Nội dung thông điệp người dân thường được nhận liên quan chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 47 - 50)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.3Nội dung thông điệp người dân thường được nhận liên quan chất

hóa học/dioxin

Bên cạnh việc tìm hiểu người dân biết được thông tin về CĐHH/dioxin qua phương tiện truyền thông đại chúng và qua các nguồn truyền thông trực tiếp như thế nào, chúng tôi còn tìm hiểu những thông tin điệp về dioxin mà người dân nhận được. Các thông tin mà người dân được tiếp nhận tập trung vào nguyên nhân, hậu quả và giải pháp nhằm hạn chế tác hại của dioxin. Trong đó, người dân được nhận các thông tin liên quan đến tác hại của dioxin cao nhất (91,5%), và 79,% người trả lời được nhận thông tin về nguyên nhân nhiễm dioxin và chỉ có 39,2% người dân được nhận các thông điệp liên quan đến yếu tố làm giảm tác độc của dioxin.

“Những tác hại về dioxin đã thông báo nhưng nó chưa rộng rãi với dân chúng. Tác hại hậu quả người dân biết rõ và biết được khu vực nào trên địa bàn sinh sống là khu vực trọng tâm, có nồng độ dioxin rất cao nhưng vẫn chưa sâu rộng. Người dân vẫn còn nghi ngờ, mù mờ không biết là đúng hay không” (PVS, PCT phường Trung Dũng, VP BCĐ 33, 2008)

Bảng 2.4: Mức độ tiếp nhận các nội dung về dioxin (%)

STT Bằng cách Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng 1 Nhận rõ tác hại dioxin 65,6 21,4 4,5 8,5 100,0 2 Nguyên nhân của việc

nhiễm dioxin

49,0 23,6 6,5 20,9 100,0 3 Các yếu tố làm giảm

sự tác động

11,6 10,4 17,2 60,8 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 tại phường Trung Dũng và Tân Phong, 2008

Những hạn chế trong việc cung cấp thông tin về nhiễm độc dioxin đã làm giảm hiệu quả truyền thông. Do đó dẫn đến tình trạng đa số người dân không nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc ô nhiễm môi trường sống

tại địa bàn của họ và như vậy, họ cũng sẽ không quan tâm đến việc phải phòng/tránh hoặc không biết phải làm thế nào để giảm thiểu sự xâm nhập chất độc có hại từ môi trường vào cơ thể con người.

“Chúng ta khẳng định là vùng của ta đã bị nhiễm dioxin từ lúc có chiến

tranh đến bây giờ. Tức là đến bây giờ nó đã nhiễm cả vào người chúng ta rồi. Bây giờ người ta khuyến cáo không được dùng thực phẩm, rau xanh ở khu vực này. Thế nhưng người ta không chuyển đổi ngành nghề gì được và vì miếng cơm manh áo người ta cứ trồng rau, nuôi cá. Trong mỡ cá, mỡ lợn, con gà đã uống nước vùng này là bị nhiễm rồi...đem ra chợ bán...người dân cứ mua, cứ ăn...” (TLN hộ gia đình khu phố 9,11 phường Tân Phong, BCĐ

33, 2008)

“... ngay cả vùng ai cũng biết dioxin tồn phá rất nhiều, ông bảo vệ hồ

Biên Hùng nói rằng ông vẫn câu cá về ăn có sao đâu, tức là nhận thức của người dân vùng bị ô nhiễm hiện nay thì báo với các anh là người ta cũng chưa tin vào kết quả khảo sát của mình vì nó không có gì cụ thể...” (Thảo

luận nhóm cán bộ các sở ban ngành, 2008)

“Ở nơi khác thì tôi không biết thế nào chứ theo tôi ở Đồng Nai này thì

người dân ít biết đến lắm. Chỉ biết qua đài truyền hình của trung ương thôi chứ đài của tỉnh thì cũng ít đưa tin này lắm. Cần phải phát động phong trào rầm rộ trong cả nước đòi bồi thường của Mỹ. Nghiên cứu kỹ về chính sách tạo điều kiện cho người dân tăng thêm hiểu biết về vấn đề này”. (PVS,

N.T.P, nam, 59 tuổi, phường Trung Dũng, 2008)

Những thông tin cung cấp cho người dân cũng chưa chính xác, cụ thể do vẫn còn dè dặt vì chính quyền địa phương sợ ảnh hưởng đến đầu tư vào địa phương:

“Tôi cho rằng những thông điệp về dioxin nó lệch vì báo chí đo lường

là vênh nhau, phản ánh việc truyền thông đến người dân là cũng lệch. Đối tượng tiếp nhận, quan tâm đến những thông điệp đó cũng bị lệch như tác động từ ăn uống… việc công bố về dioxin vẫn còn dè dặt. Một số ý kiến cho rằng nếu chúng ta công khai thì ảnh hưởng đến du lịch, thu hút đầu tư, ảnh hưởng đến xuất khẩu” (PVS, T.H.H, nam, phòng y tế Biên Hòa, 2008)

Cũng theo lời kể của anh T.H.H, cán bộ phòng y tế Biên Hòa – người trực tiếp tham gia và đưa các đoàn nghiên cứu ở Biên Hòa cho biết:

“Nói về dioxin khoảng 10 năm gần đây thôi. Sau khi phát hiện những

người dân nơi đây có biểu hiện bị nhiễm dioxin thì bắt đầu người ta mới khảo sát và các hoạt động tư vấn, tuyên truyền. Qua quá trình đó thì nhận thức của người dân được nâng lên rất nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng tham gia các buổi tuyên truyền nên trong gia đình có người đi nghe thì người ta hiểu còn người ở nhà chỉ biết được thông tin qua tờ rơi. Có những nhà người ta giữ lại, nhưng có những nhà do dán lâu nó bong tróc nên vứt đi… Ở địa phương mình đưa ra dự án rất khó, họ trông chờ vào dự án, chương trình này đã có dự án rồi thì mình (chính quyền) không làm nữa. Chúng ta đau đáu về đối tượng mà không nghĩ đến hiệu quả lâu dài của dự án…” (PVS số 1, cán

bộ phòng y tế Biên Hòa, nam, 2013)

Truyền thông đã đóng góp vai trò tích cực trong việc nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dioxin. Tuy nhiên, đa số người dân chưa nhận được các thông tin chi tiết về sự tồn tại của dioxin trong môi trường, cũng như cách phòng chống phơi nhiễm dioxin một cách hiệu quả. Điều này ảnh hưởng đến sự đánh giá của người dân về vấn đề dioxin.

Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƢỜI DÂN VỀ VẤN ĐỀ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC/DIOXIN TẠI BIÊN HÕA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 47 - 50)