2.1 .Thời gian hiện tại
2.3. Thời gian tƣơng lai của hi vọng và niềm tin
Thời gian tương lai là thời gian thể hiện qua dự kiến, ước mơ của nhân vật về điều “chưa xảy ra”. Thời gian tương lai còn thể hiện qua hình ảnh hướng về tương lai. Nó thường là những dự cảm về những điều sắp xảy ra hoặc những giấc mơ, những ước mơ, những dự định của nhân vật về thời gian trong tương lai. Vì thế thời gian thường gắn với những biến đổi tâm lý của nhân vật trong những tình huống và hoàn cảnh cụ thể.
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh không xuất hiện nhiều thời điểm của tương lai nhưng gieo vào lòng độc giả niềm tin vào tương lai tươi sáng, tương lai của những điều tốt đẹp kì diệu qua dự cảm của nhân vật. Những từ ngữ ám chỉ tương lai xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh: Một ngày nào đó, mai mốt, ngày mai, tuần sau, hôm sau…thể hiện ước mơ của
ông về một tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em.
Trong truyện dài Ngồi khóc trên cây, thời gian tương lai đối với Thục
chính là những trò chơi theo mùa ở làng Đo Đo “để ngày mai chơi bi, em sẽ
ăn sạch nắp keng của thằng Hợi cho anh coi”; là được chơi với anh Đông, chính vì thế mà Thục luôn nhắc nhở Đông “ngày mai anh nhớ về sớm nhé”.
“Ngày mai” cũng gắn với những cuộc phiêu lưu thú vị của Đông và Rùa. Khi chứng kiến cuộc sống và tính cách của Rùa, Đông ngày càng bị Rùa cuốn hút,
đồng thời Đông cũng có nhiều dự cảm không hay sẽ xảy đến với Rùa trong tương lai: “Tôi sợ rằng nếu nó cứ quậy phá như thế một ngày nào đó nó sẽ bị
bắt quả tang, và lúc đó không biết điều gì sẽ xảy ra đến với nó” ; “Tôi sợ rằng vì chở che cho đám bạn của mình, con Rùa đã gây thù chuốc oán với phường săn trong làng và rất có thể một ngày nào đó nó sẽ rơi vào tình cảnh rắc rối”
[10; tr. 137]. Những tiên liệu này của Đông đã trở thành sự thật vào một ngày không xa, Đông đã tận mắt chứng kiến cảnh đám thợ săn trong làng tìm đến Rùa để chất vấn. Ngoài chi tiết mang tính “tiên liệu” sự việc xảy ra trong tương lai trên của Đông, chúng tôi còn bắt gặp những suy tư, lo lắng của Đông khi nghĩ đến tương lai, nghĩ đến cuộc sống của Rùa khi không có mình bên cạnh. “Từ ngày mai, khi bầu trời được tô sáng bằng những tia nắng hình
rẻ quạt quét lên từ phía biển, con Rùa lại tiếp tục những ngày dài lủi thủi, cô đơn và chắc chắn là đầy mặc cảm”. Sự lo lắng cho tương lai của Rùa giờ đây
không còn là một lời tiên liệu mà là sự biểu hiện tình cảm quan tâm của người con trai dành cho người con gái mình yêu thương. Thời gian tương lai còn được thể hiện qua những giấc mơ của Đông. Theo nhà phân tâm học Freud lý giải về giấc mơ: “Giấc mơ đều không xa lạ với người nằm mơ, đều khó hiểu
và mơ hồ đối với anh ta. Chỉ cần xem xét những giấc mơ của trẻ nhỏ, từ một tuổi rưỡi trở đi, các bạn sẽ thấy chúng thật đơn giản và dễ giải thích. Trẻ nhỏ bao giờ cũng mơ thấy thực hiện những ham muốn nảy sinh ra ngày hôm trước mà không được thỏa mãn. Chẳng cần tài năng bói toán nào để tìm được lời giải đơn giản ấy; chỉ cần biết đứa trẻ ấy trải qua những chuyện gì ngày hôm trước. Chúng ta sẽ có được một lời giải thỏa mãn cho điều bí ẩn ấy nếu chứng minh được rằng những giấc mơ của người lớn, giống như của trẻ con, chỉ là sự thỏa mãn những ham muốn ngày hôm trước mà thôi. Và đó chính là điều đã xảy ra. Những sự phản bác do cách nhìn này gây ra sẽ biến mất trước một sự phân tích sâu hơn”. Sự ám ảnh về mối tình đau thương với Rùa đã
khiến trái tim Đông tan nát, trong giấc mơ “có lúc tôi thấy nó nhìn tôi buồn
buồn và tuy nó không trách cứ gì, rèm mi dài lóng lánh nước của nó cho biết nó giận tôi ghê lắm. Có lúc nó không thèm nhìn tôi dù tôi đứng ngay trước mặt nó và rụt rè khoe với nó nụ cười ngượng ngập. Nó giận dỗi xoay lưng về phía tôi, thản nhiên ca hát” [10; tr.162]. Nhưng giấc mơ mãi mãi chỉ là giấc
mơ, ngay sau khi choàng tỉnh dậy khỏi cõi mộng, hiện tại lại quay về và Đông biết rằng hình ảnh của Rùa chỉ là ảo giác, rằng mình và Rùa vĩnh viễn không thể ở bên nhau. Giấc mơ là kết quả của niềm khao khát, mong mỏi mà hiện thực của Đông không có được trong hiện tại. Giấc mơ của Đông cũng thể hiện ước muốn cháy bỏng, sự khao khát được trở về bên Rùa, được nghe bài ca lạ lùng của Rùa và được nắm tay Rùa. Như vậy, thời gian tương lai trong Ngồi
khóc trên cây đi liền với những dự cảm chẳng lành, với những đau khổ nghiệt
ngã về tinh thần mà Đông phải gách chịu. Trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa
sổ, hình ảnh giấc mơ cũng xuất hiện, giấc mơ đưa nhân vật “tôi” thoát khỏi
hiện tại để tìm đến thế giới tương lai và thậm chí là một thế giới còn xa hơn nữa. “Trong những giấc mơ lơ đãng, tôi cũng có một đôi cánh khác. Đó là
những đôi cánh vải mềm và trong suốt đưa tôi đi. Nhưng tôi cũng biết trong những giấc mơ, tôi có bay cao bay xa cũng không ra khỏi khu vườn. Tôi đã hiểu thế nào là khu vườn rồi. Tôi cần đi đến một nơi khác khu vườn tôi đã có. Tại sao không chứ?”. Nhưng cũng nhờ giấc mơ em phát hiện ra động tiên
không nằm đâu xa mà nó nằm đâu đó trong khu vườn đang chờ em khám phá: “Tôi tưởng tượng mình là cái ông gì đó trong câu chuyện cổ tích của mẹ, lên
động tiên chỉ nhờ giấc mơ. Hóa ra cái động tiên chỉ nằm đâu đó rất gần, cũng có thể nó đang nằm trong khu vườn này, chẳng qua là nó không chịu hiện ra mà thôi”. Nhân vật “tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần luôn tìm kiếm trong giấc
mơ những khát vọng, ước mơ của bản thân, những lí giải cho nhiều điều ở hiện thực mà “tôi” chưa hiểu hết và vì giấc mơ đã thoát ra khỏi khía cạnh đau
khổ của nó. Giấc mơ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần luôn biểu trưng cho hi vọng, cho những tưởng tượng tốt đẹp. Vì vậy để hiểu được thời gian tương lai trong truyện Nguyễn Nhật Ánh hay bất cứ tác phẩm văn học thiếu nhi nào, chúng ta cần chú ý đến sự biểu hiện của niềm tin và hi vọng. Thời gian tương lai luôn gắn với hi vọng. Cuộc sống không thể mất đi niềm tin, ước mơ và hi vọng, ánh sáng hi vọng luôn đợi con người phía cuối con đường hầm tối tăm. Đó chính là khía cạnh tích cực về thời gian tương lai trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh.
Đông trong Ngồi khóc trên cây dù cách xa bé Rùa nhưng vẫn luôn mong
Rùa được sống hạnh phúc hơn và không bị các thợ săn trong làng đến đe dọa. Sau khi biết Rùa không phải em họ mình, Đông ngập tràn hạnh phúc, trong chuyến về quê cậu “dặn lòng lần này về tôi sẽ bù đắp cho con Rùa. Tôi tặng
sách cho nó đọc, lên xóm trên chơi với nó mỗi ngày và khi nào không có ai tôi sẽ cầm tay nó mà không đợi nó phải nhắc”.
Tôi cũng sẽ nói với nó trong quãng thời gian đằng đẵng đó, tôi vẫn thường xuyên gặp nó trong giấc mơ. Tôi thấy tôi với nó ngồi dưới bóng cây bướm bạc và trong khi tựa đầu vào vai tôi nó hay chỉ tay lên chòm sao Hiệp Sĩ trên đầu để kể với tôi về ông ngoại nó bằng giọng ngân nga như hát.
Tôi sẽ nói với nó đã không ít lần tôi thấy tôi và nó chui vào thác nước để chơi với các con thú nhỏ bên kia đồi…
Rồi tôi nói với nó tôi sẽ không bao giờ rời xa nó lâu như lần trước. Ờ, không bao giờ có chuyện như thế nữa…”
Thiều trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh mộng mơ về một tương lai xa xôi “Tôi cũng nói luôn là khả năng chú Đàn và chị Vinh quay về làng là rất
cao, tôi cũng đang thấp thỏm mong chờ ngày gặp lại hai người mà tôi đặc biệt yêu mến đó. Con Mận thì chắc chắn sẽ tìm được ba nó và kết cuộc đẹp nhất là ba nó,mẹ nó kéo nhau quay về làng khi phát hiện ba nó không bị bệnh
phong như thiên hạ đồn thổi. Con Mận về thì có thể cuộc sống của tôi sẽ khác, chắc chắn là xáo trộn, nhưng vui hơn hay buồn hơn thì tôi không biết được. “Tình yêu” mà! Nhưng tôi tin là vui hơn. Bạn cũng biết rồi đó, lúc nào cũng nhìn tương lại bằng ánh mắt u ám thì làm sao mà sống nổi!” [8; tr.184].
Đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh chúng ta như tìm lại được niềm tin vào cuộc đời, cuộc đời dù có nhiều đau khổ ra sao thì vẫn luôn tồn tại niềm vui, hạnh phúc. Hãy luôn luôn hi vọng vào tương lai, đó phải chăng là điều mà tác giả muốn nhắn nhủ qua tác phẩm của mình.
Thời gian tương lai góp phần không nhỏ trong dựng xây và khám phá thế giới tâm hồn bí ẩn của con người - khát vọng muôn đời của văn chương và nhân loại. Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng thời gian tương lai nhằm khắc họa một khía cạnh khác trong tâm hồn các em nhỏ. Đó là những đứa trẻ giàu trí tưởng tượng, tốt bụng và luôn biết quan tâm đến mọi người và luôn tin tưởng vào một tương lai tương sáng với niềm hi vọng mãnh liệt.
Tiểu kết chƣơng 2
Vấn đề thời gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh có hai mặt cơ bản là quan niệm của nhà văn về thời gian và việc nhà văn tổ chức thời gian trong tác phẩm. Quan niệm của nhà văn về thời gian trước hết được thể hiện qua cách tổ chức thời gian trong tác phẩm, một trong những hình thức bên trong của tác phẩm, có quan hệ chặt chẽ với ý thức nghệ thuật của nhà văn. Thời gian trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh có thể nhận diện qua ba bình diện chính: thời gian hiện tại với những trò chơi và trải nghiệm sâu sắc, thú vị; thời gian quá khứ với những dòng hồi tưởng miên man; thời gian tương lai với hi vọng và niềm tin. Đặc biệt là thời gian hiện tại, kiểu thời gian này có sự chi phối mạnh mẽ đến các sáng tác của ông vì đây là kiểu thời gian thích hợp với nhận thức và vốn hiểu biết đơn giản của trẻ em. Cách triển khai thời gian của Nguyễn Nhật Ánh cũng theo phương thức truyền thống, thời gian tuyến tính. Tuy
nhiên, một đặc điểm nổi bật trong cách tổ chức thời gian của Nguyễn Nhật Ánh chính là song hành giữa thời gian quá khứ và hiện tại. Các tuyến thời gian vận động song song có thể xuất hiện vào một đoạn nào đó trong tác phẩm (Ngồi khóc trên cây), hoặc có thể đồng hành từ đầu đến cuối tác phẩm (Cô gái đến từ hôm qua).
Chƣơng 3: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH