2.1 .Thời gian hiện tại
2.2. Thời gian quá khứ
2.2.2. Điểm song hành giữa quá khứ và hiện tại
Với lối kể chuyện theo dòng hồi ức, tác phẩm có sự vênh lệch giữa thời gian trần thuật và thời gian sự kiện, người kể chuyện cũng có thể dễ dàng sử dụng các phương thức tỉnh lược, ngưng nghỉ, căng kéo… theo cơ chế của tâm lí hồi tưởng. Nét độc đáo trong cách tổ chức thời gian nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh là kiểu thời gian song hành giữa quá khứ và hiện tại tạo nên một chuỗi đối sánh không rời.
Cô gái đến từ hôm qua là sự đan cài rõ nét giữa hai dòng chảy quá khứ -
thực tại. Quá khứ là tuổi thơ của nhân vật tôi – người kể chuyện và tình bạn cùng Tiểu Li, hiện tại là cuộc theo đuổi cô bạn Việt An đầy thử thách. Từ hiện tại, dòng chảy quá khứ có nguyên cớ để chảy về, song hành cùng những sự kiện trong thực tại. Chúng ta thấy rõ sự bình đẳng về số lượng thời gian quá khứ và hiện tại trong truyện dài này. Truyện được chia thành mười chương
nhưng chương nào cũng có sự xuất hiện đồng đều của cả quá khứ và hiện tại, phần đầu mỗi chương là kí ức về Tiểu Li và Thư, còn phần cuối mỗi chương là câu chuyện hiện tại của Việt An và Thư. Chẳng hạn, trong chương 1 với độ dài 16 trang sách thì 8 trang đầu kể về cuộc gặp gỡ đầu tiên của Tiểu Li và Thư còn 8 trang sau là sự xuất hiện của Việt An trong lớp học của Thư. Sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại khiến người đọc dần hoài nghĩ Việt An và Tiểu Li liệu có phải là một người, mạch truyện song hành quá khứ - hiện tại được Nguyễn Nhật Ánh triển khai cho đến khi truyện kết thúc vừa khiến người đọc bất ngờ, vừa khiến người đọc cảm động.
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là hai mạch truyện song song, quá khứ thời
tám tuổi của cu Mùi, Hải Cò, Tủn và Tí sún với bao trò chơi nhằm kiến tạo lại thế giới và hiện tại là nhà văn cu Mùi viết lại câu chuyện thời thơ ấu với khát vọng như một tấm vé trở về tuổi thơ. Cùng về chủ đề ngủ trưa, nhân vật “tôi” đã đưa ra cả suy nghĩ và hành động của mình khi tám tuổi và ở hiện tại: Hồi tôi tám tuổi mỗi khi ngủ trưa là “tôi nằm cựa quậy bên cạnh ông trên chiếc
đi-văng, thở dài thườn thượt khi nghĩ đến những quả đấm mà lũ bạn ngịch ngợm đang vung lên ngoài kia”, còn khi lớn lên nhân vật “tôi” biết rằng “giấc ngủ trưa đối với một người lớn tuổi là quý hơn vàng” [3; tr.43].
Khoảnh khắc nhân vật tôi trong Cô gái đến từ hôm qua chợt nhận ra Việt An của hiện tại chính là Tiểu Li của ngày hôm qua, một khoảnh khắc bất ngờ xen lẫn xúc động khi kí ức tuổi thơ ùa về thật đáng trân quý. “Trong một
thoáng, tôi lặng người đi và cảm thấy thời gian như ngừng lại, những tia nắng thôi nhảy múa, những làn gió thôi đuổi bắt nhau trên những tàng cây và dãy ráng đỏ phía chân trời thôi bốc cháy, chúng như lịm đi, nhạt dần và bỗng chốc ngả sang màu tím thẫm. lặng lẽ và huyền hoặc như một bức thủy họa giấu đằng sau nó những điều không thể giãi bày” [4; tr.128]. Trong một
đan xen vào tạo ra một sự cộng hưởng kì diệu, sự gặp gỡ của thời gian khiến con người dừng lại suy nghĩ và bất chợt phát hiện ra nhiều điều trong cuộc sống. Cuối cùng sau mười năm nhớ thương cô bé Tiểu Li trong hồi ức, Thư đã tìm thấy cô bé Tiểu Li của hiện tại. Trong chuỗi thời gian song hành giữa quá khứ và hiện tại, nhà văn đã tạo nên những khoảnh khắc ngưng đọng của thời gian đồng hiện đầy xúc động, điểm giao thoa giữa quá khứ và hiện tại tạo nên vòng sóng lan tỏa của bài học nhân sinh cao đẹp và lắng đọng cảm xúc sâu xa.