Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu OCOP

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 56)

Ứng dụng KHCN: Hoàn thành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập

thể “Sâm cau Ba Chẽ” và nhãn hiệu chứng nhận “Trà hoa vàng Ba Chẽ” tại Cục sở hữu trí tuệ.

Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất sản phẩm thực hiện đảm bảo các tiêu chuẩn, quy phạm: Tiếp tục hướng dẫn các đơn vị thực hiện phân

tích chất lượng sản phẩm và thực hiện cơng bố hợp qui đối với các sản phẩm bắt buộc phải công bố theo qui định.

Việc xây dựng Kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP chủ lực các cấp:

Huyện đã ban hành Kế hoạch số 60a/KH-UBND ngày 15/4/2018 về phát triển các

sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm OCOP định hướng cấp quốc gia giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn huyện Ba Chẽ hiện tiếp tục triển khai.

Củng cố, nâng cao chất lượng 09 sản phẩm đã có: Măng mai, Mật ong, Nấm linh chi, Ba kích tím, Nấm lim xanh khơ, Sâm cau, Trà hoa vàng, Rượu Ba kích, Rượu Nấm lim; phát triển thêm 8 sản phẩm mới: Lá tắm người Dao; Trà

túi lọc từ bột hoa trà hoa vàng; Thanh Long; Mía tím cắt khúc hút chân không; Rượu sắn cá chảu; Khoai sọ 1 củ; Gạo nương; Sản phẩm ẩm thực đặc hữu (bánh lá ngải, bánh cốc mò, sà phao) và 02 sản phẩm OCOP Du lịch (Du thuyền trên sông cổ ngựa và thăm lị gốm cổ; Lễ Hội miếu Ơng miếu bà).

Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của 09 tổ chức kinh tế hiện có: Cơng ty cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh, HTX kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ; HTX Tồn dân; HTX Thanh Sơn; THT nơng nghiệp Lương Mông; THT ong mật Lương Mông, THT ong mật Thị trấn; THT lá tắm người Dao Đồn Đạc; THT Thanh long Nam Sơn.

Hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế: Tham gia 03 cuộc

xúc tiến thương mại giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, cụ thể: Tham gia Hội chợ OCOP xuân 2018, tại Hạ Long: 06 gian hàng; 04 đơn vị tham gia; 25 sản phẩm. Doanh thu đạt 370 triệu đồng. Tham gia Lễ hội Hoa Anh Đào - Mai vàng n Tử 2018 tại ng Bí: 02 gian hàng; 02 đơn vị tham gia; 11 sản phẩm. Doanh thu khoảng 50 triệu đồng. Tham gia Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc Quảng Ninh năm 2018: 06 gian hàng, doanh thu 200 triệu đồng

3.2.3.3.Thực hiện năm 2019

Công tác tuyên truyền: Nhằm tuyên truyền sâu rộng đến người dân và

người tiêu dùng về sản phẩm OCOP của địa phương, công tác tuyên tuyền được triển khai thường xuyên, liên tục, cụ thể: Phát sóng 24 số chun mục “chung tay xây dựng nơng thơn mới”. Thực hiện tổng số 116 tin, bài, phóng sự đăng đăng tải trên phát thanh huyện, cổng thông tin điện tử của tỉnh, của huyện và các phương tiện, báo chí khác; Tun truyền bằng panơ tấm lớn: 27 chiếc; bảng tin:

9 chiếc; khẩu hiệu 09 chiếc; Tuyên truyền các sản phẩm OCOP tại Hội chợ OCOP tại Hà Nội, tại tỉnh và lễ hội Đình Làng Dạ, Miếu Ơng – Miếu Bà; Tổ chức cho 03 đại biểu cán bộ huyện, doanh nghiệp, HTX tham dự hội nghị tập huấn phát triển sản phẩm OCOP do Ban xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức.

Hình 3.4.Tổ chức Hội Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ

Cơng tác duy trì, phát triển các sản phẩm OCOP: Triển khai có hiệu

quả chủ đề của năm 2019 là “nâng cao hiệu quả hoạt động Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP” nhằm từng bước tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; tăng cường quản lý và nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm OCOP, trong đó tập trung: Củng cố, nâng cao chất lượng 09 sản phẩm đã có: Măng mai, Mật ong, Nấm linh chi, Ba kích tím, Nấm lim xanh khơ, Sâm cau, Trà hoa vàng khơ, Rượu Ba kích, Rượu Nấm lim; phát triển thêm 8 sản phẩm mới: Lá tắm ngườiDao; Trà túilọc từ bột hoatrà hoavàng và lá Trà hoavàng; Thanh Long; Rượu chắn cá chảu; Khoaisọ 1 củ; Gạo nương; Sản phẩm ẩm thực đặc hữu (bánh lá ngải, bánh cốc mò, sà phao) và 02 sản phẩm OCOP Du lịch (Du thuyền trên sơng cổ ngựa và thăm lị gốm cổ; Lễ Hội miếu Ông miếu bà).

Phát triển 02 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (Ba kích, Trà hoa vàng) theo Quyết định số 3401/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt danh mục các sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia giai đoạn 2018 – 2020, cụ thể: Chủ động hướng dẫn, doanh nghiệp đổi mới mẫu mã bao bì sản phẩm, phát triển sản phẩm mới

và nâng cấp chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ (liên

hệ với đơn vị tư vấn để thiết kế và sản xuất thử mẫu bao bì sản phẩm Trà hoa vàng tư cây tre); Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm

Bakích tím Ba Chẽ và Trà hoa vàng BaChẽ; Kết nốitiêu thụ vớicác cửahàng, siêu thị trong và ngoàitỉnh; đưasản phẩm tham giacác Hộichợ OCOP thường niên do tỉnh tổ chức và các Hội chợ thương mại khác trong và ngoài tỉnh.

Tham gia thi đánh giá xếp hạng các sản phẩm OCOP: Công tác tổ

chức cuộc thi đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và cấp tỉnh: Triển khai các văn bản chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể về tổ chức cuộc thi đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2019, đồng thời thông báo cho các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp, HTX về các nội dung, yêu cầu, hồ sơ chi tiết. Thành lập Hội đồng thẩm định đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP thống nhất đưa 06 sản phẩm đủ điều kiện theo yêu cầu đăng ký gửi Tỉnh (01 sản phẩm đề nghị nâng hạng sao; 02 sản phẩm thi cấp lại sao; 02 sản phẩm đã tham gia OCOP nhưng chưa đạt sao; 01 sản phẩm thi mới).

Hình 3.5. Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Kết quả thi cấp tỉnh: 01 sản phẩm (Trà hoa vàng khô) nâng hạng đạt 5 sao; 03 sản phẩm (Rượu Chắn cá chảu, Ba kích tím khơ, Mật ong) đạt 3 sao; 02

sản phẩm (Trà túi lọc Came gold, Măng mai khô) đề nghị cấp lại sao đạt 4 sao. Qua đó nâng tổng số sản phẩm đạt sao theo Chương trình OCOP của huyện lên 10 sản phẩm (01 sản phẩm đạt 5 sao, 04 sản phẩm đạt 4 sao và 05 sản phẩm đạt 3 sao).

Hình 3.6. Giấy chứng nhận OCOP của UBND tỉnh Quảng Ninh

Công tác xúc tiến thương mại: Năm 2019, đã đăng ký doanh nghiệp tham

gia 06 Hội chợ thương mại và OCOP nhằm quảng bá và xúc tiến thương mại như: Hội chợ OCOP Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2019 tại Hà Nội từ ngày 11/01-15/01/2019 với 02 đơn vị và 14 sản phẩm, doanh thu đạt 70 triệu; Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2019 từ ngày 25/01-30/01/2019 với 04 đơn vị và 25 sản phẩm, doanh thu đạt 315 triệu; Tham gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh hè 2019 từ ngày 26/4 - 01/5/2019 với 03 đơn vị và 16 sản phẩm, doanh thu đạt 139,5 triệu đồng; Tham gia Tuần xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Công viên Sun World Hạ Long (26/7-28/7/2019) với 02 doanh nghiệp và 12 sản phẩm tham gia. Doanh thu đạt 25 triệu đồng; Tuần xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Trung tâm thương mại BigC Hạ Long (09/8-11/8/2019) với 02 doanh nghiệp và 12 sản phẩm tham gia. Doanh thu đạt 50 triệu đồng; Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc Quảng Ninh 2019 từ ngày 30/8 - 03/9/2019 với 03 đơn vị và 15 sản

phẩm, doanh thu đạt 100 triệu đồng; Phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Ninh tổ chức thành công Phiên chợ hàng Việt Nam huyện Ba Chẽ năm 2019 với 35 gian hàng của trên 30 doanh nghiệp (trong đó doanh nghiệp OCOP các huyện, thị xã, thành phố có 03 đơn vị, doanh nghiệp OCOP Ba Chẽ có 03 đơn vị); Tham gia Đồn cơng tác kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm OCOP tại miền Trung với 02 đơn vị và 12 sản phẩm, doanh thu đạt 100 triệu đồng; Hộichợ OCOP Quảng Ninh tháng 11; Hộichợ thương mạikết hợp OCOP huyện Tiên Yên năm 2019; Hộichợ thương mạiViệt Trung năm 2019; Hội chợ thương mại kết hợp OCOP huyện Đơng Triều năm 2019.

Hình 3.7. Hội trợ OCOP khu vực phía Bắc – Quảng Ninh 2018

Công tác thanh tra, kiểm tra: Trong năm 2019, phối hợp với Ban xây

dựng Nơng thơn mới, các phịng chun mơn của huyện tổ chức 02 đợt kiểm tra các sản OCOP theo chuyên đề rà soát các sản phẩm đủ tiêu chuẩn sản xuất, chất lượng để đảm bảo tiếp tục tham gia Chương trình OCOP và chuyên đề kiểm tra cơ sở sản xuất, sản phẩm trước khi chấm điểm xếp hạng đạt sao sản phẩm OCOP. Qua rà soát, các sản phẩm cơ bản đáp ứng yêu cầu theo bộ tiêu chí đối với sản

phẩm OCOP. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu ngun liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.

3.2.4. Phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Ba Chẽ

3.2.4.1. Sản phẩm OCOP tại địa phương:

Cùng với những hỗ trợ của tỉnh, thời gian qua huyện Ba Chẽ đã chủ động nguồn lực để phát triển các sản phẩm OCOP. Đến nay, nhiều sản phẩm địa phương đã khẳng định thương hiệu, phát triển mạnh theo hướng liên kết sản xuất hàng hóa, ngày càng được nhiều người biết đến, tin dùng.

Triển khai chương trình OCOP, thời gian qua Ba Chẽ đã tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, huyện rà soát các sản phẩm tham gia chương trình OCOP từ năm 2013 đến nay, trên cơ sở đó, những sản phẩm nào có tiềm năng sẽ xây dựng phương án, dự án hỗ trợ hồn thiện sản phẩm để trình duyệt, hỗ trợ thực hiện.

Đến nay, huyện đã hỗ trợ, nhân rộng 11 sản phẩm OCOP địa phương, trong đó, 5/11 sản phẩm được tỉnh đánh giá xếp hạng 4 sao (rượu ba kích tím, rượu nấm lim xanh, hoa trà hoa vàng và trà hoa vàng dạng túi lọc, măng mai); 15 sản phẩm đạt 3 sao. Hiện huyện có 9 tổ chức kinh tế đang tham gia chương trình OCOP (3 hợp tác xã, 5 tổ hợp tác, 1 cơng ty). Chương trình OCOP của huyện phát triển theo hướng tập trung hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để nhân rộng quy mô, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, huyện ln quan tâm rà soát các sản phẩm tham gia chương trình OCOP của huyện và hướng dẫn ghi nhãn mác theo đúng quy định. Hoàn thành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Sâm cau Ba Chẽ" và nhãn hiệu chứng nhận "Trà hoa vàng Ba Chẽ" tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tiếp tục hướng dẫn các đơn vị phân tích chất lượng sản phẩm và cơng bố hợp quy đối với các sản phẩm bắt buộc phải công bố theo quy định.

Phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2017-2020, Ba Chẽ chú trọng phát triển sản phẩm theo mơ hình chuỗi từ khâu sản xuất, thu gom, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trường; từng bước tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

3.2.4.2. Các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh:

Tập trung phát triển 2 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (trà hoa vàng và ba kích tím); đồng thời tập trung nâng cấp sản phẩm, tạo vùng nguyên liệu liên kết bền vững tại huyện; hồn thiện quy trình sản xuất, đưa cơng nghệ vào sản xuất để hoàn thiện các tiêu chuẩn sản phẩm, hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm, xúc tiến thương mại... gắn với chủ đề công tác năm 2018 của Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh "Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm"...

3.2.4.3. Các chính sách hỗ trợ Chủ thể tham gia Chương trình OCOP

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa nơng nghiệp tập trung theo Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, từ đầu năm 2018 đến nay, Ba Chẽ đã phê duyệt 28 dự án phát triển sản xuất, tổng kinh phí trên 12,3 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trên 6,6 tỷ đồng, còn lại là vốn của người dân. Để đạt mục tiêu đưa Ba Chẽ là địa phương sản xuất lâm nghiệp và dược liệu lớn của tỉnh, huyện đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung với các cây trồng chủ lực của địa phương, như: Vùng trồng cây ba kích tím 186,87ha; vùng trồng cây trà hoa vàng 53,41ha; vùng trồng cây tre mai lấy măng 46,5ha; vùng trồng mía tím 56ha; vùng trồng thanh long 23,6 ha...

Hình 3.8.Ơng Vũ Văn Minh, Giám đốc HTX Kinh doanh dịch vụ lâm sản ngoài gỗ huyện Ba Chẽ

Với những giải pháp cụ thể, sản phẩm OCOP của Ba Chẽ đã ngày càng được nhiều người tin dùng, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm địa phương. Đặc biệt, từ đầu năm 2018 đến nay, sản phẩm của huyện tham gia 3 cuộc xúc tiến thương mại giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, cụ thể: Hội chợ OCOP Xuân 2018 tại Hạ Long có 6 gian hàng, 4 đơn vị tham gia với 25 sản phẩm; Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng n Tử năm 2018 tại ng Bí có 2 gian hàng, 2 đơn vị tham gia với 11 sản phẩm; Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc - Quảng Ninh năm 2018 với 6 gian hàng, tổng doanh thu gần 700 triệu đồng.

Hiện Ba Chẽ đang kêu gọi xúc tiến doanh nghiệp đầu tư vào dự án trồng tập trung cây ba kích tím (quy mơ 1.500ha) và dự án trồng tập trung cây trà hoa vàng (quy mô 500ha) và xác định đây là 2 cây trồng chủ lực, hướng tới nâng cao các tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng quốc gia.

3.3. Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện Ba Chẽ

3.3.1. Nhu cầu và thực trạng tiếp cận tín dụng của các chủ thể OCOP

- Nguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân: 10.726 triệu đồng.

- Nguồn vốn huy động qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn: 5.797 triệu đồng. - Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh, huyện: 19.313 triệu đồng. - Nguồn vốn Trung ương: 169.220 triệu đồng.

- Doanh số cho vay đạt 227.085 triệu đồng, với 5.164 lượt hộ được vay. - Doanh số thu nợ đạt 118.483 triệu đồng, bằng 55% doanh số cho vay. - Tổng dư nợ toàn huyện đạt 205.056 triệu đồng, số hộ dư nợ 5.016 hộ

- Chương trình cho vay theo Quyết định số 2085/2017/QĐ-TTg chính sách

đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020: Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 20.863 triệu đồng, tạo điều kiện cho 410 lượt hộ được vay vốn góp phần sản xuất; Doanh số thu nợ từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 43 triệu đồng, bằng 0,2

% so doanh số cho vay; Dư nợ thực hiện đến 31/12/2019 là 20.820 triệu đồng, dư nợ tăng 20.820 triệu đồng so năm 2016, với 383 hộ nghèo cịn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 53 triệu đồng. Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 31/12/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %.

- Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó: Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 55.170 triệu đồng, với 1.137 lượt hộ được vay vốn; Doanh số thu nợ từ năm 2016 đến 30/6/2019 đạt 33.282 triệu đồng, bằng 60% doanh số cho vay; Dư nợ thực hiện đến 30/6/2019 là 49.658 triệu đồng, dư nợ tăng 15.249 triệu đồng, với 1.125 hộ tại vùng khó khăn cịn dư nợ, số dư bình qn 01 hộ là 44 triệu đồng. Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 30/6/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %. Chương trình được triển khai từ năm 2007 tại 07 xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng cho vay mở rộng, thủ tục cho vay đơn giản, mức vay 01 hộ thông qua tổ TK&VV đến 50 triệu đồng.

Bảng 3.1: Cơng ty tham gia chương trình OCOP trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Tên doanh STT nghiệp/H TX làm OCOP Công ty cổ phần kinh 1 doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 56)