Nhu cầu và thực trạng tiếp cận tín dụng của các chủ thể OCOP

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 78)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

3.3.1. Nhu cầu và thực trạng tiếp cận tín dụng của các chủ thể OCOP

- Nguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân: 10.726 triệu đồng.

- Nguồn vốn huy động qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn: 5.797 triệu đồng. - Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh, huyện: 19.313 triệu đồng. - Nguồn vốn Trung ương: 169.220 triệu đồng.

- Doanh số cho vay đạt 227.085 triệu đồng, với 5.164 lượt hộ được vay. - Doanh số thu nợ đạt 118.483 triệu đồng, bằng 55% doanh số cho vay. - Tổng dư nợ toàn huyện đạt 205.056 triệu đồng, số hộ dư nợ 5.016 hộ

- Chương trình cho vay theo Quyết định số 2085/2017/QĐ-TTg chính sách

đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020: Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 20.863 triệu đồng, tạo điều kiện cho 410 lượt hộ được vay vốn góp phần sản xuất; Doanh số thu nợ từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 43 triệu đồng, bằng 0,2

% so doanh số cho vay; Dư nợ thực hiện đến 31/12/2019 là 20.820 triệu đồng, dư nợ tăng 20.820 triệu đồng so năm 2016, với 383 hộ nghèo còn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 53 triệu đồng. Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 31/12/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %.

- Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó: Doanh số cho vay từ năm 2017 đến 31/12/2019 đạt 55.170 triệu đồng, với 1.137 lượt hộ được vay vốn; Doanh số thu nợ từ năm 2016 đến 30/6/2019 đạt 33.282 triệu đồng, bằng 60% doanh số cho vay; Dư nợ thực hiện đến 30/6/2019 là 49.658 triệu đồng, dư nợ tăng 15.249 triệu đồng, với 1.125 hộ tại vùng khó khăn còn dư nợ, số dư bình quân 01 hộ là 44 triệu đồng. Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến thời điểm 30/6/2019 là 0 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu là 0 %. Chương trình được triển khai từ năm 2007 tại 07 xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng cho vay mở rộng, thủ tục cho vay đơn giản, mức vay 01 hộ thông qua tổ TK&VV đến 50 triệu đồng.

Bảng 3.1: Công ty tham gia chương trình OCOP trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Tên doanh STT nghip/H TX làm OCOP Công ty cổ phần kinh 1 doanh Lâm sản Đạp Thanh

khô. Với những sản phẩm đó đã giúp doanh nghiệp có doanh thu năm 2019 là 4,5 tỷ đồng. Doanh nghiệp tham gia mô hình OCOP có rất nhiều những lợi thế để phát triển những sản phẩm của doanh nghiệp mình về chất lượng thương hiệu, vùng miền và đặc biệt được hỗ trợ rất nhiều các chính sách khác như tham gia các Hội chợ quảng bá giới thiệu những sản phẩm do Bộ NN&PTNN phối hợp với các tổ chức ban ngành có liên quan… Đặc biệt được hỗ trợ về vốn vay từ các chương trình phía ngân hàng, tổ chức doanh nghiệp khác…

* Những khó khăn trong tiếp cận vốn: Doanh nghiệp vướng mắc phải khi làm thủ tục vay vốn đó là ngân hàng yêu cầu Quyền chứng minh sở hữu tài sản của công ty. Đây là một trong những khó khăn của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng. Do đó, phía ngân hàng nên có những chính sách áp dụng riêng, những

ưu tiên giành riêng cho các công ty tham gia mô hình OCOP phát triển mô hình địa phương cụ thể như: thế chấp ngân hàng với mức thấp hơn như quy định, thời hạn vay được kéo dài, lãi suất…, những ưu đãi cụ thể như vậy sẽ giúp các công ty có những điều kiện để phát triển sản phẩm của doanh nghiệp mình, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình sản xuất các sản phẩm. Theo đó, doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét các tiêu chí đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp như mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp; khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng sinh lời của doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; hiệu quả phương án vay vốn và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

… Để tiếp cận được vốn vay, các chỉ tiêu tài chính nêu trên phải đạt tối thiểu ở mức an toàn theo quy định. Khi hoạt động tài chính được minh bạch, không chỉ giúp các TCTD giảm thời gian thẩm định khách hàng, việc ra quyết định cho vay nhanh hơn, mà còn giúp doanh nghiệp nhận diện sớm các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý hiệu quả...

* Hỗ trợ từ các cơ quan có liên quan: Cần có thêm nhiều những hoạt động để doanh nghiệp tham gia quảng bá sản phẩm, không những Hội chợ theo truyền thống mà có thể tổ chức những Hội chợ theo hình thức online để đông đảo người tiêu dùng không có cơ hội đến trực tiếp các Hội chợ vẫn có thể mua những sản phẩm… Qua những hình thức quảng bá, người tiêu dùng sẽ biết đến thông tin các sản phẩm hơn rất nhiều so với những hình thức truyền thống. Bên cạnh những sự hỗ trợ của các cơ quan có liên quan phía doanh nghiệp cần đẩy mạnh mảng Marketing của doanh nghiệp mình hơn nữa, đặc biệt là Marketing online đây là thị trường tiềm năng các doanh nghiệp cần khai thác để quảng bá giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp.

Bảng 3.2: Các hợp tác xã tham gia chương trình OCOP trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Tên S doanh T nghip/H T TX làm OCOP Hợp tác xã kinh doanh 1 lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ

Tên S doanh T nghip/H T TX làm OCOP Hợp tác 3 xã Thanh Sơn (Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp tại các hợp tác xã)

Trên địa bàn huyện có 3 hợp tác xã tham gia vào mô hình OCOP với các sản phẩm như rượu ba kích, măng mai khô, sâm rau gừng khô, rượu Chắn cá chảu… các hợp tác xã có doanh thu từ 150 triệu đồng đến 3,2 tỷ đồng trong năm 2019. Mức doanh thu của các hợp tác xã phụ thuộc nhiều vào các sản

những hợp tác xã trên.

Trong quá trình phát triển của hợp tác xã gặp nhiều những khó về vốn, chất lượng sản phẩm, thương hiệu… nhiều hợp tác xã cho rằng, họ mong muốn được vay vốn bằng tín chấp, định giá tài sản theo giá thị trường, giảm bớt thủ tục hồ sơ vay vốn các hợp tác xã hiện nay hầu hết đều chưa có trụ sở chính thức, chủ yếu là đi thuê, đi mượn, nên không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không có giá trị lớn. Một khó khăn nữa đối với các hợp tác xã hiện nay là khi mua đất để làm trụ sở nhưng lại không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, không thể coi đó là tài sản thế chấp vay vốn..

Về nguồn vốn là một phần rất quan trọng của sự phát triển của hợp tác xã, đa phần hợp tác xã mới thành lập nguồn tài chính còn khá khó khăn trong quá trình hoạt động của hợp tác xã. Do đó, cần có sự hỗ trợ từ những tổ chức, phía ngân hàng là rất quan trọng. Những hợp tác xã tham gia mô hình OCOP đều vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội và những ngân hàng khác như ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tuy nhiên còn nhiều thủ tục gây khó khăn cho hợp tác xã trong quá trình vay vốn. Phía ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi hơn cho phía hợp tác xã, kéo dài thời hạn vay vốn, tăng lượng vốn vay…

Phía các cơ quan có liên quan cần quan tâm nhiều hơn tới các hợp tác xã, về quảng bá hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tham mưu và cố vấn cho các hợp tác xã những phương hướng phát triển phù hợp với từng mô hình, từng loại sản phẩm khác nhau. Phía hợp tác xã cần chủ động hơn trong quá trình phát triển mô hình sản phẩm của mình nhất là về khâu chất lượng sản phẩm, hướng tới xây dựng thương hiệu bền vững. Chủ động hơn trong quảng bá sản phẩm, kết hợp với những hợp tác xã khác, những công ty có tham gia vào mô hình OCOP để cùng mang những sản phẩm đặc trưng của cơ sở mình giới thiệu tới người tiêu dùng nhiều hơn, đa dạng các kênh online và offline.

Bảng 3.3: Các tổ hợp tác xã tham gia chương trình OCOP trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Tên doanh STT nghip/H TX làm OCOP THT nông 1 nghiệp Lương Mông THT ong mật 2 Lương Mông

Tên doanh STT nghip/H TX làm OCOP THT lá tắm người 4 Dao Đồn Đạc THT Thanh 5 long Nam Sơn

nhiên mô hình tiêu biểu nhất đó là Tổ hợp tác Ong mật thị trấn với sản phẩm chính là Ong mật Ba Chẽ.

* Những khó khăn trong tiếp cận vốn của các tổ hợp tác: Qua khảo sát các tổ hợp tác xã đa phần đều có nhu cầu vay vốn, tuy nhiên còn một số những khó khăn nhất định trong quá trình vay vốn đó là về thủ tục, hạn mức vay cũng

như lượng vốn vay, do đó phía những ngân hàng, tổ chức cần xây dựng những chính sách ưu đãi riêng cho các tổ chức, công ty... tham gia vào mô hình hợp tác xã. Để các tổ hợp tác xã, các công ty, các hợp tác xã có những điều kiện tốt nhất để phát triển mô hình sản phẩm của địa phương mình, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Từ đó, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội không chỉ ở địa phương mà còn giúp phát triển kinh tế cho tỉnh và của sự phát triển chung của đất nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 78)