2.1 .Thời gian hiện tại
3.1. Không gian bối cảnh xã hội và thiên nhiên
3.1.1. Từ không gian khuôn viên nhỏ gần gũi thân quen
Khu vườn, sân nhà là những không gian thân quen, gắn bó với trẻ thơ, đó là thế giới thu nhỏ để trẻ em thỏa sức với các trò chơi, cuộc khám phá đi tìm kho báu, cùng nhau ôn bài, chơi với các con vật (Cho tôi xin một vé đi tuổi
thơ, Cô gái đến từ hôm qua)… Đây là kiểu không gian phổ biến trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh – nơi lưu giữ những dấu chân kí ức tuổi thơ tươi đẹp.
Không gian sân nhà
Trong thơ Trần Đăng Khoa, góc sân nhỏ bé là thế giới đầu tiên trong con mắt trẻ thơ của chú bé Khoa, thế giới đơn sơ mà bình yên, rất đỗi gần gũi thân thương “Em thường rải cái nong/Ra góc sân ngồi học/Những đêm có trăng
mọc/Em chơi cho đến khuya” (Trích tập thơ Góc sân và khoảng trời). Đến với
thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh, nhà văn xây dựng lên những không gian sân nhà, khu vườn để các em thỏa sức chơi những trò chơi tuổi thơ. Trò chơi là một phần không thể thiếu tạo dựng nên thế giới ngộ nghĩnh, hồn nhiên. Trẻ thơ học, chơi và kết bạn qua những trò chơi tuổi nhỏ. Cô gái
đến từ hôm qua có muôn vàn những trò chơi gắn với những ngày tháng kỉ
niệm vui tươi của nhân vật xưng “tôi” và Tiểu Li trong bối cảnh không gian trước sân nhà. Lần đầu nhân vật “tôi” – Thư làm quen với Tiểu Li cũng chỉ đơn giản từ việc muốn chơi chung: "Mày cho tao chơi chung với nghen?" rồi lúi húi đào đường hầm thật dài xuyên qua đống cát mà Tiểu Li đang chơi trò xây nhà. Trẻ thơ kết bạn một cách đáng yêu nhờ những trò chơi như vậy. Tình bạn của hai đứa trẻ bắt đầu và cứ thế lớn dần lên cùng những trò chơi ấu thơ. Không gian sân nhà là nơi Tiểu Li và “tôi” làm quen và cũng chính là nơi tình bạn của hai đứa trẻ lớn dần lên qua năm tháng. Trong câu chuyện quá khứ của
Tiểu Li và Thư thì không gian sân nhà xuất hiện đến 6 chương trong 10 chương truyện. Trên không gian sân nhà đó, hai đứa trẻ cũng nhau chơi những trò chơi tuổi thơ như trốn tìm, nhảy dây, bắn chim…trong suốt mùa hè. Bức tranh về cuộc sống của những đứa trẻ sẽ không thể đặc sắc, sinh động nếu thiếu đi không gian sân nhà. Trên cái nền của không gian này, chúng ta thấy được sự láu lỉnh của nhân vật tôi khi tranh ổ bánh mì của Tiểu Li, thấy được sự hiền lành, ngây thơ của cô bé Tiểu Li, thấy được những khoảnh khắc hai đứa trẻ giận dỗi và làm hòa với nhau.
Trong Ngồi khóc trên cây không ít lần ta bắt gặp những dòng miêu tả
không gian căn nhà, vào buổi trưa hè, lúc đêm vắng và buổi trưa hè. Căn nhà là nơi Đông đọc sách, là nơi Rùa lén nhìn Đông, là nơi Đông ngồi lặng để ngắm khung cảnh thiên nhiên bên ngoài, là nơi Đông ngồi lặng yên nghĩ lại những cảm xúc nhẹ nhàng của mối tình đầu: “Bên kia cửa sổ là một khoảng
sân vắng ngập tràn gió và nắng. Chỉ có hai con chích chòe đang líu lo trên cây me trước ngõ”; “Ngồi trong nhà nhìn ra, thấy mưa dày như vải mùng. Những hạt nước to rơi xuống sân bắn ngược trở lên tung tóe, tưởng như ông trời đang vãi thóc”. Có thể nói rằng cánh cửa trong ngôi nhà của Đông giống
như một lăng kính nhiều màu sắc. Qua lăng kính đó Đông cảm nhận khung cảnh làng quê yên bình, nơi mà cậu không hề có được trong những tháng ngày sống trên thành phố.
Không gian khu vườn
Không gian khu vườn sau hè nhà Rùa là nơi chứng kiến toàn bộ mối tình của Đông và cô bé Rùa. Không gian khu vườn này được nhắc lại 6 lần trong toàn bộ thiên truyện.
Lần 1: “Sau hè nhà con Rùa, cây bướm bạc khoe những chiếc lá màu
trắng với những đường gân mảnh còn ướt sương đêm nhờ những tàu lá chuối to bản phía trên quạt giùm hơi nóng. (…) Kế cây bướm bạc là hòn non bộ với
những nhành dương xỉ mọc ra từ kẽ đá, một cây cầu bắc qua khe nước nhỏ và một con gà trống bằng đất nung đang đứng nghển cổ ngay ven hồ nước. Ở bậc đá phía trên là một hang động huyền bí tối om om, ngay cửa hang một ngư phủ đang kiên nhẫn buông câu với chiếc nón rộng vành che gần hết khuôn mặt. Hai ông tiên ngồi đánh cờ trên một chiếc bàn đá vuông gần đó. Quân cờ là những hòn sỏi, có lẽ đó là lý do khiến cả hai ngồi bất động vì không phân biệt được quân nào với quân nào” (trang 35).
Lần 2: “Lúc đó tôi và con Rùa đang đứng cạnh hòn non bộ. Trời chưa tối
hẳn nhưng mặt trời đã nấp sau những vạt sương mù khiến hai ông tiên đánh cờ trông như người ngủ gục. Trên chiếc bàn đá ẩm ướt, những hòn sỏi chắc chắn đã ngủ say, như đã ngủ như thế từ rất lâu rồi. Bầy cá vàng uể oải vẫy những chiếc vây dài dưới đám tai bèo, có vẻ cũng sắp sửa chui vào các kẽ đá để nằm mơ những giấc mơ về lũ loăng quăng” (trang 64).
Lần 3: “Giống như hai ông tiên đánh cờ trên hòn non bộ, một phút sau tôi
và Rùa đã ngồi trên phiến đá xanh dưới nhánh cây bướm bạc chụm đầu vào trang sách lốm đốm bóng nắng” (trang 77).
Lần 4: “ông Bảy Thành giáng cây súng kíp lên hòn non bộ, trúng ngay con
gà bằng đất nung làm con gà văng tuốt vô hàng rào” (trang 88).
Lần 5: “Dưới bóng lá của câu bướm bạc, vẫn trên phiến đã xanh bây giờ
đã dịu mát khi mặt trời trượt rất dài xuống khỏi đỉnh và sắp chạm ngọn đồi phía tây, tôi từ tốn kể cho con Rùa nghe câu chuyện về câu bé thành Padova và cố dằn lòng để không buột miệng thắc mắc rằng có phải do nó lẻn vào nhà ông Bảy thành để làm hỏng túi thuốc nhồi của người thợ săn vào tối hôm qua hay không” (trang 94).
Lần 6: “Tôi và con Rùa lại ngồi trên phiến đá xanh dưới bóng cây bướm
Lần 7: “Khi bước qua khỏi hàng giậu, dưới ánh sao mờ tôi thấy con Rùa
đang ngồi trên phiến đá xanh dưới bóng cây bước bạc” (trang 167).
Lần 8: “Nhà con Rùa vắng từ trong ra ngoài. Và khi hai đứa ngồi cạnh
nhau trên phiến đá năm nào, tôi cảm thấy nỗi hoang vắng tràn vô lòng tôi và đang gọi tên tôi bằng một âm điệu ảo não khi tôi nhớ đến tình cảnh của mình
“(trang 220).
Lần 9: “Tôi nhìn nắng bắt đầu chảy tràn trên cây bướm bạc” (trang 258). Lần 10: “Tôi đứng lên khỏi phiến đá khi sương khuya bắt đầu giăng trên
tóc tôi những sợi tơ lành lạnh và quay đầu nhìn một vòng như để thu vào hồn tất cả những gì liên quan đến người con gái tôi yêu. Trăng thượng tuần đi vào những ngày cuối vẫn còn nấn ná trên bầu trời để dát một thứ ánh sáng xanh non lên cây bướm bạc, bụi huỳnh anh và những ngọn rau muống phía cuối vườn” (trang 283).
Khu vườn nhà Rùa là địa điểm hẹn hò của Đông và Rùa. Ban đầu, Đông làm quen với Rùa chỉ vì cậu thương cảm số phận bất hạnh của Rùa (cha mất, mẹ bỏ đi, học chậm bốn năm vì bệnh hiểm nghèo, bị những bạn đồng trang lứa xa lánh vì tính cách lập dị) nhưng sau khi tiếp xúc với Rùa, qua những buổi kể chuyện cho Rùa, Đông đã dần dần cảm mến cô gái bé nhỏ nhưng mạnh mẽ này. Không những thế, khu vườn này còn chứng kiến những tâm trạng ảo não, đau khổ của Đông khi biết mình đang mang trong mình một cuộc tình vô vọng vì hiểu lầm rằng Rùa chính là em gái họ của mình. Lần cuối cùng hình ảnh khu vườn xuất hiện là khi mọi hiểu nhầm được xóa bỏ, Đông từ chỗ muốn quên đi mọi việc, mọi cảnh liên quan đến Rùa lại muốn thu vào tầm mắt tất cả những gì có liên quan đến Rùa - người con gái mà cậu yêu nhất trong cuộc đời. Trong mười lần nhắc đến không gian khu vườn nhà Rùa thì có 9 lần không gian này hiện lên gắn với cuộc hẹn hò của nhân vật “tôi” (Đông) và Rùa, duy chỉ có một lần không gian này có sự xuất hiện của
một nhân vật khác là ông Bảy Thành. Ông Thành Bảy tức giận vì Rùa đổ nước vào túi thuốc súng của ông, ông “tức tối giáng cây súng kíp lên hòn non
bộ”, đây không phải lần đầu tiên những người thợ săn trong làng đến tìm Rùa,
không gian khu vườn nhà Rùa là không gian thấm đẫm kỉ niệm ngọt ngào của Đông và Rùa nhưng cũng là không gian nền của những trận “đấu khẩu” của đám thợ săn trong làng và Rùa.
Trong các tác giả sáng tác cho thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần có nhiều điểm gặp gỡ với Nguyễn Nhật Ánh.Vừa nhằm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần giống những truyện của Nguyễn Nhật Ánh ở điểm đều có sự hiện diện của không gian sân nhà, khu vườn. Không gian khu vườn trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gắn liền với câu chuyện cùng bố nhắm mắt để đoán tên các loài hoa “Nhà tôi có khu vườn rất rộng. Bố trồng nhiều
hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới”; “Bạn hãy tưởng tượng, một buổi sáng mờ sương. Bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì. Bạn hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì.Từng tiếng bước chân trong vườn, bạn biết chính xác người có bước chân đó cách xa bạn bao nhiêu mét”. toàn và thơm ngát”. Đoạn văn vừa lạ, vừa quen, như một lời chỉ dẫn giúp bạn đọc đi vào
thế giới cổ tích, thế giới của thần tiên, ở đó có cả một thiên đường đầy hương hoa, thơm ngát. Thật kỳ lạ, nhắm mắt nhưng vẫn có thể nhìn thấy cả một khu vườn, rồi có thể nhìn thấy hoa hồng trong bóng tối, có thể đi dạo khi đang nằm trên giường… giống như trong những câu chuyện cổ tích vậy. Nguyễn Ngọc Thuần không miêu tả không gian khu vườn tỉ mỉ và công phu như Nguyễn Nhật Ánh, nhưng nhà văn này lại gắn hình ảnh khu vườn với những suy nghĩ lãng mạn. Nhân vật “tôi” trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ coi
những bông hoa trong vườn là người dẫn bạn đến “một lối đi an toàn và thơm ngát”, khi bạn nhắm mắt bạn vẫn có thể cảm nhận được nguyên cả khu vườn
vì khu vườn đó đã khắc sâu trong trái tim của bạn. Tuy nhiên cả hai nhà văn đều có một đặc điểm thống nhất, đó là đều đưa người đọc đến một thế giới với những không gian bay bổng và nên thơ, ở đó khu vườn thực tại đã biến thành một khu vườn trong mỗi tâm hồn còn người.