Phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện BaChẽ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 65)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

3.2.4. Phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện BaChẽ

3.2.4.1. Sản phẩm OCOP tại địa phương:

Cùng với những hỗ trợ của tỉnh, thời gian qua huyện Ba Chẽ đã chủ động nguồn lực để phát triển các sản phẩm OCOP. Đến nay, nhiều sản phẩm địa phương đã khẳng định thương hiệu, phát triển mạnh theo hướng liên kết sản xuất hàng hóa, ngày càng được nhiều người biết đến, tin dùng.

Triển khai chương trình OCOP, thời gian qua Ba Chẽ đã tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, huyện rà soát các sản phẩm tham gia chương trình OCOP từ năm 2013 đến nay, trên cơ sở đó, những sản phẩm nào có tiềm năng sẽ xây dựng phương án, dự án hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm để trình duyệt, hỗ trợ thực hiện.

Đến nay, huyện đã hỗ trợ, nhân rộng 11 sản phẩm OCOP địa phương, trong đó, 5/11 sản phẩm được tỉnh đánh giá xếp hạng 4 sao (rượu ba kích tím, rượu nấm lim xanh, hoa trà hoa vàng và trà hoa vàng dạng túi lọc, măng mai); 15 sản phẩm đạt 3 sao. Hiện huyện có 9 tổ chức kinh tế đang tham gia chương trình OCOP (3 hợp tác xã, 5 tổ hợp tác, 1 công ty). Chương trình OCOP của huyện phát triển theo hướng tập trung hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để nhân rộng quy mô, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, huyện luôn quan tâm rà soát các sản phẩm tham gia chương trình OCOP của huyện và hướng dẫn ghi nhãn mác theo đúng quy định. Hoàn thành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Sâm cau Ba Chẽ" và nhãn hiệu chứng nhận "Trà hoa vàng Ba Chẽ" tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tiếp tục hướng dẫn các đơn vị phân tích chất lượng sản phẩm và công bố hợp quy đối với các sản phẩm bắt buộc phải công bố theo quy định.

Phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2017-2020, Ba Chẽ chú trọng phát triển sản phẩm theo mô hình chuỗi từ khâu sản xuất, thu gom, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trường; từng bước tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

3.2.4.2. Các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh:

Tập trung phát triển 2 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (trà hoa vàng và ba kích tím); đồng thời tập trung nâng cấp sản phẩm, tạo vùng nguyên liệu liên kết bền vững tại huyện; hoàn thiện quy trình sản xuất, đưa công nghệ vào sản xuất để hoàn thiện các tiêu chuẩn sản phẩm, hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm, xúc tiến thương mại... gắn với chủ đề công tác năm 2018 của Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh "Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm"...

3.2.4.3. Các chính sách hỗ trợ Chủ thể tham gia Chương trình OCOP

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung theo Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, từ đầu năm 2018 đến nay, Ba Chẽ đã phê duyệt 28 dự án phát triển sản xuất, tổng kinh phí trên 12,3 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trên 6,6 tỷ đồng, còn lại là vốn của người dân. Để đạt mục tiêu đưa Ba Chẽ là địa phương sản xuất lâm nghiệp và dược liệu lớn của tỉnh, huyện đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung với các cây trồng chủ lực của địa phương, như: Vùng trồng cây ba kích tím 186,87ha; vùng trồng cây trà hoa vàng 53,41ha; vùng trồng cây tre mai lấy măng 46,5ha; vùng trồng mía tím 56ha; vùng trồng thanh long 23,6 ha...

Hình 3.8.Ông Vũ Văn Minh, Giám đốc HTX Kinh doanh dch v lâm sn ngoài g huyn Ba Ch

Với những giải pháp cụ thể, sản phẩm OCOP của Ba Chẽ đã ngày càng được nhiều người tin dùng, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm địa phương. Đặc biệt, từ đầu năm 2018 đến nay, sản phẩm của huyện tham gia 3 cuộc xúc tiến thương mại giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, cụ thể: Hội chợ OCOP Xuân 2018 tại Hạ Long có 6 gian hàng, 4 đơn vị tham gia với 25 sản phẩm; Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử năm 2018 tại Uông Bí có 2 gian hàng, 2 đơn vị tham gia với 11 sản phẩm; Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc - Quảng Ninh năm 2018 với 6 gian hàng, tổng doanh thu gần 700 triệu đồng.

Hiện Ba Chẽ đang kêu gọi xúc tiến doanh nghiệp đầu tư vào dự án trồng tập trung cây ba kích tím (quy mô 1.500ha) và dự án trồng tập trung cây trà hoa vàng (quy mô 500ha) và xác định đây là 2 cây trồng chủ lực, hướng tới nâng cao các tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng quốc gia.

3.3. Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện Ba Chẽ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w