5.1. KẾT LUẬN
1. Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh với diện tích 34.322,72 ha với 16 đơn vị hành chính (13 phường và 3 xã). Thành phố Cẩm Phả được công nhận là đô thị loại III, nằm trong hành lang kinh tế động lực Hạ Long - Cẩm Phả - Vân Đồn - Móng Cái. Có tài nguyên phong phú đa dạng nhất là khoáng sản than, du lịch sinh thái biển và tài nguyên biển là trung tâm công nghiệp than nằm liền kề với thành phố Hạ Long là cầu nối kết giữa các trung tâm kinh tế - dịch vụ - du lịch lớn của tỉnh với khu vực phía Đông tỉnh Quảng Ninh, đây là tiền đề thúc đẩy thành phố Cẩm Phả trở thành một thành phố với đầy đủ chức năng công nghiệp than, dịch vụ, du lịch.
2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố được thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai. Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai cơ bản được thực hiện tốt. Trong năm 2018, thành phố đã cấp 6.646 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó: Cấp đổi là 540 trường hợp; chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế là 5.170 trường hợp, cấp lần đầu là 936 trường hợp, đưa tổng số giấy CNQSDĐ thành phố đã cấp đến nay là 78.148 trường hợp. Đây là tiền đề quan trọng giúp người sử dụng đất thực hiện các QSDĐ của mình. Người sử dụng đất đã quan tâm đến các quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định pháp luật.
3. Về cơ bản, các trường hợp chuyển nhượng; tặng, cho; thừa kế; thế chấp QSDĐ đã được thực hiện theo quy định. Kết quả nghiên cứu về việc thực hiện các quyền sử dụng đất của các hộ dân tại 3 phường, xã nghiên cứu cho thấy:
* Việc thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Giai đoạn 2014 - 2018, có 42 trường hợp. Trong đó: Phường Cẩm Đông 23 trường hợp; Phường Quang Hanh 12 trường hợp; Xã Dương Huy 7 trường hợp.
* Việc thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất: Giai đoạn 2014 - 2018, có 26 trường hợp. Trong đó: Phường Cẩm Đông 7 trường hợp; Phường Quang Hanh 8 trường hợp; Xã Dương Huy 11 trường hợp.
* Việc thực hiện quyền tặng, cho quyền sử dụng đất: Giai đoạn 2014 - 2018, trên địa bàn 3 xã, phường nghiên cứu có 28 trường hợp. Trong đó: Phường Cẩm Đông 14 trường hợp; Phường Quang Hanh 10 trường hợp; Xã Dương Huy 4 trường hợp.
* Việc thực hiện quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất: Giai đoạn 2014 - 2018 trên địa bàn 3 xã, phường nghiên cứu có 19 trường hợp. Trong đó: Phường Cẩm Đông 4 trường hợp; Phường Quang Hanh 5 trường hợp; Xã Dương Huy 10 trường hợp.
4. Kết quả tổng hợp ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân về thực hiện các quyền sử dụng đất tại điểm điều tra đánh giá: (i) Về thủ tục thực hiện các QSDĐ ở: đa số cho rằng với thủ tục như vậy là còn phức tạp với 57,78%; 28,89% cho là bình thường; (ii) Về thời gian để hoàn thành các thủ tục: 67,78% trả lời là mất thời gian dài; 15,56% trả lời là bình thường và 3,33% số hộ được hỏi trả lời là nhanh chóng và 13,33% trả lời là thời gian rất dài.; (iii) Về các văn bản hướng dẫn thực hiện các QSDĐ: 62,22,0% trả lời là có thể hiểu được; 26,67,67% trả lời là khó hiểu và 4,44% số hộ trả lời là dễ hiểu; 6,67% trả lời là rất khó hiểu.; (iv) Về khả năng thực hiện các quy định của pháp Luật Đất đai về QSDĐ: 55,56% số hộ trả lời là có thể thực hiện được; 13,33% số hộ được phỏng vấn trả lời là dễ thực hiện, 25,56% số hộ được điều tra trả lời là khó thực hiện và 5,56% số hộ cho được điều tra rằng rất khó thực hiện và có các câu trả lời khác.
5. Thành phố Cẩm Phả cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để người sử dụng đất thực hiện các QSDĐ được thuận tiện, nhanh chóng. Thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp đó là: Hoàn thiện thủ tục hành chính thực hiện quyền của người sử dụng đất; Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai; Giải pháp tuyên truyền giáo dục và phổ biến pháp luật; Giải pháp về công khai và giám sát quá trình thực hiện.
5.2. KIẾN NGHỊ
1. Đầu tư khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hệ thống quản lý từ Trung ương tới địa phương và giữa các ngành liên quan với nhau trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tác chuyển quyền sử dụng đất nói riêng để hoàn thiện công tác giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
2. Luận văn mới đánh giá, nghiên cứu việc thực hiện 4quyền của người sử
dụng đất. Do vậy, để đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về việc thực hiện quyền của người sử dụng đất cần tiếp tục nghiên cứu việc thực hiện các quyền chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại và góp vốn quyền sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017). Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
4. Chính Phủ (2014a). Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
5. Chính phủ (2014b). Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về giá đất.
6. Chính phủ (2014c). Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Quy định về thu tiền sử dụng đất.
7. Chính Phủ (2014d). Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai.
8. Chính Phủ (2017). Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
9. Chu Tuấn Tú (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của liên bang Malaixia. Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc Tế. 10. Đào Trung Chính (2007). Sở hữu đất đai trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Truy
cập ngày 20/04/2019 tại http://baochinhphu.vn/Lay-y-kien-nhan-dan-ve-du-thao- Luat-dat-dai/So-huu-dat-dai-trong-Du-thao-sua-doi-Hien-phap/163902.vgp. 11. Đào Trung Chính (2013). Một số vấn đề về quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
12. Đinh Dũng Sỹ (2003). Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất: Thực trạng và kiến nghị. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10/2003).
13. Đỗ Văn Đại, Đỗ Thành Cụng, Nguyễn Minh Anh (2012). Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền sử dụng đất. NXB Lao động, Hà Nội.
14. Hoàng Huy Biều (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc Thái Lan, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế. 15. Lê Xuân Bá (2003). Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong
công cuộc đổi mới ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
16. Lê Thanh Khuyến (2015). Tiếp tục hoàn thiện thể chế để từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất đai trong thời kỳ mới. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
17. Lê Quang Thành (2012). Luật Thừa kế. NXB Lao động, Hà Nội.
18. Lưu Quốc Thái (2006). Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (8/2006). 19. Nguyễn Đình Bồng (2005). Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài cấp nhà
nước Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam. Trung tâm Điều tra Quy hoạch đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
20. Nguyễn Hải An (2012). Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Nhà xuất bản Chinh trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Đình Bồng (2006). Một số vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hội thảo khoa học Thị trường bất động sản: thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, tháng 3/2006, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc Thụy Điển. Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.
23. Nguyễn Thị Mai (2002). Hướng dẫn hoàn thiện pháp luật về đất đai, Hội thảo Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.
24. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Cẩm Phả (2017). Báo cáo kết quả nhiệm vụ năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
25. Quốc Hội nước CHXHCNVN (1987). Luật đất đai. Tổng cục Quản lý ruộng đất, Hà Nội.
26. Quốc Hội nước CHXHCNVN (1993). Luật đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998.
27. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2001). Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 2001. NXB Bản đồ, Hà Nội.
28. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2013). Hiến pháp nước CNXHCNVN năm 2013. 29. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2013). Luật Đất đai. NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
30. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2015). Bộ Luật dân sự. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Trần Thị Minh Hà (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Ôxtrâylia, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.
32. UBND thành phố Cẩm Phả (2017). Niên giám thống kê các năm 2014-2018. 33. UBND thành phố Cẩm Phả (2018). Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội năm
2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 thành phố Cẩm Phả.
34. Văn phòng đăng ký đất đai TP Cẩm Phả (2014-2018). Số liệu kiểm kê và thống kê đất đai năm 2014 - 2018.
35. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Cẩm Phả (2014-2018). Báo cáo việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh năm 2014-2018.