voan trắng, phủ kín
sườn đồi lởm chởm những bụi cây thấp, ở vài chỗ lá nhúng cả xuống mặt nước”. Lối đi sau thác nước đã dẫn “tôi” đến một cái hang kì lạ, đi hết cái
hang này là “một thung lũng nên thơ với những loại cây thấp và rất nhiều hoa
bướm dại, hoa đuôi diều, hoa sao và các bụi cúc ngũ sắc mọc dọc các khe nước nhỏ chảy len lỏi giữa các kẽ đá trước khi róc rách buông mình xuống những chiếc hồ nhỏ ngập hoa tím nằm rải rách giữa thung”. Dường như “tôi”
chính là Alice và Rùa chính là con thỏ đã đưa Alice đến xứ sở thần tiên với biết bao điều diệu kỳ. Nếu xứ sở thần tiên của cô bé Alice có những con vật biết nói, có những quân bài biết đi…thì thung lũng cổ tích của cô bé Rùa cũng có những con thú nhỏ hiểu tiếng người (như con khỉ Miếng Vá, con nai Tập Tễnh…) và Rùa cũng là một cô bé kì lạ khi có thể nói chuyện với mọi loài động vật. Rùa là một người bạn đáng tin cậy đối với các con thú nhỏ: con sóc xám “với chiếc đuôi thật đẹp”; con chồn “đi những bước rụt rè, chiếc đuôi dài
quét đất làm vang lên những tiếng sột soạt mỗi khi băng qua đám lá khô”;
những con nhím; thằng Miếng Vá là một con khỉ “với chỏm tóc màu đen ngộ nghĩnh giữa trán…Mỗi khi Rùa xuất hiện là những con thú yếu ớt trong khu rừng này lại không ngần ngại mà theo chân cô bé đến nơi trú ẩn an toàn có thể tránh những chiếc bẫy của bác thợ săn trong làng. Rùa có một giao cảm mãnh liệt với các loài vật, cô bé thấu hiểu và giàu lòng yêu thương động vật. Có lẽ chính vì vậy mà cô bé có thể nói chuyện với những con vật khác, điều mà Thục đã thử nhưng không thể làm được.
Khi khai thác không gian này, Nguyễn Nhật Ánh còn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Trong khi cô bé Rùa luôn tìm cách để bảo vệ các con vật trong khu rừng bằng cách phá bẫy của những người thợ săn, đổ nước vào ống thuốc súng của thợ săn, dẫn những con vật đáng yêu đến nơi trú
ẩn an toàn thì những người thợ săn kia vẫn tiếp tục vào rừng săn thú. Tuy nhiên, sự thức tỉnh lương tri của con người đã được Nguyễn Nhật Ánh thể hiện trong đoạn cuối của truyện Ngồi khóc trên cây khi những người thợ săn trong làng đồng loạt “gác kiếm”, từ bỏ nghề săn bắn để kiếm sống, ông Bốn Lai mở tiệm sửa đồng hồ, ông Hai Sắn và ông Bảy Thành hùn vốn mở quán ăn dưới chợ Kế Xuyên, chú Ngãi chạy xe tải ở Tam Kỳ. Sự thật đằng sau cái chết của ba con Rùa chính là liều thuốc đã vực dậy lương tri bị che lấp bởi đồng tiền của những người thợ săn này. Thiên lương của con người vẫn luôn tồn tại trong con người, ông Bốn Lai sau khi vứt bỏ cây súng săn của mình “nom hiền hậu hơn” trước đây.