KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hệ thống tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Ba Chẽ
- Hình thức tổ chức phong phú, đa dạng với sự tham gia của nhiều đối tượng có liên quan: Phối hợp với các phòng, ban, ngành; Cơ quan khối Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể Chính trị - Xã hội huyện Ba Chẽ tổ chức đối thoại doanh nghiệp thông qua các buổi Hội thảo, Hội nghị và giao ban nhằm kịp thời nắm bắt tháo gỡ những khó khăn, giải đáp và phản hồi các ý kiến, kiến nghị của Doanh nghiệp, đồng thời thơng tin, phổ biến cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng, lãi suất và các cơ chế chính sách khác có liên quan. Tổ chức Chương trình kết nối, ký kết cho vay vốn trực tiếp giữa Ngân hàng - Doanh nghiệp; Doanh nghiệp tham gia chương trình cho vay bình ổn thị trường, tiểu thương tại chợ truyền thống trên địa huyện Ba Chẽ;
- Trong quá trình thực hiện kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp và theo đề nghị của Huyện, Ngân hàng đã mở rộng thêm đối tượng là hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, tiểu thương ở các chợ đầu mối….Từ đó, các đối tượng tiếp nhận, thụ hưởng lợi ích của chương trình ngày càng phong phú, đa dạng về thành phần kinh tế, ngày càng nhiều về lượng vốn tín dụng được hỗ trợ, giải ngân.
- Hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn huyện trong năm 2018 tăng
trưởng ổn định cả về doanh số cho vay, dư nợ cho vay, dư nợ tiền gửi, góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tính đến ngày 30/11/2018, tổng dư nợ cho vay đạt 366 tỷ đồng (Ngân hàng CSXH 191 tỷ đồng, Ngân hàng NNPTNT 175 tỷ đồng) tăng 16% so với cùng kỳ, trong đó dư nợ cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đạt 270 tỷ đồng tăng 16,3%CK (Ngân hàng CSXH 160 tỷ đồng, Ngân hàng NNPTNT đạt 110 tỷ đồng). Tổng dư nợ tiền gửi đạt 259,7 tỷ đồng tăng 17,4% CK (Ngân hàng CSXH 13,7 tỷ đồng, Ngân hàng NNPTNT 246 tỷ đồng),
trong đó dự nợ tiền gửi dân cư đạt 231,3 tỷ đồng tăng 11,5% CK (Ngân hàng CSXH 13,3 tỷ đồng, Ngân hàng NNPTNT 218 tỷ đồng). Đã có 3.061 lượt hộ, cá nhân, doanh nghiệp được vay vốn tín dụng, tăng 673 lượt vay so với cùng kỳ.
Trao đổi về vấn đề tiếp cận vốn của các chủ thể OCOP (Doanh nghiệp,
HTX, THT): Bà Đàm Thị Chạ, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, cho biết:
Thứ nhất, hầu hết các chủ thể OCOP sản xuất nơng nghiệp có kinh doanh
tốt, nhưng hệ thống hành chính yếu nên khó xây dựng được hồ sơ vay vốn theo yêu cầu phần lớn các chủ thể OCOP hiện nay có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng đủ điều kiện cho vay theo quy định; phương án kinh doanh thiếu tính khả thi. Để tiếp cận được vốn, trước hết, các chủ thể OCOP phải chuyển đổi mơ hình hoạt động, giải quyết được những hạn chế… Đặc biệt, các cấp, ngành của huyện, tỉnh cần chủ động phối hợp thực hiện giao đất; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nơng nghiệp để các chủ thể OCOP có tài sản thế chấp vay vốn đầu tư kinh doanh”.
Thứ hai, cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định
68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh triển khai chương trình tín dụng xây dựng nơng thơn mới cho các chương trình tín dụng chính sách, tập trung đầu tư các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục triển khai các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn, tín dụng cho các chủ thể OCOP. Về phần mình, các chủ thể OCOP cần nâng cao năng lực quản trị, tài chính bằng cách thu hút thêm vốn cổ phần, tăng cường tích lũy vốn; thực hiện nghiêm Luật Kế tốn đảm bảo tính chính xác, kịp thời thơng tin cung cấp cho ngân hàng;
Thứ ba, tiếp tục chỉ đạo tập trung vốn tín dụng phục vụ nơng nghiệp, nơng
thơn theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ, triển khai các chương trình tín dụng đặc thù đối với một số mặt hàng nông sản, cho vay theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực, có giá trị thương mại cao, tác động lan tỏa tới
nền kinh tế và số đông hộ nông dân nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nơng nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, các đơn vị chủ thể OCOP cịn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường đầu ra do các điều kiện tín dụng khác như: năng lực người đứng đầu điều hành chủ thể OCOP chưa đáp ứng được yêu cầu; phương án, dự án thiếu tính khả thi, hiệu quả; đặc biệt khả năng tài chính của chủ thể OCOP và vốn góp của thành viên chủ thể OCOP chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy phần lớn số chủ thể OCOP không đủ điều kiện để tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Qua trao đổi với Ơng Vũ Văn Minh, Giám đốc Hợp tác xã kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ cho biết:
Được sự hỗ trợ của huyện, thời gian qua các sản phẩm OCOP của địa phương được hỗ trợ xây dựng, phát triển quảng bá thương hiệu. Huyện luôn quan tâm hỗ trợ về vốn vay ưu đãi, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nơng nghiệp để doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã đầu tư thiết bị máy móc, hỗ trợ thủ tục hồn thiện tem, nhãn mác, bao bì, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến sản phẩm. Đến nay, HTX Kinh doanh dịch vụ lâm sản ngồi gỗ có 2 sản phẩm đạt 4 sao, cịn lại đang hồn thiện hồ sơ, thủ tục. Về vấn đề vốn chúng tôi rất cần để mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chúng tôi đã làm hồ sơ vay vốn nhưng vẫn chưa thể tiếp cận được với vốn tín dụng do tài sản nhà xưởng máy móc của chúng tơi chưa đủ điều kiện để thế chấp.
3.2. Kết quả triển khai chương trình OCOP trên địa bàn huyện Ba Chẽ
3.2.1. Kết quả đạt được
Sau gần 6 năm triển khai chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay huyện Ba Chẽ đã hỗ trợ phát triển củng cố, nâng cao chất lượng 09 sản phẩm đã có: Măng mai, Mật ong, Nấm linh chi, Ba kích tím, Nấm lim xanh khơ, Sâm cau, Trà hoa vàng, Rượu Ba kích, Rượu Nấm lim; phát triển thêm 8 sản phẩm mới: Lá tắm người Dao; Trà túi lọc từ bột hoa trà hoa vàng; Thanh Long; Mía tím cắt khúc hút chân khơng; Rượu sắn cá chảu; Khoai sọ 1
củ; Gạo nương; Sản phẩm ẩm thực đặc hữu (bánh lá ngải, bánh cốc mò, sà phao) và 02 sản phẩm OCOP Du lịch (Du thuyền trên sơng cổ ngựa và thăm lị gốm cổ; Lễ Hội miếu Ơng, miếu Bà). Chương trình này đã và đang giúp ngành nông nghiệp huyện phát triển theo hướng liên kết sản xuất hàng hóa tập trung.
Giai đoạn 2013-2017, huyện Ba Chẽ đã hỗ trợ, nhân rộng 11 sản phẩm OCOP địa phương, trong đó, 4/11 sản phẩm được tỉnh đánh giá xếp hạng 4 sao (rượu Ba kích, rượu Nấm lim, Trà hoa vàng và Trà túi lọc từ bột hoa trà hoa vàng). Đến thời điểm này, huyện thu hút được 01 doanh nghiệp, 8 tổ chức kinh tế tập thể đầu tư trực tiếp phát triển sản phẩm OCOP (1 công ty Cổ phần, 3 hợp tác xã, 5 tổ hợp tác): Công ty cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh, HTX kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ, HTX Tồn dân, HTX Thanh Sơn, THT nơng nghiệp Lương Mơng, THT ong mật Lương Mông, THT ong mật Thị trấn, THT lá tắm người Dao Đồn Đạc, THT Thanh long Nam Sơn.
Giai đoạn 2018-2020, chương trình OCOP của huyện đang tập trung hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nhân rộng quy mô, chất lượng sản phẩm OCOP, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, tập trung 02 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh Trà hoa vàng và Ba kích tím. Trong đó tập trung nâng cấp sản phẩm, tạo vùng nguyên liệu liên kết bền vững tại huyện; hồn thiện quy trình sản xuất, đưa cơng nghệ vào sản xuất để hoàn thiện các tiêu chuẩn sản phẩm, hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm, xúc tiến thương mại...
Để chuẩn hóa các sản phẩm, các chủ thể OCOP cần tăng cường đầu tư xây dựng, quảng bá thương hiệu, mua xắm thiết bị máy móc, hồn thiện tem, nhãn mác, bao bì. Với mục tiêu đưa Ba Chẽ trở thành huyện sản xuất lâm nghiệp và dược liệu lớn của tỉnh, huyện đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung với các cây trồng chủ lực của địa phương như: Vùng trồng cây ba kích tím 186,87ha; vùng trồng cây trà hoa vàng 53,41ha; vùng trồng cây tre mai lấy măng 46,5ha; vùng trồng mía tím 56ha; vùng trồng thanh long 23,6ha... Trong
tương lai gần, đây sẽ là những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cung cấp nguyên liệu đầu vào chế biến những sản phẩm OCOP của huyện Ba Chẽ. Hiện Ba Chẽ đang kêu gọi xúc tiến doanh nghiệp đầu tư vào dự án trồng tập trung cây ba kích tím (quy mơ 1.500ha) và dự án trồng tập trung cây trà hoa vàng (quy mô 500ha). Trên cơ sở báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn huyện Ba Chẽ từ năm 2017 đến năm 2019.
Thực hiện Chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Ðồng thời, mở ra cơ hội thuận lợi để người dân tham gia trong các chuỗi sản xuất, nâng giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.
Nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của việc thực hiện chương trình OCOP, UBND huyện Ba Chẽ đã ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ đến các xã, thị trấn; chỉ đạo xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực, như: Măng mai, mật ong, nấm linh chi, ba kích tím, nấm lim xanh khơ, sâm cau, trà hoa vàng, ba kích, rượu nấm lim... nhằm nâng cao giá trị, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân. Huyện đã tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ quản lý, điều hành chương trình OCOP cấp huyện, xã và các đơn vị, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký tham gia chương trình về chun mơn, phương thức quản lý, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm.
Bám sát tình hình thực tế địa phương, huyện đã tập trung, có nhiều giải pháp phát triển sản phẩm OCOP. Huyện Ba Chẽ đã tư vấn, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các nhóm, hộ gia đình. Các hợp tác xã đã tham gia OCOP nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế tham gia OCOP bằng cách hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất và kinh doanh. Ngồi ra, huyện cịn tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị nhằm làm rõ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ Chương trình OCOP gắn với xây dựng nơng
thơn mới. Đa dạng hố hình thức truyền thơng, chú trọng vào hình thức truyền thơng qua mạng xã hội. Trong năm 2019 huyện Ba Chẽ đã thực hiện có hiệu quả việc “Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP” với nhiều hình thức như: Tham gia các hội chợ, các cuộc xúc tiến thương mại, Hội nghị kết nối đối tác OCOP nhằm cung cấp dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; kết nối sản phẩm OCOP vào các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, các điểm bán hàng OCOP trong và ngồi tỉnh. Triển khai chương trình phát triển thương mại điện tử đối với sản phẩm OCOP... Đặc biệt, huyện Ba Chẽ đã tổ chức Lễ hội Trà hoa vàng định kỳ hàng năm gắn với quảng bá giao lưu sản phẩm OCOP của địa phương.
Hình 3.1.Gian hàng sản phẩm Trà hoa vàng tham gia Hội chợ OCOP
Đến nay, huyện Ba Chẽ đã có hơn 20 sản phẩm OCOP, tập trung ở nhóm thực phẩm và đồ uống, với 6 sản phẩm được đánh giá cao, xếp hạng từ 3-4 sao. Trong đó có 4/6 sản phẩm là các sản phẩm chế biến từ ba kích và trà hoa vàng, cụ thể gồm: Ba kích tím khơ, rượu ba kích, trà hoa vàng, trà túi lọc Came Gold. Đây cũng là nhóm sản phẩm được huyện Ba Chẽ tập trung phát triển.
Đồng thời, huyện Ba Chẽ có 2 sản phẩm nằm trong danh mục chuỗi sản phẩm chủ lực cấp tỉnh tham gia chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 là ba kích tím và trà hoa vàng. Trong đó, mục tiêu của Ba Chẽ là sẽ nâng diện tích trồng trà hoa vàng lên 500ha được quy hoạch tập trung nhiều ở các xã Thanh Sơn, Đồn Đạc và Đạp Thanh. Đối với cây ba kích, hiện nay người dân nhiều nơi trong huyện đã đẩy mạnh việc mở rộng diện tích; tăng cường chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm ba kích hàng hóa.
Bên cạnh kết quả quan trọng nói trên, việc thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” ở Ba Chẽ cũng còn những hạn chế nhất định. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp chưa thực sự mặn mà tham gia vào chương trình; hiệu quả hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP chưa cao; thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP chưa thực sự được mở rộng...
Thời gian tới, UBND huyện Ba Chẽ sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên mơn, trực tiếp là Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh phối hợp với xã, thị trấn tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Ðồng thời tăng cường mở các lớp tập huấn xây dựng các sản phẩm OCOP; đa dạng hóa các sản phẩm OCOP mới như: Lá tắm người Dao, trà túi lọc từ bột trà hoa vàng, nấm linh chi, thanh long, mía tím cắt khúc hút chân khơng, khoai sọ độc củ, gạo nương...
Tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm đã được công nhận; xây dựng điểm giới thiệu, bán hàng; tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.
Với những giải pháp đồng bộ, bám sát đặc điểm địa phương, tin tưởng Ba Chẽ sẽ tiếp tục gặt hái được những kết quả tích cực trong thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”; vừa nâng tầm chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa nơng sản, vừa tăng thu nhập cho người sản xuất và thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.
3.2.2. Kết quả triển khai thực hiện chương trình “mỗi xã, phườngmột sản phẩm tỉnh Quảng Ninh” (OCOP) giai đoạn 2017- 2020 một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh” (OCOP) giai đoạn 2017- 2020 trên địa bàn huyện Ba Chẽ
Cụ thể hóa Đề án Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh” trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 – 2020. Là cơ sở để Ban chỉ đạo chương trình OCOP huyện hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai chương trình OCOP tại địa phương giai đoạn 2017-2020.
Chương trình OCOP là nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình xây dựng nơng thơn mới nhằm phát triển kinh tế - xã hội nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân mang tính ổn định và bền vững. Các phịng, ban, ngành của huyện, các xã, thị trấn đưa chương trình OCOP vào chương trình cơng tác trọng tâm hàng năm và giai đoạn 2017-2020 để thực hiện có hiệu quả.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (huyện, xã) và lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP. Thực hiện Chu trình OCOP thường niên liên tục, hằng năm tổ chức thi đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện và lựa chọn tham gia thi cấp tỉnh.
Phát triển ít nhất 25 sản phẩm OCOP, trong đó: Củng cố và phát triển 09 sản phẩm OCOP đã có từ 2014-2016 (tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu