Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến việc thực hiện các
4.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
4.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Những năm qua trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh; sự phối hợp giúp đỡ của các Sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể TỈnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thành phố đã đoàn kết, thống nhất, phát huy nội lực, không ngừng đổi mới, sáng tạ; chủ động xác định đúng, trúng nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, tập trung, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, đạt được những kết quả toàn diện, quan trọng. Kinh tế tiếp tục giữ vững tốc độ tang trưởng cao, bình quân đạt 13,4%/năm.
- Cơ cấu của nền kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Việc tập trung đầu tư phát triển công nghiệp đã làm tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp. Mặt khác, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh, các tiềm năng về du lịch mới bước đầu được khai thác tạo ra giá trị lớn. Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ: nông - lâm - thủy sản chiếm 0,94%, công nghiệp - xây dựng chiếm 71,19%, thương mại - dịch vụ chiếm 27,87%.
4.1.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
* Ngành sản xuất nông nghiệp
- Nông nghiệp: sản lượng lúa cả năm ước đạt 1.619,2 tấn, năng suất đạt 42,9 tạ/ha. Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 8,64 nghìn tấn.
Thực hiện chương trình sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng hàng hoá giai đoạn 2010 - 2015, thành phố đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, đồng thời đã trợ giá giống để đưa một số giống cây con có giá trị, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và tạo ra sản phẩm hàng hoá góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đến năm 2018 sản lượng lúa cả năm ước đạt 1.619,2 tấn, năng suất đạt 42,9 tạ/ha.
* Ngành lâm nghiệp
Thực hiện nghị quyết số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khóa XI về việc điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Dự án đã mang lại nhiều mặt về kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người trồng rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân. Đến năm 2018 diện tích đất lâm nghiệp có 19.351,41 ha; sản lượng gỗ khai thác
19.220 m3, trong đó (rừng tự nhiên 255 m3, rừng trồng 18.995 m3), sản lượng củi
khai thác 6.000 Ster, nguyên liệu giấy khai thác 904 tấn, tỷ lệ che phủ của rừng lên 62,73%.
* Ngành thủy sản
Từ lợi thế của vùng ven biển, thực hiện phát triển nuôi trồng thủy sản với diện tích 1.011,72 ha ao, hồ đầm phân tán ở nhiều phường, xã, ngoài ra trên địa bàn thành phố còn phát triển nghề đánh bắt với 501 doanh nghiệp và hộ cá thể
khai thác nguồn lợi ven biển, đã mang lại thu nhập cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong thành phố và thị trường trong nước. Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác ước đạt 3.500 tấn, trong đó: đánh bắt 3.160 tấn; nuôi trồng 340 tấn.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của nhà nước và chủ trương của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, sản xuất công nghiệp của Cẩm Phả từng bước phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 20.293 tỷ đồng (Giá CĐ 1994) tăng 7.591,9 tỷ đồng. Trong đó: công nghiệp ước đạt 18.964 tỷ đồng; xây dựng ước đạt 1.329 tỷ đồng. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của thành phố như: Than sạch ước đạt 17,30 triệu tấn; Điện ước đạt 9.600 triệu kwh; Xi măng ước đạt 750 nghìn tấn; Klinke ước đạt 1,750 triệu tấn; Nước khoáng ước đạt 11,200 triệu lít.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại
Hoạt động dịch vụ - thương mại của thành phố thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Doanh thu dịch vụ năm 2018 đạt 13.790 tỷ đồng, tăng 9.791 tỷ đồng so với năm 2010 (3.999,00 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010- 2015 đạt 20,75%.
- Mạng lưới chợ được hình thành theo nhu cầu giao lưu hàng hoá của nhân dân, hàng hoá dịch vụ chủ yếu là các mặt hàng nông, thủy sản thực phẩm, hàng tiêu dùng. Trong vài năm gần đây một số điểm chợ được cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới, hình thành một số điểm giao dịch tương đối có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giao lưu hàng hóa giữa các vùng.
4.1.4.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Năm 2018 dân số trung bình của thành phố có 175.848 người, mật độ dân số bình quân 546,52 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của thành phố ở mức 1,1%. Sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã giúp đời sống người dân dần được cải thiện. Năm qua, nhờ có chính sách giải quyết việc làm tại chỗ, chính sách xoá đói giảm nghèo, dạy nghề,... và sự nỗ lực của thành phố, chỉ còn 228 hộ nghèo (theo tiêu chí quốc gia), hạ tỷ lệ hộ nghèo thành phố xuống còn 0,44%.
Bảng 4.1. Hiện trạng dân số thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2014 - 2018 Phường/xã 2014 2015 2016 2017 2018 Toàn thành phố 187.581 184.520 182.338 179.508 175.848 I. Thành thị 179.341 176.359 174.320 171.632 168.777 1. Mông Dương 16.544 16.137 15.986 15.786 15.559 2. P.Cửa Ông 17.843 17.542 17.398 17.242 17.048 3. P.Cẩm Thịnh 10.294 10.171 10.073 9.905 9.764 4. P.Cẩm Phú 16.803 16.557 16.365 16.144 15.906 5. P.Cẩm Sơn 18.607 18.117 17.728 17.444 17.152 6. P.Cẩm Đông 11.156 10.991 10.898 10.729 10.538 7. P.Cẩm Tây 7.904 7.843 7.815 7.691 7.497 8. P.Cẩm Thành 9.856 9.796 9.813 9.684 9.525 9. P.Cẩm Trung 16.203 15.992 15.784 15.396 14.888 10. P.Cẩm Thủy 12.627 12.437 12.331 12.160 12.016 11. P.Cẩm Bình 8.925 8.820 8.712 8.579 8.453 12. P.Cẩm Thạch 13.991 13.689 13.413 13.199 13.010 13. P.Quang Hanh 18.590 18.269 18.006 17.674 17.424 II. Nông thôn 8.240 8.161 8.018 7.876 7.071 1. X.Cộng Hòa 3.376 3.351 3.296 3.241 3.193 2. X.Cẩm Hải 1.466 1.445 1.404 1.366 1.338 3. X.Dương Huy 3.399 3.366 3.318 3.269 2.540 Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Cẩm Phả (2018)
4.1.4.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
a. Thực trạng phát triển đô thị
- Hiện trạng trên địa bàn thành phố có 13 phường với tổng diện tích là 23.094,26 ha, chiếm 67,29% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: dân số thành thị 168.777 người, chiếm 95,64% tổng dân số. Với xu hướng phát triển trong tương lai mở rộng đô thị và không gian đô thị không tránh khỏi việc chuyển đất nông nghiệp sang đất đô thị.
+ Đất ở tại đô thị: Tổng diện tích đất ở tại 13 phường là 1.212,69 ha, chiếm 14,28% diện tích tự nhiên. Trung tâm hành chính khối cơ quan thành phố nằm ở phường Cẩm Trung, đây là khu vực trung tâm kinh tế - văn hoá của thành phố. Địa hình, vị trí khu vực phường khá thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng không gian kiến trúc đô thị.
+ Hạ tầng giao thông nội thị: Hệ thống đường giao thông đô thị của thành phố dài 76,30 km, trong đó tuyến quốc lộ 18A chạy qua đô thị 32,40 km, rộng 32 m, còn lại là các đường nội thị rộng từ 8 – 29 m. Nhìn chung hệ thống giao thông đô thị của thành phố đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.
b. Thực trạng phát triển dân cư nông thôn
Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã được quan tâm đầu tư. Các tuyến giao thông trong các khu dân cư đã được bê tông hoá 45%, nhưng mặt đường đã xuống cấp, nhỏ hẹp nên phần nào gây khó khăn cho việc giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân. Các khu dân cư hiện chưa hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý rác thải, thoát nước thải sinh hoạt... chủ yếu là chảy tự do xuống các mương, sông hoặc thấm vào đất, đã phần nào gây ô nhiễm môi trường sống và đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước. Đất ở tại nông thôn có 139,07 ha; phân bố đồng đều trên địa bàn xã. Trong tương lai cần có sự điều chỉnh hợp lý các khu dân cư hiện có và hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp làm nhà ở, nhất là những khu đất ruộng cho năng suất cao.
4.1.4.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
- Hiện nay các tuyến đường bộ liên thôn, xã, nội thị được gắn với hệ thống đường tỉnh, quốc lộ tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Thành phố có khoảng 83,82 km đường bộ, bao gồm:
+ Đường quốc lộ 18A dài 57,2 km (Đoạn ngoại thị dài 24,8 km, nền rộng 14 m, Đoạn nội thị dài 32,4 km, nền rộng 32 m)
+ Đường tỉnh lộ 326 bắt đầu từ ngã ba giao với QL 18A gần khu đập tràn ở Mông Dương, qua địa phận xã Dương Huy hướng đi Hoành Bồ có chiều dài 16,01 km, mặt đường trải nhựa atphan rộng 8 m.
+ Đường tỉnh lộ 329 (từ Mông Dương qua Đồng Mỏ hướng đi Ba Chẽ) có chiều dài 16,04 km mặt đường dải nhựa 7 m. Đường tỉnh 334 dài 0,82 km (từ ngã ba chợ Cửa Ông đến cầu Vân Đồn).
Còn lại là các đường nội thị, đường trục xã. Hiện tại đường nội thị đã cứng hoá được 100% các tuyến, các tuyến đường giao thong nông thôn cơ bản vẫn là đường cấp phối đã xuống cấp.
- Ngoài giao thông đường bộ, thành phố Cẩm Phả còn có tuyến giao thông đường sắt chuyên dùng của ngành than, đường băng chuyền, hệ thống các cảng phục vụ cho vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, cụ thể như sau:
+ Hệ thống các cảng, bến sông
Trên địa bàn thành phố hiện có 7 cảng chính chủ yếu là các cảng chuyên dùng phục vụ cho ngành than như: cảng Cửa Ông (cảng tổng hợp do trung ương quản lý) công suất 6,5 - 7 triệu tấn, cảng Đá Bàn (chuyên xuất than cho mỏ cọc 6), công suất 1 triệu tấn, cảng Cao Sơn (vận tải than mỏ nhỏ Cao Sơn), công suất 500.000 tấn/năm, cảng Vũng Đục (xuất than cho mỏ than Đèo Nai và mỏ than Thống Nhất) công suất 300.000 tấn/năm, cụm cảng Tổng công ty than Việt Nam, cảng Colimex xuất than cho mỏ than Dương Huy và cảng Km 6, cảng Km7 (cảng chuyên dụng) cảng Quảng Lợi thuộc công ty Đông Bắc, công suất 60.000 tấn/ngày.
b. Thủy lợi
Hệ thống kênh mương dài 65,4 km kênh chính và nội đồng. Ngoài ra còn có các trạm bơm điện và 28 hồ đập phục vụ đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, ngoài ra thành phố có 12,82 km đê biển, đảm bảo khả năng chống bão cấp 8, cấp 9. Bên cạnh việc thực hiện kiên cố hoá kênh mương, hàng năm căn cứ vào chiều dài và thực trạng hệ thống kênh mương, UBND xã, phường đều xây dựng kế hoạch nâng cấp. Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên do đã khai thác, sử dụng từ nhiều năm nên phần nào đã bị xuống cấp.
c. Giáo dục
Đến năm 2018, thành phố có 46 trường (gồm 16 trường trung học cơ sở, phổ thông cơ sở với 273 lớp và 9.851 học sinh, 22 trường tiểu học với 397 lớp và 11.075 học sinh, 14 trường mầm non, mẫu giáo với 199 nhóm, lớp và 5.920 cháu) ngoài ra còn có 37 nhà trẻ gia đình với 322 cháu, 7 trường trung học phổ thông với 147 lớp và 6.529 học sinh, 01 trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên với 9 lớp và 383 học viên và 01 trung tâm dạy nghề, tổng số có 3.378,6 học sinh (chiếm 19,03% dân số thành phố), tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông 98,28%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở 90,52%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 93,70%, tỷ lệ trẻ được đi mẫu giáo là 97,4%, tỷ lệ trẻ đến độ tuổi đi nhà trẻ đạt 46%.
d. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Đề án nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân được thực hiện có kết quả, công tác bảo hiểm y tế được mở rộng, trong đó đã chú trọng làm bảo hiểm cho các hộ nghèo. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Có 44/44 trạm y tế, cơ sở được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám và chữa bệnh tiếp tục được tăng cường. Bệnh viện, phòng khám khu vực được đầu tư nâng cấp cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị.
c. Văn hoá - thể dục thể thao
Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, thể dục thể thao, văn nghệ chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phát động phong trào “toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.