Những rào cản trong tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 87)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

3.3.4.Những rào cản trong tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP

- Các Doanh nghiệp (DN), Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác (THT) gặp khó

khăn trong việc tiếp cận tín dụng cũng đều phần lớn là do tài sản thế chấp, theo thống kê, một số DN, HTX, THT trên địa bàn đã từng bị ngân hàng từ chối hoặc chỉ được giải ngân một phần, nguyên nhân lớn nhất là do tài sản thế chấp không đủ điều kiện. Như vậy cũng giống như hộ gia đình, tài sản thế chấp (sổ đỏ, máy móc, trang thiết bị) hay nói cách khác là tài sản cố định là yếu tố quan trọng nhất trong việc tiếp cận tín dụng. Hơn nữa, đối với HTX sản xuất nông nghiệp, họ không có tài sản chung, chỉ là tập hợp một nhóm các thành viên tham gia HTX, do đó cũng không có tài sản cố định để tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng,

quỹ… Ngoài ra, xuất phát từ khó khăn nội tại của các hợp tác xã như năng lực quản trị còn yếu, điều kiện tiếp cận vốn chưa bảo đảm theo yêu cầu, các phương án đầu tư lại chưa đủ tin tưởng đối với các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, nguồn vốn hỗ trợ từ các Quỹ phát triển hợp tác xã còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hợp tác xã.

- Các HTX trên địa bàn đa phần là HTX tư nhân, do người dân tự thành lập và kêu gọi thành viên, có thể giải thể bất cứ lúc nào, một phần khác do HTX hoạt động chưa hiệu quả, chưa tạo được niềm tin của các ngân hàng.

- Bên cạnh rào cản về yêu cầu tài sản thế chấp, theo kết quả điều tra, các DN và HTX vẫn phải tiếp cận nguồn vốn với lãi suất cao. Ngoài chi trả lãi vay cao, để tiếp cận được nguồn vốn vay tín dụng các DN, HTX phải bỏ thêm các chi phí lót tay và quà tặng... Kết quả phân tích cho thấy, DN, HTX có chi ra các khoản chi phí lót tay và quà tặng sẽ giúp tăng xác suất món vay được chấp thuận từ các tổ chức tín dụng.

- Trong quá trình xử lý các hồ sơ xin vay từ các tổ chức tín dụng, vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) với các DN lớn, giữa các loại hình DN sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước.

- Một yếu tố tác động tích cực đến khả năng tiếp cận vốn của DN, HTX là kinh nghiệm hoạt động cũng như quy mô hoạt động trên thị trường, tuy nhiên, thực tế ở đây cho thấy, các DN và HTX ở địa phương chủ yếu là DN nhỏ, hoạt động sản xuất ở quy mô nhỏ do vậy cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Khả năng kinh doanh còn yếu kém cũng là một yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng. Các DN, HTX vẫn còn rất hạn chế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, kỹ năng quản trị và tiếp thị, thậm chí còn kinh doanh theo kinh nghiệm hay chụp giật.

- Nguồn ngân sách Nhà nước hiện nay còn rất hạn chế. Một số chương trình, gói hỗ trợ chưa phát huy như công tác đào tạo, thị trường, giới thiệu về sản phẩm khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại chưa được phát huy một

cách tối đa. Thông tin, tổ chức cung cấp thông tin về DN, HTX còn hạn chế, chưa được minh bạch hóa.

- DN chưa quan tâm đến đào tạo, tư vấn, thông tin từ các chương trình mà chủ yếu qua thông tin không chính thức, nên việc cập nhật chính sách còn hạn chế, dễ bị tác động bởi sự biến động môi trường.

- Trình độ quản lý của các DN cũng như HTX còn yếu kém, công nghệ lạc

hậu, thông tin kém minh bạch, khả năng đáp ứng đủ điều kiện hồ sơ vay vốn ngân hàng còn hạn chế. Nhiều DN thiếu chiến lược kinh doanh, phương án kinh doanh chưa khả thi; sản phẩm thiếu tính cạnh tranh, chưa tạo vị thế, thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt, DN thường thiếu tài sản đảm bảo, chưa có thói quen mua bảo hiểm rủi ro, thiếu hiểu biết về cơ chế, chính sách, các gói tín dụng của các định chế tài chính, các chương trình bảo lãnh, hỗ trợ của Chính phủ.

- Một số tổ chức tín dụng chưa mặn mà với các khách hàng DN, HTX, do

quy mô, hiệu quả tín dụng không cao, thời gian thẩm định lâu hơn, một phần do quy mô và hiệu quả tín dụng không cao, trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cao.

3.3.5. Thun li, khó khăn trong tiếp cn vn ca các Công ty, Hp tác xã, T hp tác (ch th OCOP)

3.3.5.1. Về thuận lợi

- Để tháo gỡ khó khăn giúp chủ thể OCOP chủ động về nguồn vốn, phát huy tốt vai trò là tổ chức hỗ trợ nông dân và thành viên phát triển sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Chẽ chủ trương tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho chủ thể OCOP như điều hành chủ động, linh hoạt các mức lãi suất của Ngân hàng để kiểm soát và điều tiết lãi suất thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ; thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa TCTD và khách hàng, trong đó có chủ thể OCOP.

- Các chủ thể OCOP vay vốn, thì phải có tài sản thế chấp, hoàn tất thủ tục hồ sơ vay vốn rất lâu, vì vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

huyện Ba Chẽ đã tạo điều kiện giải quyết cho cá nhân thành viên các chủ thể OCOP vay, mỗi thành viên được vay từ 100 - 150 triệu không cần tài sản thế chấp; để các chủ thể OCOP tăng khả năng tiếp cận vốn, tín dụng, Chi nhánh đã nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng để tăng cường khả năng cho vay không có tài sản bảo đảm nhằm tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm cho chủ thể OCOP, bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp, tạo điều kiện cho các chủ thể OCOP tiếp cận vốn, tín dụng.

3.3.5.2. Về khó khăn đối với các chủ thể OCOP

- Thủ tục vay: Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

+ Hồ sơ pháp lý gồm: Quyết định thành lập (nếu pháp luật quy định phải có); Điều lệ doanh nghiệp hoặc văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu tổ chức theo quy định của điều lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép, chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề theo quy định phải có); Giấy chứng nhận đầu tư; Quyết định giao vốn, biên bản góp vốn; Danh sách thành viên sáng lập; Văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật; các giấy tờ khác.

+ Hồ sơ kinh tế: Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ; báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất; các loại báo cáo kế toán theo yêu cầu của Ngân hàng NN và PTNT (bảng cân đối kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo quyết toán 2 năm liền kề, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kiểm toán.

+ Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn; Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống và các giấy tờ có liên quan đến dự án, phương án (Quyết định đầu tư, giấy phép xây dựng, báo cáo thẩm định thiết kế cơ sở, báo cáo thẩm định tác động môi trường văn bản phê duyệt thiết kế, dự toán...); các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các chứng từ liên quan sử dụng vốn vay (xuất trình khi giải ngân tiền vay); Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định

của Điều lệ doanh nghiệp hoặc tổ chức về việc chấp thuận cho cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh để vay vốn;

- Điều kiện vay, gồm các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định (giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản, báo cáo tiến độ hình thành tài sản trong trường hợp nhận tế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai).

- Thế chấp tài sản, các chủ thể OCOP hiện nay hầu hết đều chưa có trụ sở chính thức, chủ yếu là đi thuê, đi mượn, nên không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không có giá trị lớn. Một khó khăn nữa đối với các chủ thể OCOP hiện nay là khi mua đất để làm trụ sở nhưng lại không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vì vậy không thể coi đó là tài sản thế chấp vay vốn.

- Lập phương án sử dụng vốn, đối với các chủ thể OCOP, trước khi vay vốn, cần phải xây dựng được phương án vay tiền, vay bao nhiêu, trả nợ như thế nào. Hiện tại, năng lực của các chủ thể OCOP đang rất yếu, thành viên của chủ thể OCOP chủ yếu là các nông dân, kiến thức tài chính còn hạn chế. Chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính còn hạn chế, công tác hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch.

Từ kết quả điều tra, khảo sát phỏng vấn tại các cơ sở chủ thể OCOP, Giám đốc Hợp tác xã kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ, ông Vũ Văn Minh chia sẻ:

“HTX đã làm theo các yêu cầu của ngân hàng, nhưng khi mang phương án kinh doanh đến trình bày thì họ vẫn lắc đầu, yêu cầu đủ thứ thủ tục. Tôi nghĩ, ngân hàng không muốn cho HTX vay vốn vì sợ rủi ro, chứ không phải phương án kinh doanh không khả thi; Nhà nước đã quy định, HTX được vay vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, nhưng việc tiếp cận các nguồn vốn trên là vô cùng khó khăn”.

3.3.5.3. Về khó khăn đối với Ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tạo điều kiện về nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và HTX nói riêng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015 và Nghị định 116/2018 sửa đổi, bổ sung về chính sách tín dụng đầu tư phát triển nông

nghiệp, nông thôn. Theo đó, các chủ thể OCOP được tổ chức tín dụng cho vay đến tiền tỷ để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, chính sách này vẫn chưa đi vào thực tiễn sau nhiều năm triển khai.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 87)