Không gian mơ ước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Nhật Ánh (Trang 97 - 114)

2.1 .Thời gian hiện tại

3.2. Không gian tâm tƣởng

3.2.3. Không gian mơ ước

Khi tìm hiểu về cuộc đời của Nguyễn Nhật Ánh, hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên vì một người với cuộc đời nhiều gian khó, trái ngang lại viết nên những trang văn đầy khát khao và yêu thương đến thế. Viết truyện cho thiếu nhi, ông không chỉ kể cho các em nghe câu chuyện về tuổi thơ mà còn truyền ngọn lửa của niềm vui sống, sự lạc quan và bao ước mơ đẹp đẽ. Thế giới tuổi thơ được đánh thức từ hoài niệm với nhiều cung bậc của cảm xúc từ hồn nhiên sáng trong, niềm vui cho đến giận hờn trẻ thơ. Nhưng hơn tất cả là một niềm vui sống, là ước mơ và những khát khao đẹp đẽ được thắp lên trong trái tim thơ trẻ. Nguyễn Nhật Ánh đã đưa người đọc đến với không gian mơ ước, nơi những điều tốt đẹp nảy nở, nơi sự sống và niềm tin gieo mầm giữa cuộc sống vất vả, nghèo khó.

Hình ảnh Thiều (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh) khi chứng kiến sự hồi

phục kì diệu của con Nhi bắt gặp hình ảnh những cánh hoa vàng li ti trên thảm cỏ xanh biếc dự báo mùa hè khắc nghiệt sắp qua. Ánh mắt ấm áp, nụ cười hạnh phúc của Tường, của Nhi đã khép lại câu chuyện thú vị của tuổi thơ. Cái kết hạnh phúc chính là cách Nguyễn Nhật Ánh thể hiện ước mơ về

một tương lai cho những đứa trẻ trong thiên truyện của mình, hay cũng thể hiện niềm tin về cuộc sống hạnh phúc của con người. Câu chuyện của trẻ con không chỉ có những kỉ niệm vui và còn xen kẽ với rất nhiều nỗi buồn, nỗi thất vọng, sự xấu hổ nhưng rồi mọi chuyện rồi cũng sẽ qua, buồn, vui, giận, hờn sẽ theo thời gian mà trôi xa mãi, duy chỉ có tình người là còn mãi trong tim mỗi con người. Những cánh hoa vàng li ti kín đáo nở trên cỏ xanh kia là biểu tượng cho sự nảy mầm của tình người, bông hoa vàng đó chính là bông hoa của tình yêu thương, của hạnh phúc, sự chắp cánh cho những điều kì diệu. Cuối tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua những “một cơn gió lướt qua mang theo những cánh hoa dại và rắc lên mái tóc óng mượt của Việt An những chấm vàng li ti khiến một vài cánh bướm cứ ngẩn ngơ lui tới chập chờn”. Cơn

gió đó đã gợi đến của “tôi” nhớ đến cô bé Tiểu Li ngày nào trong sâu thẳm kí ức về thời thơ ấu. “Tôi” tự nói với chính mình “Chào Tiểu Li, cô bạn nhỏ”, nhân vật “tôi” muốn gửi gắm câu nói đó với quá khứ và tương lai của mình.

Không gian khu rừng xuất hiện cuối tác phẩm Ngồi khóc trên cây cũng

chính là không gian ước mơ. Khu rừng đã cứu sống người mà nhân vật “tôi” yêu thương nhất, “giai điệu bị thiên nhiên pha loãng” đã dẫn nhân vật “tôi” đến với cô bé Rùa: “Bầy châu chấu khiêu vũ/Bọ chét ơi, bọ chét à/Con kiến

trong hang đã ngủ/Đố mày tìm cho ra”. Trong những giây phút tưởng như

tuyệt vọng và đau khổ nhất, Nguyễn Nhật Ánh vẫn vẽ ra một tia ánh sáng hi vọng để nhân vật của mình tìm được hạnh phúc.

Qua những trang văn của Nguyễn Nhật Ánh, không gian ước mơ được hiện hữu dưới nhiều hình thể khác nhau. Ước mơ của trẻ thơ được thể hiện qua trò chơi “đặt tên cho thế giới” như trong truyện Cho tôi một vé đi tuổi thơ. “Chúng tôi muốn thay đổi một cách gọi, thậm chí nếu được thì đặt tên lại cho

cả thế giới, với mục đích hết sức tốt đẹp là làm cho thế giới mới mẻ, tinh khôi như được sinh ra lần nữa. Chúng tôi đâu còn cách nào khác khi chúng tôi còn

quá trẻ trong khi thế giới thì lại quá già. Vì vậy mà bọn nhóc chúng tôi rất cần một thế giới non trẻ và giàu có của riêng mình”. Những ước mơ tuổi nhỏ

dù xa xôi hay gần cũng đều cho thấy khao khát của trẻ thơ về hiện tại hay tương lai. Đôi khi đó chỉ là ước mong để người lớn hiểu hơn, quan tâm đến chúng nhiều hơn. Chẳng hạn, phiên tòa đặc biệt trẻ con xử người lớn chính là ước mong cho thái độ tôn trọng, sự quan tâm của cha mẹ dành cho con cái: "Chúng tôi cảm thấy lấy lại được sự công bằng, đã xả được bao nhiêu là ấm

ức, đã tưởng tượng ra được cảnh người lớn chân thành xin lỗi trẻ con về bao nhiêu là khuyết điểm mà nếu trẻ con không vạch ra thì người lớn không bao giờ nhận thấy. Hôm đó, chúng tôi sống như trong mơ – một giấc mơ có lẽ mọi trẻ con trên trái đất đều ao ước”. Những mơ ước mong của các em dù nhỏ bé,

giản đơn đều được Nguyễn Nhật Ánh chắt chiu và trân quý. Nhà văn nghe thấy và để những ước mơ ấy tách vỏ nảy mầm trên trang văn. Hiểu và nâng niu những giấc mơ trẻ thơ là việc không phải người lớn nào cũng có thể làm được, chỉ có những con người với lòng nhiệt thành và trái tim bao dung mới có thể thấu hiểu và đồng cảm.

Nguyễn Nhật Ánh vẫn để cho nhân vật nhỏ tuổi của mình mơ ước dù ước mơ đó có xa vời. Cô bé Rùa trong Ngồi khóc trên cây tìm ra một nơi yên bình cho các loài thú tránh xa khỏi bẫy thợ săn – "thế giới bình yên, thơ mộng và

hầu như không có thật". Không gian của khu rừng đẹp đẽ đằng sau thác gần

như là một thế giới của mơ ước, tượng trưng cho một không gian thiên nhiên nguyên sơ, nơi con người và các loài thú sống hòa bình, gắn kết với nhau. Phải chăng đó là một ước mơ thấp thoáng về tương lai xanh cho thế giới.

Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh đem đến điều kì diệu về ước mơ tuổi

thơ. Niềm tin vào sự kì diệu của giấc mơ cổ tích tuổi thơ đã khiến Tường hồi phục sau tai nạn do anh trai vô tình gây ra khiến cậu bị liệt hai chân. Tường là cậu bé luôn tin vào những câu chuyện cổ tích, tin sự tồn tại của công chúa.

Hình ảnh của nàng công chúa lướt qua cửa sổ khiến cậu ngồi dậy được lúc nào không hay: “Công chúa, một nàng công chúa xinh đẹp đột ngột hiện ra từ

đâu đó giữa nghĩa trang và đang chạy như bay về phía nhà tôi trên đôi hài nhỏ nhắn. Trông như cô đang lướt đi trên cỏ, những tua ren kim tuyến trên tay áo và chuỗi ngọc trên cổ lấp lánh trong nắng mai nhìn từ xa tựa như những ngôi sao đang di chuyển giữa ban ngày”. Nàng công chúa ấy chính là

cô bé Nhi bị ngớ ngẩn từ ba năm trước. Cha Nhi là ông Tám Tàng đã chọn cách bảo vệ đứa con yêu dấu bằng việc bao bọc cô bé trong giấc mơ bình yên về câu chuyện nhà vua và công chúa. Câu chuyện giả cổ tích đã tạo nên điều kì diệu cho Tường. Nhờ có nàng công chúa Nhi, cậu đã nỗ lực để đi lại được và vô tình phá bỏ câu chuyện cổ tích đó, để Nhi tỉnh lại giữa cuộc đời thực. Nhờ tiếng quát của Tường bảo vệ Nhi khỏi đám bạn trêu chọc, Nhi bước ra khỏi giấc mơ của chính nó và nhận ra người bạn học chung. Như thế, lòng tin vào những câu chuyện cổ tích, niềm tin vào những điều tốt đẹp đã tạo nên điều kì diệu trong cuộc sống.

Ước mơ cho tương lai hay khát khao những điều đẹp đẽ cho thế giới xung quanh dạy cho chúng ta nhiều điều về cuộc sống. Những ước mơ có thể sẽ không trở thành sự thực, nhưng nó nuôi dưỡng niềm hi vọng xây nên một cuộc đời mới tốt đẹp, nhân văn. Những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn mở ra những điều tốt đẹp, khuyến khích trẻ thơ ước mơ và khát khao cho tương lai tươi sáng hơn. Với những câu chuyện về bao điều tốt đẹp được kể một cách tự nhiên, nhà văn đã trở thành người nâng niu giữ gìn những ước mơ trong trẻo của tuổi thơ.

*Mối quan hệ giữa thời gian và không gian nghệ thuật

Thời gian và không gian nghệ thuật có tương quan chặt chẽ trong tính chỉnh thể của hình tượng nghệ thuật. Khi nhà văn lựa chọn một kiểu thời gian nghệ thuật cũng có nghĩa xây dựng kiểu không gian tương ứng. Nghiên cứu

mối liên hệ giữa thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi nhận thấy các đặc điểm sau:

Thứ nhất, các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh thường xuất hiện hồi ức

của nhân vật, thời gian hồi tƣởng và không gian hồi ức là một cặp không –

thời đặc trƣng. Khi một phần kí ức của nhân vật được dùng trong tạo dựng

tác phẩm, việc kể câu chuyện chính là làm sống lại những gì đã thuộc về quá khứ với hành trình thời gian trở ngược. Bản thân những phần kí ức đó đã thuộc về thời gian quá khứ, và quá trình trở lại chính là quá trình hồi tưởng theo trình tự thời gian linh hoạt. Sau những cụm từ chỉ thời gian như “hồi còn bé”, “năm tôi tám tuổi”, “hồi chú Thảo còn sống”, “hồi trước”…là những không gian gắn liền với nhân vật “tôi” về tuổi thơ. Đối với Đông (Ngồi khóc

trên cây) đây chính là kí ức về “hồi chú Thảo còn sống” là không gian chiếc

phản nơi chú Thảo thường nằm trên đó kể chuyện cho Đông nghe. Trong Cô

gái đến từ hôm qua, cụm từ “hồi nhỏ” vang lên giống như một tín hiệu báo

thức, kéo Thư và độc giả trở về với tuổi thơ của cậu bé năm tuổi. Sau câu “hồi nhỏ tôi đâu có ngu ngốc đến vậy” là câu chuyện Thư “bắt nạt” cô bé Tiểu Li như thế nào và giành phần ăn sáng của cô bé ra sao. Tác dụng của những công thức “hồi + x” vẫn được phát huy trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, “hồi tôi tám tuổi”, “hồi tám tuổi” mở ra cả một khoảng không gian rộng lớn, ngập tràn kí ức những trò chơi thú vị thời thơ ấu như trò vợ chồng, trò đặt tên cho thế giới, không gian hồi tưởng của người lớn cứ thế mà tuôn trào tạo nên một dòng sông kí ức lấp lánh những viên ngọc nhỏ của tuổi thơ chảy song song với dòng sông hiện tại. Qua những phân tích ở trên, cũng như từ những gì rút ra được từ quá trình đi sâu tìm hiểu thời gian và không gian nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi thấy rằng thời gian quá khứ gắn liền với không gian hoài niệm. Sau những cụm từ ám chỉ thời gian quá khứ, không gian làng quê bình yên, không gian học đường, không gian khu rừng, không gian dòng

sông…vẫn hiện lên và được miêu tả kỹ lưỡng. Tuy nhiên đó hoàn toàn không phải là khung cảnh thiên nhiên mà nhân vật “mắt thấy tai nghe” trong thời gian hiện tại mà đó là những kí ức về thiên nhiên trong tâm hồn. Nhân vật cảm nhận những chuyển động của thiên nhiên bằng trái tim, dòng chảy kí ức đang len lỏi vào từng “mao mạch” trong tâm hồn của họ khiến họ không ngừng hồi tưởng về những khoảng không gian đó. Không gian hoài niệm - thời gian quá khứ là “cặp đôi hoàn hảo” trong văn phong Nguyễn Nhật Ánh. Dường như, cặp không - thời gian này gợi lên những kỉ niệm rất xa xăm nhưng lại không phải như vậy, không gian hoài niệm - thời gian quá khứ gắn với những kỉ niệm nghĩ thì xa nhưng thực ra lại rất gần, gần đến mức bạn chỉ cần vươn tay ra cũng có thể bắt được nó, vì nó nằm ngay trong mỗi chúng ta, chỉ là đôi lúc chúng ta lãng quên nó, chúng ta nhỡ để quên nó trong một ngăn kéo nào đó mà thôi.

Nếu như thời gian quá khứ gắn với không gian hoài niệm thì thời gian hiện tại lại gắn liền với không gian thiên nhiên và bối cảnh xã hội. Không gian thiên nhiên không chỉ được Nguyễn Nhật Ánh tận lực miêu tả khi ngoái nhìn lại quá khứ mà còn cả trong hiện tại. Trong dòng hồi tưởng của nhân vật, không gian thiên nhiên và bối cảnh xã hội đó đã đẹp thì trong hiện tại nó còn đẹp đẽ, thậm chí là còn dữ dội thêm vài phần. Không gian thiên nhiên trong hiện tại có những nét mới mà thiên nhiên trong quá khứ không có, đó là những trải nghiệm về mối tình đầu, những bài học về tình anh em, về các mối quan hệ giữa người với người. Chẳng hạn như, trên cái nền của không gian lớp học hiện tại, Thư (trong Cô gái đến từ hôm qua) dần dần hiểu được cảm

giác rung động đầu đời là như thế nào; Thư chép thơ tỏ tình nên sách Việt An nhưng bị “quát” vì viết bậy lên sách; Thư mua hoa quả, kẹo hay rủ Việt An đi xem phim cũng đồng nghĩa với việc phải rủ luôn cả những cô bạn thân của Việt An. Cảm giác hụt hẫng, buồn bã, xấu hổ khi bị từ chối, cảm giác sung

sướng tột độ khi biết mối tình đơn phương đã được đáp trả đều là những trạng thái tâm lý thường gặp trong những mối tình “bọ xít” đầu đời. Và đó cũng là điểm khác biệt với quá khứ. Hay như trong Ngồi khóc trên cây, thời gian hiện tại và quá khứ đều gắn với thiên nhiên làng Đo Đo, nhưng thời gian hiện tại còn có thêm một điểm mới mẻ, đó là tình cảm yêu thương của Đông dành cho bé Rùa.

Thứ hai, Sự luân chuyển không gian từ không gian hẹp, thân quen (sân

nhà, khu vườn) đến không gian mở, khơi gợi sự khám phá (cánh đồng, khu rừng); có sự đối lập không gian làng quê - thành thị. Nhân vật Đông trong

Ngồi khóc trên cây tìm về ngôi làng Đo Đo thời thơ ấu để tìm bình yên trốn

tránh sự ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố. Về với làng Đo Đo, Đông được sống lại một kí ức tuổi thơ. Những kỉ niệm về làng quê mãi mãi được khắc ghi vào tâm khảm của mỗi con người. Dù họ có rời xa làng quê bao nhiêu năm thì mỗi khi trở về quê thì những kỉ niệm đó sẽ tự động “sống dậy” không cần báo trước. Có lẽ đối với Nguyễn Nhật Ánh, làng quê có nhiều điểm đáng để miêu tả, đáng để nhớ hơn thành phố rất nhiều. Vì thế nhắc đến cuộc sống của Đông ở Sài Gòn, Nguyễn Nhật Ánh chỉ nhắc đến việc “vùi đầu vào bài vở, đăng ký học võ vào ban đêm, đóng vai người yêu của Bích Lan vào ban ngày”, việc điều trị bệnh của Đông. Phong trào đô thị hóa đã biến thành phố thành không gian của những ngôi nhà cao tầng với những bức tường xi măng vô vị và chán ngắt. Cuộc sống nơi đô thị ồn áo, náo nhiệt của Đông thiếu vắng gam màu xanh ngắt của cánh đồng, cánh rừng, bãi cỏ, vắng gam màu vàng, đỏ của những bông hoa, con chim…cuộc sống đó diễn ra tẻ nhạt, một màu với một vài hoạt động cứ lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác. Cuộc sống ở làng Đo Đo rực rỡ màu sắc bao nhiêu thì cuộc sống đô thị lại nhàm chán bấy nhiêu. Thêm vào đó, ta còn thấy sự luân chuyển không gian linh hoạt trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Từ không gian sân nhà, khu vườn, tác giả đã

phóng tầm mắt ra xa hơn để dịch chuyển nhân vật của mình đến những không gian rộng lớn hơn. Cô gái đến từ hôm qua có sự chuyển dịch từ không gian sân nhà sang không gian trường học. Ngồi khóc trên cây có sự chuyển dịch từ không gian khu vườn, sân nhà sang không gian khu rừng. Tôi thấy hoa vàng

trên cỏ xanh có sự chuyển dịch từ không gian sân chơi nhà chị Vinh, không

gian nghĩa địa, không gian nhà con Xin sang không gian đồi Cỏ Úa. Sự chuyển dịch điểm nhìn không chỉ mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho nhân vật mà còn thể hiện sự trưởng thành trong tư duy, nhận thức của từng nhân vật. Không gian khu rừng (Ngồi khóc trên cây) hay không gian đồi Cỏ Úa (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh) là hai khu vực “cấm địa” nổi tiếng gắn với những câu chuyện ma quỷ rùng rợn do người lớn bịa ra để hạn chế sự tò mò của trẻ em. Nguyễn Nhật Ánh không giam hãm những đứa trẻ của mình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Nhật Ánh (Trang 97 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)