Thực trạng môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2014 2018 (Trang 50 - 52)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến việc thực hiện các

4.1.3. Thực trạng môi trường

a. Thực trạng môi trường nước mặt và thoát nước thải

- Các sông, suối vào mùa mưa, Cọc Sáu, ngầm Mông Dương, suối Đá Mài, suối Bằng Nâu vẫn bị ảnh hưởng của nước thải mỏ gây nước đục, có nhiều bùn đất và than rửa trôi gây bồi lấp dòng chảy. Tại ngầm Mông Dương vào mùa mưa hàm lượng TSS đều vượt giới hạn cho phép từ 3 đến 5 lần.

- Nước thải công nghiệp: phần lớn nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khai trường khai thác than, cảng biển... đều không qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ bằng phương pháp lắng đọng rồi chảy trực tiếp vào dòng chảy. Một số nguồn thải

công nghiệp lớn ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt hiện nay như: nước thải mỏ than Dương Huy, mỏ than Đèo Nai, Cọc, nhà máy điện Mông Dương đổ ra sông Mông Dương.

b. Thực trạng thu gom chất thải rắn (CTR)

- Hiện tại tất cả các phường, xã đều được thu gom CTR, CTR được thu gom tại 23 điểm, dùng mặt đường là nơi tập kết CTR, sau đó được đưa lên xe vận chuyển ra khu xử lý chất thải rắn ở phường Quang Hanh với công suất thiết kế 324 tấn rác/ngày.

- Chất thải rắn công nghiệp một phần được các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tận dụng để tái chế, phần còn lại (phế liệu) được xử lý cùng chất thải đô thị.

c. Thực trạng môi trường không khí, tiếng ồn

- Khu đô thị và thương mại: sản xuất than đã làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường không khí các khu vực như: Khu vực Km6- Quang Hanh, Mông Dương, Cẩm Đông,... Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm kết hợp với bụi gây ra do hoạt động khai thác và vận chuyển vật liệu xây dựng nên phần lớn trên các tuyến quốc lộ có các phương tiện chở đất đá, than, hàm lượng bụi lơ lửng đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

- Khu vực nông thôn, miền núi và khu du lịch: hàm lượng bụi lơ lửng thấp và không có dấu hiệu ô nhiễm các khí độc, mức ồn đo được nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn TCVN.

- Khu vực khai thác, chế biến và vận chuyển than: tại khu vực nhà sàng Công ty than Cửa Ông, hàm lượng bụi xấp xỉ mức giới hạn cho phép của TCVN. Trên các tuyến đường vận tải than của các công ty than đều có hàm lượng bụi vượt giới hạn cho phép từ 1,2 đến 3 lần. Trên các khai trường của các công ty than môi trường không khí đều bị ô nhiễm nặng, hàm lượng bụi và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

d. Thực trạng môi trường đất

- Chất lượng của đất ở Cẩm Phả đang bị ảnh hưởng xấu do xói mòn, suy thoái, rửa trôi. Đất nông nghiệp đưa vào khai thác than và vật liệu xây dựng đã làm cho diện tích bị ô nhiễm tăng lên.

- Sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp là các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất, đáng chú ý hàm lượng các kim loại nặng trong đất rất cao.

- Trên đất canh tác các kim loại nặng chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ nước thải, nước tưới và hoạt động khai thác, vận chuyển than.

- Hiện tượng xói mòn, rãnh xói và trượt lở xảy ra rất phổ biến trên các khai trường khai thác than, trên các tuyến đường vận chuyển và đặc biệt trên các bãi đổ thải. Hầu hết các cảnh quan bãi thải đều có lượng đất bị mất trên sườn khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2014 2018 (Trang 50 - 52)