Kinh nghiệm phát triển sản phẩm OCOP

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 34)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

1.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm OCOP

Triển khai thực hiện Chương trình OCOP không thể nóng vội, phải bền bỉ và thực hiện liên tục theo chu trình để thúc đẩy sự sáng tạo liên tục của người dân. Đặc biệt là phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân, trọng tâm vai trò của đội ngũ cán bộ chuyên trách, đội ngũ chuyên gia và các tổ chức kinh tế là rất quan trọng. Từ đó, Huyện Ba Chẽ rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, coi Chương trình OCOP là một chương trình phát triển kinh tế quan trọng của cộng đồng. Do đó, cần nhận thức đúng về nó, ứng xử với nó đúng các quy luật kinh tế và gắn với lợi ích của đối tượng cần hướng tới phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị trong chỉ đạo triển khai thực hiện. Phân công lãnh đạo đứng đầu Ban Chỉ đạo/Ban Điều hành có đủ thẩm quyền quyết định các nhiệm vụ của Chương trình. Cần hình thành nên Bộ máy chỉ đạo đủ mạnh, có quy chế làm việc, có phân công phân nhiệm rõ ràng và thường xuyên kiểm điểm, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm. Cơ quan cấp huyện cần có từ 1-

2 cán bộ chuyên trách tham mưu giúp việc được đào tạo để có trình độ năng lực, nhận thức, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao.

Hai là, thường xuyên tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức, phương pháp, cách thức triển khai Chương trình đến đội ngũ cán bộ các cấp, đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất để tạo nên phong trào sâu rộng sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng về Chương trình, về sản phẩm OCOP; thông qua tập huấn, hội thảo, tọa đàm từ tỉnh đến cộng đồng dân cư. Từ đó kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương.

Ba là, tổ chức quản lý Chương trình khoa học theo hệ thống, từng khâu, từng bước thực hiện. Thiết lập được tính pháp lý của toàn bộ chương trình (Chu

trình, tài liệu hướng dẫn, Bộ Tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá và phân hạng sản phẩm, hệ thống chính sách,..). Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; thương hiệu của từng sản phẩm; kế hoạch chuyên biệt, cụ thể, bài bản về phát triển sản phẩm OCOP cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia. Trong đó, xác định hình thành chuỗi sản phẩm OCOP cấp tỉnh và chuỗi sản phẩm OCOP cấp quốc gia gắn với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi.

Bốn là, tập trung chỉ đạo điểm tạo bước đột phá ngay từ nhóm sản phẩm OCOP đầu tiên, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó tăng cường hướng dẫn hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố tiêu chuẩn, chất lượng, mã số mã vạch, dán tem truy suất nguồn gốc... đảm bảo theo quy định.

Năm là, coi trọng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình OCOP, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ hộ sản xuất sản phẩm thông qua việc đào tạo chuyên sâu về kiến thức quản trị kinh doanh, quản lý sản xuất; đẩy mạnh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để cọ sát, nâng cao, mở rộng tư duy, tầm nhìn, có chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Đây là cơ sở duy trì bền vững hệ thống sản xuất, dịch vụ của cả huyện.

Sáu là, xác định xúc tiến thương mại là bước then chốt của chu trình, Ba Chẽ đã tham gia hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm; Hội chợ OCOP Quảng Ninh; triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu, hình thành mạng lưới kết nối sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kết hợp với các hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu tạo lập, phát triển mở rộng thị trường cho các sản phẩm phát triển bền vững…

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điu kin t nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

- Huyện Ba Chẽ cách thành phố Hạ Long 95 km đi theo đường quốc lộ 18A từ Hạ Long đi Móng Cái. Từ ngã ba Hải Lạng đi thị trấn Ba Chẽ có 15km đường rải nhựa.

Ba Chẽ có vị trí nằm trên tọa độ địa lý: 21o7’40” đến 21o23’15” Vĩ Độ Bắc

107o58’5” đến 107o22’00” độ Kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn.

Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ, thành phố Cẩm Phả. Phía Đông giáp huyện Tiên Yên.

Phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

- Huyện Ba Chẽ tuy không nằm trên đường quốc lộ 18A nhưng trên địa bàn huyện có 3 tỉnh lộ đi qua: Tỉnh lộ 330: Hải Lạng - Ba Chẽ - Lương Mông - Sơn Động (Bắc Giang); Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba Chẽ) - Kỳ Thượng (Hoành Bồ); Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương (Cẩm Phả) phục vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội của huyện với các địa phương lân cận. Tỉnh lộ 329, đường Cửa Cái - Cái Gian đã được đầu tư tạo thuận lợi cho thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại TP. Cẩm Phả và TP. Hạ Long.

- Ba Chẽ là huyện có vị trí giáp ranh với các huyện lân cận như Tiên Yên, Hoành Bồ, các huyện này có thế mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp do vậy có điều kiện để tạo nên vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Tuy Ba Chẽ không gần các trung tâm kinh tế lớn trong tỉnh như các

đường bộ là Móng Cái (TP. Móng Cái); Hoành Mô (huyện Bình Liêu); cảng Mũi Chùa (huyện Tiên Yên) là điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa.

* Đặc điểm khí hậu

- Ba Chẽ nằm trong vùng khu hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc trưng sau:

- Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 21oC - 230C, về mùa hè nhiệt độ trung bình dao động từ 26 - 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,60C vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình dao động từ 12 - 160C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 01 đạt tới 10C.

- Độ ẩm không khí: tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao

nhất vào tháng 3,4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm không khí thấp hơn. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hoá theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.

2.1.1.2. Đất đai, địa hình

- Địa hình Ba Chẽ bị chia cắt bởi các dãy núi và các con sông, suối tạo thành những thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, manh mún. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 300 - 500m với độ dốc trung bình từ 20-25o. Nhìn chung với đặc điểm địa hình dốc, đất canh tác nông nghiệp ít, manh mún, không tập trung như huyện Ba Chẽ, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, khó khăn trong công tác đầu tư kinh phí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.

- Tuy không thuộc vùng núi cao nhưng địa hình chia cắt phức tạp nên phần lớn là đất dốc, thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp bị hạn chế, tiềm năng đất đai chủ yếu thích hợp cho kinh tế lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Hình 2.1.Bn đồ hành chính huyn Ba Ch, tnh Qung Ninh

Nguồn: Phòng TN&MT huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

2.1.2. Điu kin kinh tế xã hi

2.1.2.1. Kinh tế

Huyện Ba Chẽ gồm nhiều dân tộc chung sống (09 thành phần dân tộc), dân tộc thiểu số chiếm 80% dân số, trình độ dân trí không đồng đều, người dân trong huyện chủ yếu làm Lâm - Nông nghiệp; xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp chưa có tích luỹ, công nghiệp mới bắt đầu hình thành, dân cư phân bố rải rác; Tài nguyên rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của Ba Chẽ để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, trong đó đất rừng là ưu thế nổi trội của huyện để phát triển ngành lâm nghiệp, công nghiệp chế biến gỗ, ngoài ra thực vật rừng ở

đây phong phú, đa dạng có nhiều loài cây làm nguyên liệu, dược liệu, có nhiều cây đặc sản quí.

2.1.2.2. Xã hội

Hệ thống giao thông của huyện trong các năm gần đây đã được Tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là các tuyến đường liên xã, liên thôn. Các tuyến đường liên xã hiện đang được nâng cấp bê tông hoá đã góp phần tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Thc trng tiếp cn vn vay theo các ch th OCOP khác nhau

- Nguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân. - Nguồn vốn huy động qua Tiết kiệm và vay vốn. - Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh, huyện. - Nguồn vốn Trung ương.

- Doanh số cho vay. - Doanh số thu nợ.

- Tổng dư nợ toàn huyện.

2.2.2 . Thun li, khó khăn trong tiếp cn vn ca các ch th OCOP

- Thuận lợi, trong tiếp cận vốn của các chủ thể OCOP - Khó khăn trong tiếp cận vốn của các chủ thể OCOP

2.2.3 . Gii pháp tăng cường tiếp cn vn vay cho các ch th

OCOP

* Đối với các tổ chức tín dụng:

* Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại huyện Ba Chẽ: * Đối với chủ thể OCOP:

* Đối với nhà nước:

2.3. Các phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp thông tin th cp

Phòng Nông nghiệp huyện Ba Chẽ, Báo cáo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện BaChẽ; Báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Chẽ Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội liên hiệp Phụ nữ huyện, các bài báo số bài báo trên các tạp chí khoa học.

2.3.2. Phương pháp thu thp thông tin sơ cp

Thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp 9 tổ chức kinh tế đang tham gia chương trình OCOP (1 công ty, 3 hợp tác xã, 5 tổ hợp tác).

Tiến hành phỏng vấn sâu với đại diện Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn và 01 cuộc đối với cơ quan nhà nước.

2.3.3. Phương pháp x lý thông tin

2.3.3.1. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu và biểu đồ

2.3.3.2. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng chương trình Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

2.3.4. Phương pháp phân tích s liu

2.3.4.1. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. So sánh theo thời gian, theo cơ cấu kinh tế, theo vùng để xác định xu hướng, mức biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu. Thông qua phương pháp này ta rút ra được các kết luận về hiệu quả của tín dụng trước và sau khi vay.

2.3.4.2. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình tiếp cận tín dụng của các chủ thể OCOP.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Lượng vốn vay được: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng vốn mà các chủ thể được vay

- Số tiền bình quân một chủ thể được vay theo mục đích vay: Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trung bình mà một chủ thể được vay theo một mục đích vay cụ thể.

- Lãi suất và thời hạn cho vay: Chỉ tiêu này phản ánh lãi suất khoản vay ngân hàng cũng như thời hạn cho vay. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ vay vốn cho nông hộ. Vì lãi suất càng thấp, thời hạn vay càng dài sẽ càng hỗ trợ tốt hơn cho các chủ thể OCOP trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hệ thống tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Ba Chẽ

- Hình thức tổ chức phong phú, đa dạng với sự tham gia của nhiều đối tượng có liên quan: Phối hợp với các phòng, ban, ngành; Cơ quan khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Chính trị - Xã hội huyện Ba Chẽ tổ chức đối thoại doanh nghiệp thông qua các buổi Hội thảo, Hội nghị và giao ban nhằm kịp thời nắm bắt tháo gỡ những khó khăn, giải đáp và phản hồi các ý kiến, kiến nghị của Doanh nghiệp, đồng thời thông tin, phổ biến cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng, lãi suất và các cơ chế chính sách khác có liên quan. Tổ chức Chương trình kết nối, ký kết cho vay vốn trực tiếp giữa Ngân hàng - Doanh nghiệp; Doanh nghiệp tham gia chương trình cho vay bình ổn thị trường, tiểu thương tại chợ truyền thống trên địa huyện Ba Chẽ;

- Trong quá trình thực hiện kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp và theo đề nghị của Huyện, Ngân hàng đã mở rộng thêm đối tượng là hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, tiểu thương ở các chợ đầu mối….Từ đó, các đối tượng tiếp nhận, thụ hưởng lợi ích của chương trình ngày càng phong phú, đa dạng về thành phần kinh tế, ngày càng nhiều về lượng vốn tín dụng được hỗ trợ, giải ngân.

- Hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn huyện trong năm 2018 tăng

trưởng ổn định cả về doanh số cho vay, dư nợ cho vay, dư nợ tiền gửi, góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tính đến ngày 30/11/2018, tổng dư nợ cho vay đạt 366 tỷ đồng (Ngân hàng CSXH 191 tỷ đồng, Ngân hàng NNPTNT 175 tỷ đồng) tăng 16% so với cùng kỳ, trong đó dư nợ cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đạt 270 tỷ đồng tăng 16,3%CK (Ngân hàng CSXH 160 tỷ đồng, Ngân hàng NNPTNT đạt 110 tỷ đồng). Tổng dư nợ tiền gửi đạt 259,7 tỷ đồng tăng 17,4% CK (Ngân hàng CSXH 13,7 tỷ đồng, Ngân hàng NNPTNT 246 tỷ đồng),

trong đó dự nợ tiền gửi dân cư đạt 231,3 tỷ đồng tăng 11,5% CK (Ngân hàng CSXH 13,3 tỷ đồng, Ngân hàng NNPTNT 218 tỷ đồng). Đã có 3.061 lượt hộ, cá nhân, doanh nghiệp được vay vốn tín dụng, tăng 673 lượt vay so với cùng kỳ.

Trao đổi về vấn đề tiếp cận vốn của các chủ thể OCOP (Doanh nghiệp,

HTX, THT): Bà Đàm Thị Chạ, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, cho biết:

Thứ nhất, hầu hết các chủ thể OCOP sản xuất nông nghiệp có kinh doanh tốt, nhưng hệ thống hành chính yếu nên khó xây dựng được hồ sơ vay vốn theo yêu cầu phần lớn các chủ thể OCOP hiện nay có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng đủ điều kiện cho vay theo quy định; phương án kinh doanh thiếu tính khả thi. Để tiếp cận được vốn, trước hết, các chủ thể OCOP phải chuyển đổi mô hình hoạt động, giải quyết được những hạn chế… Đặc biệt, các cấp, ngành của huyện,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 34)