Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2014 2018 (Trang 43 - 46)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến việc thực hiện các

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Cẩm Phả là một thành phố công nghiệp-dịch vụ than nằm dọc Quốc lộ 18A, cách thành phố Hạ Long 30 km. Có tọa độ địa lý như sau:

Vĩ độ Bắc 20053’57’’ đến 21013’ 25’’ Kinh độ Đông 107010’00’’ đến 107024’50’’

Vị trí tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên; Phía Đông giáp huyện Vân Đồn;

Phía Nam giáp vịnh Bái Tử Long;

Phía Tây giáp thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ.

Thành phố Cẩm Phả được công nhận là đô thị loại III, nằm trong hành lang kinh tế động lực Hạ Long - Cẩm Phả - Vân Đồn - Móng Cái. Có tài nguyên phong phú đa dạng nhất là khoáng sản than, du lịch sinh thái biển và tài nguyên biển là trung tâm công nghiệp than nằm liền kề với thành phố Hạ Long là cầu nối kết giữa các trung tâm kinh tế - dịch vụ - du lịch lớn của tỉnh với khu vực phía Đông tỉnh Quảng Ninh, đây là tiền đề thúc đẩy thành phố Cẩm Phả trở thành một thành phố với đầy đủ chức năng công nghiệp than, dịch vụ, du lịch.

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

năm 2004, địa hình Cẩm Phả tương đối đa dạng và phức tạp bao gồm vùng đồi núi và đồng bằng ven biển và được chia thành 5 dạng địa hình sau:

* Địa hình núi

Núi thấp và trung bình: Phân bố ở hầu hết các phường, xã với diện tích khoảng 27.300 ha chiếm khoảng 70%, có độ dốc lớn, chia cắt mạnh nên đã ảnh hưởng tới quá trình hình thành độ dày của tầng đất mịn.

Khu vực núi đất dốc trên 250: Chiếm khoảng 65% diện tích đất đồi núi, mức độ chia cắt mạnh đến trung bình, tầng đất mịn thường mỏng.

Khu vực núi thấp dốc dưới 250: Mức độ chia cắt yếu trung bình, tầng đất mịn thường dày.

* Địa hình vùng đồi

Phân bố ở phía Tây đường quốc lộ 18A, thuộc 2 xã Cộng Hòa và Cẩm Hải, địa hình thường có dạng đồi gò, bát úp với độ cao trung bình từ 20 – 100 m, dưới chân đồi thường có dạng địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của các cửa sông bao quanh như sông Voi Bé và sông Voi Lớn.

* Địa hình thung lũng

Dọc theo các sông suối nhỏ nằm tiếp giáp với chân núi, hàng năm thường xuyên được bồi lắng phù sa vào mùa mưa đã tạo nên những dải đất bằng phẳng, màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

* Địa hình đồng bằng ven biển

Là vùng đất thấp tiếp giáp với vùng đồi gò thuộc xã Cộng Hòa và Cẩm Hải thường xuyên được bồi đắp bởi 2 sông Voi Bé và sông Voi Lớn tạo nên dải đồng bằng nhỏ hẹp xen kẽ với vùng gò đồi, vùng này rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

* Địa hình núi đá vôi (Castơ)

Địa hình này phân bố ở các phường Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Đông, Cẩm Thạch và phường Quang Hanh.

4.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Cẩm Phả chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu biển. Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ninh thì khí hậu thành phố được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,00C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng

cao nhất là 36,60C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 5,50C

(tháng 1). Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4

tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau), tổng

tích ôn đạt trên 8.5000C.

- Lượng mưa bình quân hàng năm 2.144,5 mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 86% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 14% lượng mưa cả năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm.

- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.500 – 1.700 h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3.

4.1.1.4. Thủy văn

* Sông, suối

- Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Cẩm Phả phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Đồng Mỏ.., các sông, suối thường ngắn và dốc.

+ Sông Diễn Vọng dài khoảng 14,5 km bắt nguồn từ sườn phía Đông của cánh cung Đông Triều – Móng Cái, chảy theo hướng Đông bắc – Tây nam đổ ra vịnh Hạ Long. Lưu lượng nước trong năm chỉ đạt 2,91m3/s, lưu lượng cực đại là 0,04 m3/s.

+ Sông Mông Dương và sông Đồng Mỏ bắt nguồn từ dãy Bằng Dải chảy theo hướng Nam và hướng Đông rồi đổ ra biển. Hai con sông này có lưu lượng nước nhỏ.

- Ngoài các con sông chính, chảy qua thành phố Cẩm Phả và địa phận các xã ven biển có sông Voi Lớn, sông Voi Bé, sông Thác Thầy, sông Voi Lớn và sông Voi Bé chảy qua địa phận xã Cộng Hòa thường xuyên gây ảnh hưởng đến chế độ triều.

- Nhìn chung, sông suối chảy trên địa phận thành phố Cẩm Phả có diện tích lưu vực nhỏ, độ dài sông ngắn, lưu lượng nước không nhiều và phân bố không đều trong năm. Các sông này về mùa mưa thường gây ngập úng cho các vùng thấp trũng, gây xói mòn, rửa trôi.

* Thủy Lợi

Hệ thống thủy lợi của thành phố hiện có 6 đập lấy nước tự chảy (Khe Cả, Đồng Cầu, Ruộng Bồng, Đồng Cói, Tân Tiến, Lựng Do) tổng dung tích 2,01 triệu m3, năng lực tưới 120 ha và 6 hồ chứa nước dùng bơm tưới (Ao Cói, Cống Đá, Ông Trúc, Yên Ngựa, Đầm Đá, Rừng Miếu) với dung tích 1,02 m3/s. nhìn chung hệ thống thủy lợi của thành phố Cẩm Phả chủ yếu là các hồ, đập nhỏ nên khả năng cung cấp nước tưới tiêu cho các loại cây trồng, nhất là vùng chuyên canh lúa còn hạn chế.

* Thủy triều

Cẩm Phả là thành phố ven biển, phía Nam giáp Bái Tử Long có nhiều núi đá tạo thành bức bình phong chắn sóng, hạn chế tốc độ gió khi có bão. Thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông (biên độ triều 2 - 3m), cao nhất là 4,3 m và thấp nhất là 0,26 m, cao độ mực triều trung bình 2,5 - 3,0 m.

* Tình trạng xâm nhập mặn

Xâm nhập mặn do tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Về mùa khô, nước sông cạn nên thường gây ra các hiện tượng xâm nhập mặn nội đồng gây ảnh hưởng đến sản xuất làm nhiễm mặn nguồn nước và đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2014 2018 (Trang 43 - 46)