2.1 .Thời gian hiện tại
2.1.1. Thời gian hiện tại với những trò chơi thú vị
Trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, tác giả cũng đã mượn thời gian hiện hiện tại để nói lên cuộc sống thơ ấu của Thiều. Đó là bức tranh chân thực về cuộc sống của trẻ em. Thời gian hiện tại mở đầu tác phẩm bắt đầu từ thời điểm chú Đàn xem hoa tay cho Thiều, tiếp đó hàng loạt các nhân vật xuất hiện với những câu truyện riêng về họ: chị Vinh, thằng Tường, thầy Nhãn, thằng Sơn, con Mận, căn gác nhà con Mận; những vất vả lo toan của người mẹ trong cảnh nghèo; sự hiểu lầm của Thiều với Tường và Mận; chuyện Nhi nhà ông Tám Tàng bị điên…và kết thúc là phần 81 “tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh”. Từ hiện tại Thiều ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ, nó mộng mơ về một tương lai
xa xôi - ở đó có nhiều khả năng có thể xảy ra. Trong suốt 81 chương truyện, các trò chơi thú vị của tuổi thơ đều đi cùng với thời gian hiện tại. Đó là những buổi chiều bắt ve khiến mặt mày đỏ lơ đỏ lưỡng, đầu tóc xác xơ của hai anh em Thiều và Tường “hai anh em trốn ngủ trưa lẻn ra sau hè cầm que đi rảo
dọc các bờ rào để ngóng tìm lũ ve đang đồng ca râm ran trên các tàng cây”[8,tr 26]. Đó là những trò chơi dân gian mà đứa trẻ làng quê nào cũng
Sau mỗi trang văn của Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là những trò
chơi thú vị của nhóm bạn. Thế giới của trẻ thơ ngoài những hoạt động ở trường, ở nhà còn gắn với những trò chơi trẻ thơ với lũ bạn cùng xóm. Dưới sự quan sát của mẹ, cu Mùi chỉ dám chơi những trò mà cậu cho là của con gái như nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê. Nhưng trò chơi được yêu thích nhất trong con mắt của cu Mùi và những người bạn là trò chơi đóng vai. Bắt chước người lớn là bước đầu tiên của trẻ em khi bắt đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh, đối với trẻ em, người lớn đóng vai trò như những tấm gương cho trẻ em noi theo và học tập. Trò chơi đóng vai xuất hiện trong những cuộc tụ tập của cu Mùi đã khiến cuộc sống của những đứa trẻ nơi thôn quê trở nên thú vị và lấp lánh những màu sắc tươi mới. Cu Mùi, Tí sún không đợi khi lớn lên mới trở thành những ông bố bà mẹ tuyệt vời mà đã trở thành ông bố bà mẹ của Hải cò và Tủn khi mới tám tuổi. Dưới con mắt trẻ thơ, mọi thứ đều có thể xảy ra, mọi quan niệm cũ đều bị phá bỏ, trẻ em tự tạo nên những giá trị mới bằng sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của mình. Mặc dù đó chỉ là một trò chơi của trẻ con nhưng nó cũng thể hiện những ước muốn của trẻ thơ về những việc chúng muốn làm như ăn cơm không đúng giờ, đánh lộn không bị bố mẹ đánh mắng. Hải cò sau ngày đầu tiên chơi với sự ngỡ ngàng đã háo hức đến lượt đóng vai ba đến độ: “Tối hôm trước Hải cò chắc thao thức suốt
đêm, chờ trời sáng. Sáng ra tôi thấy mắt nó đỏ kè”[3; tr.24]. Ngay cả Tí
sún vốn hiền lành và chậm chạp cũng kịp thích ứng với trò chơi thú vị này để buông giọng thở dài thiểu não, dạy “con mình” – Hải cò đóng vai: “Mày là con vẹt hả? Bảng cửu chương bảo gì mày nghe nấy là sao? Thế
mày không có cái đầu à?”[3; tr.26]. Không chỉ đóng vai những thành viên
trong gia đình, lũ trẻ còn tạo ra một phiên tòa đặc biệt để xét xử người lớn, trong đó Hải cò và Tủn được đóng vai quan tòa, còn cu Mùi và Tí sún đành đóng vai bị cáo – cha mẹ. Trò chơi đóng vai này không chỉ đóng vai trò như cơ hội “hiếm có” để những đứa trẻ tìm lại sự công bằng trong cuộc sống
mà chúng nghĩ đầy rẫy những bất công; mà còn thể hiện được tình yêu thương vô bờ bến của con cái đối với bố mẹ mình. Việc say xỉn của ba Hải cò, việc mua chiếc áo xanh của mẹ con Tủn và tật nói dai của các bà mẹ đều được đưa vào phiên tòa đặc biệt này. Phiên tòa hiện hữu đó chính là hình ảnh phản chiếu của phiên tòa đang diễn ra trong tâm hồn của mỗi đứa trẻ. Trẻ em là như vậy đấy, có đôi khi chúng than phiền, chúng trách móc những việc làm của bố mẹ mình và cho rằng bố mẹ đang quá hà khắc với chúng; nhưng chúng vẫn thầm nhận ra rằng: “Rủi ba có mệnh hệ gì thì vợ con bỏ cho ai nuôi? –
Hải cò quát lớn nhưng giọng nó chuyển qua nghèn nghẹn như bị ai bóp mũi, chắc nó chợt hình dung đến cảnh chẳng may nó mồ côi cha” [3; tr.32].
Trẻ thơ biến tất cả trở thành trò chơi, kể cả việc học. Cu Mùi trong Cho
tôi xin một vé đi tuổi thơ đã từng chơi trò trở thành trò ngoan để chứng minh
cho ba mẹ thấy “làm ba mẹ hài lòng là việc vô cùng đơn giản mà bất cứ đứa
trẻ nào nếu muốn cũng đều làm được” [3; tr.47]. Cu Mùi “chí thú sưu tập hết điểm mười này đến điểm mười khác và ngày ngày sung sướng bơi trong những tiếng trầm trồ của tụi bạn” [3; tr.48]. Tuy nhiên một trong những đặc
điểm tính cách của trẻ em là rất chóng chán, cu Mùi cũng vậy, sự vui thích với việc học của cậu không kéo dài được lâu chỉ vì bỗng nhiên cu Mùi “đâm chán”. “Nếu ngày nào tôi cũng thuộc bài vanh vách, cũng kiếm được những
điểm mười một cách dễ dàng thì cuộc đời tôi lại rơi vào một sự đơn điệu mới, cũng tẻ nhạt hệt như những ngày tôi tích cực sưu tầm những điểm 4, điểm 5”
[3; tr.49]. Việc trở thành trò ngoan đối với cu Mùi là một trò chơi nên nó không còn thú vị khi chỉ còn là sự lặp lại tẻ nhạt. Cho tôi một vé đi tuổi thơ sử dụng những trò chơi tuổi thơ như một thủ pháp đặc biệt để gợi mở thế giới tuổi thơ, Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng một cánh cổng huyền ảo dẫn người đọc tiến sâu vào tâm hồn cu Mùi, hay chính là tâm hồn của nhiều đứa trẻ khác và cũng chính là tâm hồn của chính bản thân độc giả khi còn là một đứa trẻ.
Trò chơi cũng trở thành chiếc cầu nối tình bạn, trở thành những giọt sương sớm mai vun đắp cho tình bạn của Thư và cô bé Tiểu Li đơm hoa kết trái. Cô gái đến từ hôm qua là những trang hồi ức về những trò chơi tuổi thơ của Thư và Tiểu Li. Tình bạn của hai đứa trẻ bắt đầu và cứ thế lớn dần lên cùng những trò chơi ấu thơ. Đôi bạn hờn giận nhau nhưng chúng hàn gắn lại tình bạn một cách đáng yêu qua những trò chơi. Cậu bé đứng ở cột nhà trông sang Tiểu Li đang chơi ô quan một mình. Kẻ nhìn trộm bị bắt gặp muốn bỏ đi nhưng “chân tôi lại không chịu tuân theo ý nghĩ của tôi, nó nhúc nhích mấy
cái rồi đứng yên tại chỗ” [4; tr.31]. Cậu bé ấy muốn làm hòa, song vẫn còn
ngại ngùng, chút giận dỗi trẻ con nên chỉ cần cô bé nhìn sang cười tươi và hỏi “Anh có biết chơi ô quan không?... Qua đây chơi với em” là bao nhiêu hờn giận tan biến hết: “Không đợi nó mời đến lần thứ hai, tôi chạy vụt qua, lòng
sung sướng vô cùng… tôi cảm thấy lòng mình vô cùng nhẹ nhõm hệt như tôi với Tiểu Li chưa hề giận nhau bao giờ” [4;tr.35].
Trong truyện, ta thấy ít xuất hiện những thời gian sự kiện, biến cố lớn lao mà chủ yếu là các câu chuyện vụn vặt xoay quanh thế giới tuổi thơ gắn với các trò chơi thú vị, những cảm nhận hồn nhiên của các em về cuộc sống, những rung cảm trong sáng chớm nở…Đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh, người đọc chợt nhớ về một thời hồn nhiên, ngây thơ của mình, cái thời chúng ta chẳng phải bận tâm gì về thời gian, cái thời mà người lớn chưa bị cuốn vào những vòng xoay bất tận của cuộc sống với vô số những lịch trình như đi làm, nấu cơm, chăm sóc con cái…Thời gian của trẻ thơ được đo bằng một thước đo kì lạ mà chưa có nhà khoa học nào có thể chế tạo ra được. Khi đó các mùa trong năm không phải là xuân, hạ, thu, đông mà “mùa giấy kính”, “mùa nắp
keng”, “mùa cọng dừa”, “mùa bao thuốc lá”, “mùa thả diều”, “mùa chong chóng”. Đối với bọn trẻ làng Đo Đo trong Ngồi khóc trên cây, một năm có tới
“đứa lớn nhất trong bọn khởi xướng. Có khi thằng đầu lĩnh này do chán trò chơi cũ hoặc do thua sạch vốn liếng liên gian lận bằng cách tuyên bố kết thúc một mùa sớm hơn thường lệ khiến các loại tiền tệ như nắp keng hay bao thuốc lá trong chốc lát bỗng hóa thành vô dụng” [10; tr.27]. Khi được Thục
rủ xuống chợ Kế Xuyên lượm nắp keng, Đông đã bất giác nhớ về quãng thời gian tuổi thơ của mình khi “áp tờ giấy kính màu vào mắt, rồi ngoẹo cổ quay
đầu nhìn về bốn phía, thích thú khi thấy mái nhà màu vàng, con gà màu vàng, con chó màu vàng, con mèo màu vàng, cây me ngõ nhà chú Thảo cũng màu vàng. Một lát, tôi thay tờ giấy kính xanh để lại lâng lâng thấy mái nhà màu xanh, con gà màu xanh, con chó màu xanh, con mèo màu xanh, cây me trước ngõ nhà chú Thảo cũng màu xanh. Trong thời gian đó, đứa nào có nhiều giấy kính nhất là đứa giàu nhất làng”[10; tr.28]. Vào mùa giấy kính, giấy kính
bỗng trở thành một loại tiền tệ lưu hành riêng trong thế giới trẻ thơ “một tờ
giấy kính có thể đổi được năm mươi cọng dây thun đeo tay. Hai tờ giấy kính đổi được mười viên bi, hoặc có thể thuê bạn bè chép bài giùm suốt buổi học”
[10; tr.28]. Đối với các em, thời gian của năm, tháng, mùa, ngày, đêm đều được “mã hóa” lại qua lăng kính trẻ thơ với cách gọi mùa rất độc đáo.