2.1 .Thời gian hiện tại
2.2. Thời gian quá khứ
2.2.1. Thời gian quá khứ với những dòng hồi tưởng
Thời gian quá khứ là thời gian “đã xảy ra”, so với hiện tại của nhân vật, thường được biểu hiện qua dòng hồi ức hồi tưởng của nhân vật. Hồi tưởng
quá khứ chính là biểu hiện của đời sống nội tâm. Tâm lí nhân vật khi vui cũng như khi buồn đều hướng về quá khứ. Có quá khứ đẹp khiến nhân vật tiếc nuối, lại có quá khứ đau buồn khiến nhân vật xót xa, hiểu thêm thực tại. Thời gian quá khứ thường xuất hiện trong tác phẩm khi nhân vật trải qua những biến động nào đó trong cuộc đời hoặc bỗng nhiên bắt gặp những điều kiện ngoại cảnh làm họ sống lại những cái đã qua trong tiềm thức. Lấy thời gian quá khứ để tổ chức kết cấu nghệ thuật trong một số tác phẩm, Nguyễn Nhật Ánh đã đạt được những hiệu quả thẩm mĩ mong muốn khi xây dựng hình tượng nhân vật.
Trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, nhà văn có xu hướng nhớ về kỉ niệm quá khứ thời niên thiếu, nổi bật trong số đó có thể kể đến như Ngồi khóc trên cây, Cho tôi một vé đi tuổi thơ và Cô gái đến từ hôm qua. Người kể
chuyện trong đó thường là nhân vật chính "tôi" kể lại thời nên thiếu của mình. Hồi ức tuổi thơ hiện lên một cách sống động với tất cả những ngây dại, hồn nhiên của tuổi nhỏ, những rung động đầu đời tuổi mới lớn, những kỉ niệm học trò không thể nào quên. Từ dòng hồi tưởng miên man của kí ức tuổi thơ, nhà văn làm sống lại những cảm xúc chân thành từ nỗi nhớ da diết, sự nuối tiếc, khát khao sống lại cảm xúc tươi trẻ, vô tư đến khát vọng mong muốn quay lại tuổi thơ.
Trong các tác phẩm, lấy điểm tựa là hồi ức, Nguyễn Nhật Ánh đã ngược dòng trở về quá khứ, kiếm tìm và chiêm nghiệm cái “tôi” của quãng đời “một
đi không trở lại”. Khoảng cách thời gian với tầm nhìn văn hóa, sự từng trải
của chủ thể hồi ức trong hiện tại khiến sự chiêm nghiệm, suy tư càng trở nên sâu sắc. Trong lời giới thiệu truyện Hạ đỏ, Nguyễn Nhật Ánh ghi rằng: “Tôi cho rằng trái tim con người vẫn mãi mãi thuộc về làng quê, ngay cả khi làng quê đó đã biến mất khỏi mặt đất”. Cái “tôi” của tác giả vẫn luyến nhớ không
được bắt đầu từ kì nghỉ của “tôi” khi trở về thăm quê, để rồi nảy sinh những tình cảm tốt đẹp. Làng Đo Đo là nơi ươm mầm cho tình yêu thiên nhiên và những xúc cảm rung động đầu đời của Đông (Ngồi khóc trên cây). Ngồi khóc
trên cây là câu chuyện tuổi thơ được kể với một tâm thế của một người trưởng
thành vẫn mang theo mãi sự tiếc nuối, buồn thương man mác về thuở ấy nhiều kỉ niệm. Điều này được thể hiện qua những từ ngữ như: Hồi bé, năm tám tuổi, hồi chú Thảo còn sống, ngay từ bé, từ bé, hồi đó...Chúng ta có thể
thấy rõ hơn sự “thống trị” của thời gian hồi tưởng trong Ngồi khóc trên cây
qua bảng thống kê sau:
Phần Từ ngữ chỉ thời gian quá khứ trong Ngồi khóc trên cây
1 Hồi bé, lần đó, thoáng đó mà đã xa rồi, vào mùa mưa năm đó, nhớ lần đó, lúc còn ở làng
2 Hồi tôi còn bé, hồi bé tôi từng học thầy, từ khi con trai chết, hôm qua, cách đây một tuần
3 Năm ngoái
6 Hồi bé, từ bé, hồi đó, hồi bảy tuổi, trong 8 bốn năm đó, hôm trước
9 Thời tôi còn bé
11 Hồi sáng, lúc em còn bé 13 Năm ngoái
15 Tối hôm qua, tối hôm qua
17 Hồi bé, vào năm 8 tuổi, hồi chú thảo còn sống, trong mười năm sống ở Sài Gòn
18 Cách đây mấy ngày, suốt tám năm tuổi thơ, ngay từ bé 19 Lúc nãy
22 Hôm trước, xưa nay, đầu óc tôi từ bé
23 Khi nãy, ngay từ bé, đã mười năm trôi qua, cách đây vài ngày 24 Mười năm qua, bốn năm trước , hôm trước, hôm trước
25 Hồi bé ở làng, hồi đó, ngày xưa 26 Hôm trước
28 Hồi trưa
29 Lúc tối, tối hôm qua
30 Hôm trước, tối hôm qua, năm tám tuổi, cách đây mấy ngày, tối hôm qua
31 Hôm nào 32 Đời trước
34 Hồi mới vào trường, lúc đó tôi bảy tuổi, trước đây 35 Năm nào, hồi bé
36 Hôm qua, ba năm trước, lúc nãy 37 Năm nào
38 Vào đêm trước ngày ông Bốn lai vào rừng 39 Ba năm về trước, lần trước
41 Đêm hôm nào, tối hôm qua, tối hôm kia 42 Đêm hôm qua, hồi ba năm về trước 43 Bốn mươi năm về trước
44 Ngày trước, hôm trước, năm nào, trước đây, cách đây ba năm về trước
45 Sáng hôm qua, nếu trước đây, sau buổi sáng hôm qua 47 Lúc nãy, tối hôm qua, hôm qua
49 Đã năm tháng trôi qua
50 Hôm trước, hôm nào, mới có năm tháng trôi qua 51 Đêm hôm nào
52 Hồi trước, trước đây
53 Hôm qua, cách đây ba năm, hồi trước, một thời gian dài trước đó 56 Những ngày qua
Từ bảng trên ta thấy rằng thời gian quá khứ xuất hiện 40 phần trên tổng số 56 phần. Tác phẩm là một chuỗi hồi ức, những kỉ niệm về thời thơ ấu của Đông, của Rùa và cuộc tình nhẹ nhàng nhưng đầy cảm động của Đông và Rùa. Tính chất hồi ức chi phối giọng điệu kể chuyện, hồi ức tạo thành một mạch chảy ngầm xuyên suốt và gắn liền với thời gian hiện tại diễn ra trong tác phẩm. Qua truyện dài Ngồi khóc trên cây, chúng tôi thấy rằng: Thứ nhất, do tính chất hồi ức nên vấn đề thời gian nghệ thuật được thể hiện ở đây rất đậm đặc. Thứ hai, cái nhìn hồi cố của nhân vật ở hiện tại vừa cho ta thấy kí ức của nhân vật về làng Đo Đo, vừa giúp người đọc hình dung sự biến đổi của làng Đo Đo theo thời gian. Thứ ba, tác phẩm cũng đánh dấu một bước đổi mới về nghệ thuật trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam trên phương diện tổ chức thời gian nghệ thuật.
Trong truyện, những chi tiết về quá khứ bất chợt ùa về có khi ngẫu nhiên, vô tình, có khi lại là do sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Lặng ngắm dòng sông Kiếp Bạc, kí ức về cây cầu tre “cheo leo, luôn đong đưa” vô tình xuất hiện trong kí ức của Đông. Hay đưa Thục xuống chợ Kế Xuyên để lượm nắp keng, Đông chợt nhớ về sáu mùa mà trẻ con làng Đo Đo ai cũng biết, nhớ về những lần “áp tờ giấy kính vào mắt” để tận hưởng sự biến đổi màu sắc qua tờ giấy kính. Nhìn đoàn tàu chạy, Đông bất giác nhớ “về những kỉ niệm với
ba, mỗi lần ngang qua đây, thế nào ông cũng dừng xe lại, chờ đoàn tàu chạy ngang qua để chỉ tôi xem”. Đó là những hồi tưởng chịu sự tác động của yếu tố
ngoại cảnh, tuy nhiên có hai mảng kí ức “ăn sâu” trong trí óc của Đông, kỉ niệm với chú Thảo và với Rùa là những mảng kí ức đó. Chú Thảo là người bạn thân thiết gắn bó với Đông trong suốt tám năm tuổi thơ tại làng Đo Đo. Người thân và cũng là người bạn đó là người đã “sung sướng kể cho tôi nghe
từng đoạn ngắn vào những buổi trưa hai chú cháu nằm bên nhau trên chiếc phản rộng ghép bằng bốn miếng ván để chờ giấc ngủ kéo đến” [10; tr.27].
Rùa là mối tình đầu của Đông, người ta thường nói rằng, mối tình đầu là mối tình sâu đậm nhất, dù mối tình này có thành hay không thì nó sẽ luôn in đậm trong tâm hồn của mỗi con người. Vì thế, sau khi rời làng Đo Đo những kí ức về Rùa thường xuyên xuất hiện trong dòng suy nghĩ của Đông, trong những giấc mơ của Đông mỗi đêm. Quá khứ của Đông cũng như những con người bình thường khác, có cả niềm vui và nỗi buồn. Quá khứ về Rùa cứ trở đi trở lại trong tâm trí Đông suốt ba năm khi anh ở Sài Gòn. Hình ảnh Rùa “lạc
bước trong chiều hoặc đi loanh quanh đâu đó sau lưng tôi với một con nhím trên tay hay mớ hoa dại trong giỏ” luôn khiến Đông “tràn ngập cảm giác bình yên và trái tim tôi được nhúng vào một niềm yêu thương vô bờ bến”. Khi
nghe tin Rùa là em họ mình, hồi ức về Rùa vẫn xuất hiện trong đầu óc Đông nhưng nó lại khiến lòng Đông nghẹn thắt, trái tim Đông “hóa thành những
cụm lục bình trôi lênh đênh trên dòng sông cảm xúc đầy ắp nỗi buồn”.
Trong nhiều tác phẩm như: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Mắt biếc, Lá nằm trong lá…nhà văn lựa chọn người kể chuyện đồng thời là nhân vật,
ngược thời gian kể lại câu chuyện tuổi thơ của chính mình. Ở đây tồn tại hai thực thể "tôi" hiện tại và "tôi" quá khứ - một cái tôi hiện diện và một cái tôi được tạo dựng từ hồi ức. Thái Phan Vàng Anh cũng từng nhận xét về ngôi kể và tính chất hồi ức trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh qua người kể chuyện: "Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện hoặc là tác giả ẩn tàng (kể
chuyện từ ngôi thứ ba), hoặc là tác giả hiển thị (một người kể chuyện trong vai nhà văn, xưng tôi) – đều là hình tượng của chính tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Đặc biệt, nhà văn thường chọn cách kể từ ngôi thứ nhất- người kể chuyện “tôi”, khiến cho truyện Nguyễn Nhật Ánh có tính chất hồi ức [2;
tr.61]. Thời gian hồi tưởng quá khứ không chỉ khiến nhân vật ngoảnh nhìn lại một lần nữa hồi ức tươi đẹp của mình mà còn giúp nhân vật bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình về những kỉ niệm ngày thơ ấu. Cho tôi xin một vé đi tuổi
thơ là câu chuyện của một người lớn tuổi kể về tuổi thơ của mình, cu Mùi
sống dậy trong kí ức của nhân vật “tôi” khiến nhân vật “tôi” nhớ lại một thời tinh nghịch, ngây thơ. Mốc thời gian “tám tuổi” cứ trở đi trở lại trong suốt tác phẩm nhằm kéo độc giả trở lại với dòng suy nghĩ hồn nhiên đến đáng yêu của một cậu nhóc tám tuổi.
Chương 1: Năm đó tôi tám tuổi, nhưng năm tôi tám tuổi, lúc tám tuổi, một đứa bé tám tuồi, hồi tôi tám tuổi.
Chương 2: Hồi tám tuổi.
Chương 3: Tức vào năm tám tuổi.
Chương 4: Vào lúc tám tuổi, tất nhiên vào lúc tám tuổi, ngay hổi tám tuổi, một chú bé tám tuổi.
Chương 5: Hồi tụi mình tám tuổi , hồi tám tuổi, tám tuổi. Chương 7: Hồi tám tuổi
Chương 8: Hồi tám tuổi, năm tám tuổi
Chương 9: Một đứa trẻ tám tuổi, ngay vào năm tám tuổi Chương 10: Một chú bé tám tuổi
Chương 11: Vào một ngày tám tuổi, một ngày tám tuổi khác, những chú nhóc cô nhóc tám tuổi
Chương 12: Một chú bé tám tuổi, chuyện hồi tám tuổi, tám tuổi, dù lúc tám tuổi.
Ngược thời gian theo chuyến tàu tuổi thơ, chúng ta trở về thế giới của cu Mùi khi cậu ta tám tuổi. Từ “tám tuổi” được lặp lại đến hai mươi tám lần trên tổng số 12 chương. Vì câu chuyện là những kỉ niệm thuở nhỏ qua lời kể của một người lớn nên tác giả đã sử dụng từ “tám tuổi” như một kí hiệu thời gian mỗi khi muốn chuyển những câu chuyện của thế giới người lớn sang thế giới của trẻ em. Dường như từ ngữ “tám tuổi” chính là chiếc vé tàu kì diệu, tấm vé du hành thời gian đưa nhân vật “tôi” trở về những năm tháng tuổi thơ để “tắm
mình trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ” để “gột rửa những bụi bặm của thế giới người lớn một cách kỳ diệu”. Cả thế giới của cu Mùi cùng chúng
bạn hiện ra với bao trò tinh quái từ ăn trong thau, đặt lại tên cho thế giới, đi tìm kho báu…Cái nhìn trẻ thơ đã nhân vật trẻ em trở nên tinh nghịch và đáng yêu. Mọi điều trong cuộc sống đều trở nên thú vị hơn dưới đôi mắt của trẻ thơ hay nói đúng hơn là chúng luôn làm cho thế giới không còn nhàm chán. Tuổi thơ là một chuỗi của những niềm vui từ bao trò chơi thú vị. Ngược thời gian tìm về hồi ức tuổi thơ, nhân vật “tôi” dẫn dắt người đọc qua thế giới lạ lùng, thú vị nhưng cũng rất có lí (theo kiểu con trẻ). Tuy kể chuyện với tâm thế của một người lớn, song câu chuyện hồn nhiên, vô tư trong sáng đến diệu kì. Nó như được tắm mát từ dòng sông của hoài niệm, lấp lánh những ước mơ và những khát vọng thơ ngây.
Hồi ức tuổi thơ không chỉ được tái hiện dưới con mắt của những người trưởng thành mà còn qua cả những cậu bé mới lớn. Cô gái đến từ hôm qua
chính là cảm xúc của nhân vật tôi – cậu chàng đang ở tuổi mới lớn, hoài niệm về quá khứ bằng những "chiến công" với cô bé hàng xóm cùng tình cảm hiện tại với Việt An.
Người đọc có thể thấy trong đó hình ảnh của tôi của quá khứ "oai hùng", "Hồi nhỏ tôi ngon lành hơn bây giờ nhiều… Chính vì vậy mà thỉnh thoảng tôi
ngồi mơ màng hồi tưởng lại cái thời huy hoàng xa xửa xa xưa với nỗi thèm muốn và ganh tị không giấu giếm" [4; tr 58.] và sự nhớ tiếc trong thực tại. Tôi
trong quá khứ dại khờ, tinh nghịch nhưng "ngon lành" hơn so với hiện tại. Hồi ức được tạo dựng lại có sự tự hào nhưng xen lẫn cả sự ganh tị một cách hồn nhiên, không có chút ác ý của tuổi nhỏ. Quá khứ và hiện tại liên tục được đan xen, soi chiếu từ nhiều góc cạnh tạo nên những so sánh hài hước, thú vị giữa tôi của quá khứ và hiện tại.
Người kể chuyện thường bắt đầu kể với một giọng điệu của cổ tích, với sự xuất hiện của những dấu hiệu ngôn từ mang tính phiếm chỉ của thời gian: "hồi còn nhỏ, nhỏ xíu", "dạo ấy"… Bởi thế, những câu chuyện dù được kể dưới một người kể chuyện xưng tôi, hay kể bởi người kể chuyện ẩn tàng thì đều tựa như một câu chuyện cổ tích về tuổi thần tiên. Trong dòng thời gian hồi tưởng, nhà văn chú ý nhất đến mùa hè- mùa của tuổi thơ. Thời gian
trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh phần nhiều là mùa hè. Thời gian mà trẻ em muốn kéo dài bất tận và thay thế mọi mùa khác trong năm chính là mùa hè. Khi mùa hè đến, trẻ em được thoải thích chơi những trò chơi thú vị, được chạy đi chơi hàng ngày với bọn trẻ cùng làng mà không phải về nhà làm bài tập hay học thuộc bài cũ. Đông trở về quê và được gặp bé Rùa vào mùa hè (Ngồi khóc trên cây); Tiểu Li và Thư làm quen với nhau trong một buổi trưa hè (Cô gái đến từ hôm qua); mùa hè đong đầy kỉ niệm tuổi học trò trong Bảy
bước tới mùa hè.