Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 25 - 29)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

Dư luận xã hội là một trong những biểu hiện sớm nhất của ý thức xã hội, nó phụ thuộc vào những quy định của các quan hệ xã hội cụ thể. Nguyên lý lý luận của chủ nghĩa duy vật chỉ rõ: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Dư luận xã hội là một bộ phận cấu thành hệ thống tinh thần xã hội, do đó nó được quy định bởi tồn tại xã hội, nhưng nó lại tác động trở lại một cách tích cực với tồn tại xã hội. Đặc điểm của dư luận xã hội là một cấu trúc tinh thần – thực tế đã chỉ rõ mối quan hệ này.

Việc tìm hiểu bản chất dư luận xã hội cũng phải được xuất phát từ việc nghiên cứu các quy luật chung của sự phát triển xã hội loài người và quy luật nhận thức. Chủ nghĩa Mác đã khám phá ra quy luật này, điều đó cho phép mở đầu những nghiên cứu bản chất của dư lunạ xã hội một cách khoa học. Cụ thể hóa những vấn đề cơ bản của triết học ứng dụng trong xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác nhận thấy rằng: ý thức xã hội chính là sự phản ánh

thực tại xã hội và bất cứ một sự xuất hiện nào của ý thức xã hội (kể cả dư luận xã hội) đều là sự phản ánh quá trình sống của con người.

Khi nghiên cứu khía cạnh nhận thức của dư luận xã hội người ta luôn phải lưu ý đến 3 điểm quan trọng. Đó là, dư luận xã hội phản ánh thực tế, 2. Dư luận xã hội đi vào mỗi dạng ý thức xã hội, 3. Dư luận xã hội bao gồm cả “nhận thức thông thường và nhận thức lý thuyết”

Dư luận xã hội tồn tại và phát triển tương đối độc lập với các hình thái ý thức xã hội và nó đi vào “mỗi dạng của ý thức xã hội” mang tính lịch sử cụ thể. Điều đó có nghĩa là sự xâm nhập của dư luận xã hội vào các dạng ý thức xã hội khác nhau ở các giai đoạn phát triển loài người, là kết quả tác động của yếu tố xã hội lẫn yếu tố nhận thức.

Do dư luận xã hội là một hình thức biểu hiện của trạng thái ý thức xã hội trên các mặt tư tưởng, cảm xúc và ý chí. Xét trên khía cạnh nhận thức, trong dư luận xã hội luôn có cái đúng và cái sai, lẽ phải và sự lầm lẫn, vì quá trình nhận thức được phản ánh trong dư luận xã hội không hoàn toàn tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt của nhận thức chân lý. Hêghen có lý khi ông cho rằng: trong dư luận xã hội có cả cái thật và cái giả. Tính chất này tạo nên đặc điểm dễ thay đổi của dư luận xã hội và thể hiện tính biện chứng của dư luận xã hội.

Tựu chung lại, các yếu tố nói trên cho thấy dư luận xã hội có các đặc điểm sau:

(1) Nó có tính công chúng

(2) Nó liên hệ chặt chẽ với quyền lợi của các cá nhân và các nhóm xã hội (3) Dễ thay đổi

Để trở thành dư luận xã hội, các hiện tượng các sự kiện xã hội phải trải qua một số giai đoạn. Có thể hình dung được con đường này như sau: khi có một sự kiện nào đó xuất hiện và tác động lên số đong thì mỗi người trong số

đông đó đưa ra ý kiến riêng, nói lên đánh giá của mình, bên trong các nhóm xã hội nhỏ nhất, các ý kiến tập thể được hình thành, do có sự tương tác của các cá nhân, sau đó trở thành dư luận xã hội trong các nhóm xã hội lớn.

Lợi ích xã hội là nhân tố chi phối sâu sắc nhất đến sự hình thành dư luận xã hội. Lợi ích cá nhân rất nhạy bén trong sự hình thành ý kiến cá nhân. Ý kiến của nhóm được coi là đơn vị tạo nên “chất” của dư luận xã hội. Con đường vận động từ ý kiến cá nhân qua ý kiến nhóm, để hình thành dư luận xã hội là một quá trình biện chứng. Sự phát triển của các “tầng” ý kiến này quy định cường độ của dư luận xã hội về một hiện tượng nào đó.

Các bước trên cho thấy ba giai đoạn phát triển cơ bản của dư luận xã hội như sau: (1) Hình thành, (2) Thể hiện, (3) Hiện thực hóa trong thực tế.

Yếu tố tác động đến quá trình hình thành dƣ luận xã hội

(1) Dư luận xã hội phụ thuộc vào tính chất, quy mô các hiện tượng, các sự kiện xã hội. Trong đó tính lợi ích và tính công chúng là quan trọng nhất.

(2) Hệ tư tưởng, trình độ hiểu biết, năng lực văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành dư luận xã hội. Ở đây, hệ tư tưởng giữ vai trò chủ đạo.

(3) Sự tham gia của quần chúng đối với các sinh hoạt chính trị - xã hội, thái độ cởi mở, tinh thần dân chủ trong các hoạt động này được coi là tác nhân kích thích sự tích cực của quần chúng để thể hiện dư luận xã hội.

(4) Những yếu tố tâm lý, không khí đạo đức trong tập thể lao động, thói quen tâm trạng, ý chí của các cộng đồng người đều có tác động đến sự hình thành dư luận xã hội.

Các chức năng của dƣ luận xã hội

(1) Chức năng điều hòa quan hệ xã hội: trong đời sống thường có những khác biệt về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội, những khác biệt đó có thể dẫn đến xung đột xã hội. Dư luận xã hội có khả năng điều hòa các quan hệ xã hội, làm giảm bớt những căng thẳng xã hội, bảo vệ các hành vi vì lợi ích chung, vì tiến bộ chung. Ở những xã hội kém phát triển, trong một số trường hợp, dư luận xã hội còn có sức mạnh hơn cả pháp luật.

(2) Chức năng giáo dục: dư luận xã hội có ý nghĩa đối với việc hình thành nhân cách con người. Trong xã hội, hành vi cá nhân bị chế ước bởi dư luận xã hội, thông qua sự đánh giá (tốt, xấu, khen, chê), để người ta lựa chọn các phương án ứng xử, duy trì các khuôn mẫu hành vi có tác dụng trên các tầng của tổ cức xã hội, từ người dân ở cơ sở dến các cán bộ có cương vị trong hệ thống quản lý.

(3) Chức năng kiểm soát: thông qua sự đánh giá của quần chúng về các hiện tượng xã hội cho thấy những thông tin nhiều mặt về tình trạng xã hội, để bộ máy quản lý, lãnh đạo xem xét các hoạt động có phù hợp với lợi ích xã hội hay không? Đối với chức năng này, yếu tố công khai đặc biệt quan trọng. Chỉ trên cơ sở công khai, chức năng kiểm soát của dư luận xã hộ mới phát huy được tác dụng.

(4) Chức năng khuyên bảo: trước những vấn đề khó khăn, phức tạp, thông qua sự đánh giá của số đông, dư luận xã hội có thể đưa ra các kiến nghị, các đề xuất cần thiết để cá nhân, hoặc tổ chức xã hội xem đó như những lời khuyên, nhằm lựa chọn các phương án ứng xử, định hướng hoạt động.

Việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội ở các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội ở Việt Nam hiện nay gắn liền với quá trình đổi mới đất nước. Chủ

trường mở rộng nền dân chủ, làm thay đổi những giá trị cơ bản trong xã hội đã và đang đặt ra với yêu cầu mới đối với yếu tố con người, làm tăng tính tích cực chính trị của công dân, đó là dấu hiệu cần thiết để người dân bày tỏ thái độ và sự đánh giá của họ đối với các sự kiện, hiện tượng xã hội, từ đó tác động đến tính năng động xã hội đối với thực tiễn cuộc sống. [29]

Có thể thấy rằng, dư luận xã hội không chỉ là những hạt nhân nhận thức và lý trí mà còn cả các yếu tố tình cảm, thái độ của cộng đồng người đối với vấn đề đang diễn ra. Sống trong một cộng đồng, cá nhân không chỉ tìm hiểu, phân tích và nhận thức về môi trường sống mà còn tìm cách xác định mối quan hệ của mình đối với các sự kiện diễn ra đồng thời tạo cho mình cách ứng xử phù hợp trước cuộc sống thực tế. Việc phân tích dư luận xã hội của người dân thành phố Biên Hòa về vấn đề nhiễm chất độc hóa học/Dioxin cho thấy sự đánh giá của dư luận xã hội về tình trạng môi trường ở khu vực gần sân bay Biên Hòa hiện nay. Thông qua sự đánh giá của dư luận xã hội, của cơ chế hình thành và thể hiện dư luận xã hội, của chức năng trong dư luận xã hội (chức năng điều hòa mối quan hệ, chức năng giáo dục, chức năng khuyên bảo) để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân và giảm thiểu tình trạng phơi nhiễm mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 25 - 29)