Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 34)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm trong nước

Phối hợp với Trung ương Hội Nông dân, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai Nghị quyết liên tịch, đến nay, hệ thống tổ vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp được triển khai khắp các thôn, bản, vùng, miền đất nước và trở thành kênh dẫn vốn và quản lý vốn hiệu quả, giúp người nông dân từng bước xóa đói giảm nghèo, làm giàu từ đồng vốn vay ngân hàng.

Để thực hiện tốt mục tiêu về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ký kết Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT-NHNN-HND ngày 30/6/2010 về việc phối hợp thực hiện Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, phát huy vai trò của Ngân hàng Thương mại Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Ngân hàng nông nghiệp khẩn trương vào cuộc. Cùng với việc triển khai ký Thỏa thuận liên ngành với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp kịp thời ban hành các văn bản có liên quan về hướng dẫn cho vay thông qua tổ vay vốn và được các Chi nhánh trong toàn hệ thống quán triệt, triển khai cụ thể tại các địa phương trên cả nước.

Từ thực tế hoạt động, mô hình tổ vay vốn luôn được đánh giá cao về hiệu quả nhờ chuyển tải đồng vốn đến tay bà con nông dân một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất, sử dụng vốn vay và thanh toán nợ, lãi đúng thời hạn, không xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, nợ đọng vốn vay, đồng thời tránh được những tiêu cực hoặc tình trạng “cò” tín dụng ở nông thôn. Mô hình này được triển khai hiệu quả còn cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa Ngân hàng nông nghiệp với các cấp ủy, chính quyền địa phương trong phối hợp triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ.

- Ngân hàng thương mại Việt Nam:

Một là, các ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các bước trong quy trình cho vay. Trong quy trình cho vay, thẩm định là khâu quan trọng nhất quyết định đến ký hợp đồng tín dụng với khách hàng. Vì vậy, công tác thẩm định cho vay khách

hàng phải hết sức thận trọng, khách quan và trung thực. Bên cạnh đó, kết hợp giữa việc sử dụng các thông tin của các tổ chức định giá độc lập với công nghệ chấm điểm khách hàng tự động và việc thẩm định thủ công qua hồ sơ vay vốn của khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ của khách là điều cần thiết.

Hai là, hiệu quả cho vay đòi hỏi cần phải đảm bảo sự độc lập giữa các bộ phận trong quy trình giải quyết cho vay, nhằm chuyên môn hóa, tăng cường kiểm soát chéo, giảm thiểu rủi ro đạo đức, đặc biệt trong điều kiện nước ta cần tách bạch bộ phận bán hàng, tiếp nhận hồ sơ với bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận tác nghiệp.

Ba là, cần tách bạch công tác kiểm soát quản trị rủi ro với công tác cho vay, việc cho vay và kiểm soát cho vay diễn ra một cách độc lập. Phải coi, thẩm định chỉ là điều kiện cần, vấn đề là phải quản lý các khoản vay hiệu quả, đảm bảo đúng mục đích và kiểm soát được các rủi ro tiềm ẩn và có biện pháp chủ động đối phó với tổn thất, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thường xuyên có biến động trong bối cảnh mở cửa. Muốn vậy, cần liên tục cập nhật chất lượng các khoản vay, có các điều chỉnh kịp thời với các dấu hiệu sớm của từng khoản vay.

Bốn là, phải xác định cụ thể thẩm quyền ra quyết định đối với các hợp đồng tín dụng. Theo đó, mỗi cấp quản lý sẽ có thẩm quyền nhất định trong việc chấp nhận hoặc từ chối các khoản vay. Giá trị khoản vay càng lớn thì càng cần được xem xét ở cấp quản lý cao. Việc xác định thẩm quyền cần gắn với xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bộ phận được giao nhiệm vụ. Giải pháp này sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng, buộc người ra quyết định phải xem xét kỹ lưỡng và có trách nhiệm đối với quyết định của mình.

- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh:

Một là, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Ninh kế thừa được một số kinh nghiệm và chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Khi Ngân hàng Phục vụ người nghèo còn trong tổ chức NHNN&PTNT, thì chỉ thực hiện ủy thác cho vay qua Hội Phụ nữ và Hội Nông dân, nhưng hiện nay đang thực hiện ủy thác qua 4 tổ chức hội đoàn

thể, từ ủy thác toàn phần chuyển qua ủy thác từng phần. Xây dựng thêm, củng cố và kiện toàn, thống nhất gọi là tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV).

Đồng thời kế thừa “Ngân hàng lưu động” có đủ thành phần: tổ trưởng, cán bộ tín dụng, kế toán, thủ quỹ, bảo vệ, lái xe, hiện nay đã cải tiến đơn giản hơn “Tổ giao dịch xã”, có tối thiểu 03 cán bộ, vừa đảm nhiệm vừa kiêm nhiệm các vị trí, chức danh công việc chủ yếu: Tổ trưởng, Kiểm soát viên, Giao dịch viên, nhưng vẫn đảm bảo an toàn tài sản, đảm bảo các quy định khác và các quy trình nghiệp vụ. Với những kế thừa và cải tiến nói trên, nên đến nay Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh đã tăng gấp nhiều lần quy mô cho vay trong điều kiện không tăng biên chế, không tăng chi phí, nhưng vẫn đảm bảo mở rộng mạng lưới giao dịch về tận khắp các thôn, bản; tạo thuận lợi cho giao dịch của người dân.

Hai là, đặt công tác tổ chức và kiện toàn tổ chức lên vị trí hàng đầu. Ngay sau khi thành lập, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh đã triển khai chủ trương tuyển dụng sinh viên từ các trường đại học. Qua hoạt động hàng năm, trên cơ sở đánh giá thành tích đạt được của cán bộ, Chi nhánh đã xây dựng quy hoạch và có kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cốt cán, nâng cao trình độ về mọi mặt.

Ba là, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh sớm có tầm nhìn về chiến lược công nghệ thông tin, nên đã tạo được sự đột phá quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa hoạt động ngân hàng. Từ năm 2006 Chi nhánh đã trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, được nối mạng theo mô hình Lan và Wan, có đường truyền tốc độ cao, cài đặt các chương trình phần mềm thuộc tất cả các nghiệp vụ cơ bản.

Bốn là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh thường xuyên phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình và các cơ quan thông tin báo chí ở địa phương, định kỳ thực hiện một số phóng sự nhằm phản ảnh thực tế sinh động tại cơ sở đã triển khai chương trình tín dụng có hiệu quả; thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính sách, cơ chế, quy

định mới; đồng thời cũng tuyên dương những gương người tốt, việc tốt về cho vay vốn, về sử dụng vốn vay…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 34)