Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm cho vay của quốc tế
Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như sau:
Thứ nhất, Thái Lan đóng cửa 52 chi nhánh NHTM và cơng ty tài chính, tiến hành tổ chức sắp xếp lại NHTM.
Thứ hai, các NHTM Thái Lan đã cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro bằng cách tập trung vào các giải pháp quy định phân loại và lựa chọn khách hàng; hạn mức cho vay đối với một khách hàng khơng q 25% vốn tự có; các khoản nợ ngồi bảng tổng kết tài sản hạn chế dưới 50% tổng số vốn; các NHTM không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phần, giấy chứng nhận nợ của một công ty; bên cạnh đó NHTM thực hiện 100% dự phịng đối với những tài sản có xếp loại đáng nghi ngờ.
Thứ ba, Chính phủ tiến hành thành lập cơng ty quản lý tài sản có trách nhiệm quản lý nợ khó địi, tiến hành xử lý thu nợ.
Với những kiên quyết trong cải cách Ngân hàng, đồng thời với sự trợ giúp của IMF đã giúp Thái Lan phục hồi sau khủng hoảng.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Năm 1998, Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại hệ thống NHTM và DNNN trong thời gian 3 năm, nhằm nâng cao hiệu quả cho vay, cụ thể như sau:
- Bán hàng loạt các Doanh nghiệp yếu kém, tách khoản nợ của DNNN ra khỏi bảng cân đối kế tốn của Ngân hàng.
- Xóa bỏ các chi nhánh thua lỗ của các NHTM QD, thành lập các NHTM CP địa phương ở 300 thành phố.
- Năm 1999 thành lập công ty xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho NHTM và đã mạnh dạn chuyển giao tồn bộ nợ khó địi lên đến 29,9 tỷ USD tương đương với 20% GDP cho các công ty xử lý nợ của 4 NHTM lớn nhất (NH xây dựng Trung Quốc, NH Trung Quốc, NH Công thương Trung Quốc, NH Nông nghiệp Trung Quốc).
Với những nỗ lực trên Trung Quốc đã từng bước tháo gỡ những tồn tại yếu kém của hệ thống ngân hàng, nhanh chóng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình ngân hàng, nhằm thực hiện xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
1.2.1.3. Singapore
Được trao trả năm 1971, đến nay Singapore trở thành trung tâm buôn bán, dịch vụ mậu dịch, tạo nên thu nhập chính của đất nước này (chiếm 84% GDP) vào những năm 60, đồng thời ngày nay trở thành trung tâm tài chính ngân hàng và thị trường tài chính quốc tế phát triển rất mạnh mẽ.
Q trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong q trình cơng nghiệp hố của quốc gia này cần phải kể đến sự thành cơng của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, những tồ nhà chọc trời tập trung ở khu vực trung tâm kinh tế lớn trở thành biểu tượng hùng vĩ của ngành dịch vụ tài chính Singpore. Đến cuối thập niên 80 ở Singapore đã có hơn 200 ngân hàng thương mại (commercial bank), và ngân hàng dịch vụ thương mại (merchant bank ) với vốn tự có lên đến
200 - 300 tỷ USD. Đến giữa thập niên 90, Singapore đã có trên 140 ngân hàng thương mại sau giai đoạn cải cách sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh có khả năng cung cấp đầy đủ dịch vụ tài chính đáp ứng cho nền kinh tế cùng với sự phát triển của thị trường tài chính vững mạnh.
Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, cơng ty tài chính…Trong đó Ủy ban tiền tệ Singapore do Bộ tài chính Singapore thành lập từ năm 1971 để giám sát các tổ chức tài chính và thực thi chính sách tiền tệ. Ủy ban tiền tệ Singapore chịu trách nhiệm đối với tất cả các chức năng ngân hàng trung ương. Các định chế tài chính cịn lại hoạt động đẩy mạnh việc lơi cuốn các tổ chức tài chính nước ngồi, để phát triển ngân hàng thương mại theo hướng ngân hàng hiện đại, chú trọng đổi mới cơng nghệ và đa dạng hố sản phẩm đáp ứng yêu cầu dịch chuyển vốn trên thị trường.
So với các nước trong khối ASEAN thì Singapore có thị trường tài chính phát triển nhất, năm 1975 ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự do hóa. Năm 1978, việc kiểm sốt hối đoái cũng đã được nới lỏng, đem lại việc tự do hóa tài chính đầy đủ…. nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng
Singapore huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ đã huy động được, đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa.
1.2.1.4. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, hệ thống ngân hàng Hàn Quốc vẫn đặt dưới sự kiểm sốt chặt chẽ của Chính phủ, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, ngân hàng trở thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế, năm 1960, tín dụng ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế là 30% đến thập niên 90 con số này tăng lên đến 60%. Để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ Hàn Quốc tập trung cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các ngành cơng nghiệp ưu tiên, thực hiện chuyển dịch cơ cấu, đến năm 1970, dư nợ cho vay ngành công nghiệp chế tạo chiếm 46,1% dư nợ ngân hàng (trong đó ngành cơng nghiệp hóa chất và chế tạo chiếm 22,6%) .
Tuy nhiên, sự tài trợ quá mức của ngân hàng dành cho các tập đoàn, đã đẩy hệ thống ngân hàng Hàn Quốc phải đối đầu với khó khăn nợ nước ngồi, đứng bên bờ vực thẳm. Năm 1997, tỷ lệ bình quân nợ trên vốn của các Chaebol là 519%. Mặc dù Hàn Quốc đã tự do hóa hệ thống tài chính của mình nhưng lại phát triển theo một cấu trúc tài chính dễ đổ vỡ, các trung gian tài chính, các ngân hàng mới được thành lập và chi nhánh tín thác của ngân hàng được điều tiết một cách quá lỏng lẻo, các khoản nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ gia tăng nhanh. Trong khi đó, các chaebol lại tăng cường vay nợ ngắn hạn thị trường tài chính trong và ngồi nước thơng qua sự hỗ trợ gián tiếp của ngân hàng để đầu tư mở rộng quá mức năng lực sản xuất.
1.2.2. Kinh nghiệm trong nước
Phối hợp với Trung ương Hội Nông dân, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai Nghị quyết liên tịch, đến nay, hệ thống tổ vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp được triển khai khắp các thôn, bản, vùng, miền đất nước và trở thành kênh dẫn vốn và quản lý vốn hiệu quả, giúp người nơng dân từng bước xóa đói giảm nghèo, làm giàu từ đồng vốn vay ngân hàng.
Để thực hiện tốt mục tiêu về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ký kết Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT-NHNN-HND ngày 30/6/2010 về việc phối hợp thực hiện Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, phát huy vai trị của Ngân hàng Thương mại Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Ngân hàng nông nghiệp khẩn trương vào cuộc. Cùng với việc triển khai ký Thỏa thuận liên ngành với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp kịp thời ban hành các văn bản có liên quan về hướng dẫn cho vay thơng qua tổ vay vốn và được các Chi nhánh trong toàn hệ thống quán triệt, triển khai cụ thể tại các địa phương trên cả nước.
Từ thực tế hoạt động, mơ hình tổ vay vốn ln được đánh giá cao về hiệu quả nhờ chuyển tải đồng vốn đến tay bà con nơng dân một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất, sử dụng vốn vay và thanh tốn nợ, lãi đúng thời hạn, khơng xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, nợ đọng vốn vay, đồng thời tránh được những tiêu cực hoặc tình trạng “cị” tín dụng ở nơng thơn. Mơ hình này được triển khai hiệu quả còn cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa Ngân hàng nông nghiệp với các cấp ủy, chính quyền địa phương trong phối hợp triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ.
- Ngân hàng thương mại Việt Nam:
Một là, các ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các bước trong quy trình cho
vay. Trong quy trình cho vay, thẩm định là khâu quan trọng nhất quyết định đến ký hợp đồng tín dụng với khách hàng. Vì vậy, cơng tác thẩm định cho vay khách
hàng phải hết sức thận trọng, khách quan và trung thực. Bên cạnh đó, kết hợp giữa việc sử dụng các thơng tin của các tổ chức định giá độc lập với công nghệ chấm điểm khách hàng tự động và việc thẩm định thủ công qua hồ sơ vay vốn của khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ của khách là điều cần thiết.
Hai là, hiệu quả cho vay đòi hỏi cần phải đảm bảo sự độc lập giữa các
bộ phận trong quy trình giải quyết cho vay, nhằm chun mơn hóa, tăng cường kiểm soát chéo, giảm thiểu rủi ro đạo đức, đặc biệt trong điều kiện nước ta cần tách bạch bộ phận bán hàng, tiếp nhận hồ sơ với bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận tác nghiệp.
Ba là, cần tách bạch cơng tác kiểm sốt quản trị rủi ro với cơng tác cho
vay, việc cho vay và kiểm sốt cho vay diễn ra một cách độc lập. Phải coi, thẩm định chỉ là điều kiện cần, vấn đề là phải quản lý các khoản vay hiệu quả, đảm bảo đúng mục đích và kiểm sốt được các rủi ro tiềm ẩn và có biện pháp chủ động đối phó với tổn thất, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thường xuyên có biến động trong bối cảnh mở cửa. Muốn vậy, cần liên tục cập nhật chất lượng các khoản vay, có các điều chỉnh kịp thời với các dấu hiệu sớm của từng khoản vay.
Bốn là, phải xác định cụ thể thẩm quyền ra quyết định đối với các hợp
đồng tín dụng. Theo đó, mỗi cấp quản lý sẽ có thẩm quyền nhất định trong việc chấp nhận hoặc từ chối các khoản vay. Giá trị khoản vay càng lớn thì càng cần được xem xét ở cấp quản lý cao. Việc xác định thẩm quyền cần gắn với xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bộ phận được giao nhiệm vụ. Giải pháp này sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng, buộc người ra quyết định phải xem xét kỹ lưỡng và có trách nhiệm đối với quyết định của mình.
- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh:
Một là, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)
tỉnh Quảng Ninh kế thừa được một số kinh nghiệm và chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Khi Ngân hàng Phục vụ người nghèo còn trong tổ chức NHNN&PTNT, thì chỉ thực hiện ủy thác cho vay qua Hội Phụ nữ và Hội Nông dân, nhưng hiện nay đang thực hiện ủy thác qua 4 tổ chức hội đoàn
thể, từ ủy thác toàn phần chuyển qua ủy thác từng phần. Xây dựng thêm, củng cố và kiện toàn, thống nhất gọi là tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV).
Đồng thời kế thừa “Ngân hàng lưu động” có đủ thành phần: tổ trưởng, cán bộ tín dụng, kế tốn, thủ quỹ, bảo vệ, lái xe, hiện nay đã cải tiến đơn giản hơn “Tổ giao dịch xã”, có tối thiểu 03 cán bộ, vừa đảm nhiệm vừa kiêm nhiệm các vị trí, chức danh cơng việc chủ yếu: Tổ trưởng, Kiểm soát viên, Giao dịch viên, nhưng vẫn đảm bảo an toàn tài sản, đảm bảo các quy định khác và các quy trình nghiệp vụ. Với những kế thừa và cải tiến nói trên, nên đến nay Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh đã tăng gấp nhiều lần quy mô cho vay trong điều kiện không tăng biên chế, khơng tăng chi phí, nhưng vẫn đảm bảo mở rộng mạng lưới giao dịch về tận khắp các thôn, bản; tạo thuận lợi cho giao dịch của người dân.
Hai là, đặt công tác tổ chức và kiện tồn tổ chức lên vị trí hàng đầu. Ngay
sau khi thành lập, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh đã triển khai chủ trương tuyển dụng sinh viên từ các trường đại học. Qua hoạt động hàng năm, trên cơ sở đánh giá thành tích đạt được của cán bộ, Chi nhánh đã xây dựng quy hoạch và có kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cốt cán, nâng cao trình độ về mọi mặt.
Ba là, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh sớm có tầm nhìn về chiến
lược công nghệ thông tin, nên đã tạo được sự đột phá quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa hoạt động ngân hàng. Từ năm 2006 Chi nhánh đã trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, được nối mạng theo mơ hình Lan và Wan, có đường truyền tốc độ cao, cài đặt các chương trình phần mềm thuộc tất cả các nghiệp vụ cơ bản.
Bốn là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền. Chi nhánh NHCSXH
tỉnh Quảng Ninh thường xuyên phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình và các cơ quan thơng tin báo chí ở địa phương, định kỳ thực hiện một số phóng sự nhằm phản ảnh thực tế sinh động tại cơ sở đã triển khai chương trình tín dụng có hiệu quả; thường xun tun truyền các chủ trương, chính sách, cơ chế, quy
định mới; đồng thời cũng tuyên dương những gương người tốt, việc tốt về cho vay vốn, về sử dụng vốn vay…
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm OCOP
Triển khai thực hiện Chương trình OCOP khơng thể nóng vội, phải bền bỉ và thực hiện liên tục theo chu trình để thúc đẩy sự sáng tạo liên tục của người dân. Đặc biệt là phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân, trọng tâm vai trò của đội ngũ cán bộ chuyên trách, đội ngũ chuyên gia và các tổ chức kinh tế là rất quan trọng. Từ đó, Huyện Ba Chẽ rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, coi Chương trình OCOP là một chương trình phát triển kinh tế
quan trọng của cộng đồng. Do đó, cần nhận thức đúng về nó, ứng xử với nó đúng các quy luật kinh tế và gắn với lợi ích của đối tượng cần hướng tới phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị trong chỉ đạo triển khai thực hiện. Phân công lãnh đạo đứng đầu Ban Chỉ đạo/Ban Điều hành có đủ thẩm quyền quyết định các nhiệm vụ của Chương trình. Cần hình thành nên Bộ máy chỉ đạo đủ mạnh, có quy chế làm việc, có phân cơng phân nhiệm rõ ràng và thường xuyên kiểm điểm, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm. Cơ quan cấp huyện cần có từ 1-
2 cán bộ chuyên trách tham mưu giúp việc được đào tạo để có trình độ năng lực, nhận thức, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao.
Hai là, thường xuyên tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức, phương
pháp, cách thức triển khai Chương trình đến đội ngũ cán bộ các cấp, đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất để tạo nên phong trào sâu rộng sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện thơng tin đại chúng về Chương trình, về sản phẩm OCOP; thông qua tập huấn, hội thảo, tọa đàm từ tỉnh đến cộng đồng dân cư. Từ đó kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương.
Ba là, tổ chức quản lý Chương trình khoa học theo hệ thống, từng khâu,
trình, tài liệu hướng dẫn, Bộ Tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá và phân hạng sản