Hoạt động truyền thông trực tiếp về chất độc hóa học/dioxin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 44 - 47)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.2Hoạt động truyền thông trực tiếp về chất độc hóa học/dioxin

Không chỉ nhận thông tin liên quan đến dioxin từ các phương tiện thông tin đại chúng, việc truyền thông còn được tiến hành với nhiều hình thức khác nhau và thông qua việc truyền thông trực tiếp giữa các cá nhân hoặc liên cá nhân. Để làm rõ vấn đề này, đề tài đã đưa ra các mức độ: Thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, không bao giờ để người dân đánh giá về việc cung cấp thông tin về chất độc hóa học/dioxin của các tổ chức đoàn thể cũng như trong sự trao đổi trực tiếp của người dân. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3: Các nguồn cung cấp thông tin về chất độc hóa học/dioxin trong các hoạt động truyền thông trực tiếp (%)

STT Nguồn thông tin Thường

xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng 1 Hội Phụ nữ 1,8 11,0 17,5 69,7 100,0 2 Hội Chữ thập đỏ 2,3 7,0 5,8 85,0 100,0

3 Hội Cựu chiến binh 5,5 5,8 7,0 81,7 100,0

4 Tổ chức y tế, sức khỏe, môi trường

1,8 6,3 10,8 81,1 100,0

5 Bà con, hàng xóm 15,3 24,4 7,5 52,5 100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 tại phường Trung Dũng và phường Tân Phong năm 2008)

Người dân tại hai phường Tân Phong và Trung Dũng đã nhận những thông tin về dioxin thông tin thông qua các tổ chức khác nhau, tuy nhiên trong các hoạt động truyền thông trực tiếp thì người dân thường xuyên nhận được thông tin qua người hàng xóm/bà con cao nhất (15,3%). Tỷ lệ tiếp cận thông tin qua Hội Cựu chiến binh xếp thứ 2 (5,5%), hội Chữ thập đỏ xếp thứ 3 (2,3%) và cuối cùng là các tổ chức y tế, sức khỏe, môi trường (1,8%).

Thông thường tại các nước phát triển, các thông tin về môi trường, sức khỏe thường được các hiệp hội chuyên môn về môi trường và y tế tiến hành các hoạt động truyền thông và can thiệp rất lớn. Rất nhiều vấn đề môi trường, sức khỏe được các hội này nêu ra để thúc đẩy sự can thiệp của chính quyền các cấp. Việc đưa thông tin và với dư luận xã hội được tạo ra trên cơ sở các thông tin này, cùng với sức mạnh của các phương tiện truyền thông đã tạo thành một áp lực để chính quyền có trách nhiệm can thiệp và giải quyết hoặc giải trình một cách có hiệu quả các vấn đề được thông tin cho nhân dân và được nhân dân quan tâm. Đối với vấn đề dioxin tại Biên Hòa, các thông tin từ các hiệp hội/tổ chức y tế và môi trường chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Thông qua các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đối với cán bộ chính quyền các cấp,

các cơ quan có liên quan và người dân, chúng tôi nhận thấy hầu hết thông tin người dân hoặc cán bộ nhận được qua tổ chức y tế và môi trường thường chỉ là thông qua các hoạt động điều tra, khảo sát mà người dân tham gia trong vai trò là người cung cấp thông tin hoặc người lấy mẫu xét nghiệm.

Ngoài việc tìm hiểu các nguồn cung cấp thông tin cho người dân thông qua các tổ chức đoàn hội thì chúng tôi tìm hiểu việc cung cấp thông tin về CĐHH/dioxin trong các buổi họp tổ dân phố.

Biểu đồ 2.3: Bàn bạc dioxin tại các cuộc họp tổ dân phố

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 tại phường Trung Dũng và Tân Phong, 2008

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 10% tổng số người được hỏi nói rằng khi họp tổ dân phố vấn đề dioxin thường xuyên được đem ra bàn bạc, 25,3% trả lời vấn đề này thỉnh thoảng có được thông tin tại các cuộc họp của tổ dân phố và 19,5% cho rằng hiếm khi có được những thông tin này từ các cuộc sinh hoạt và họp tổ dân phố. Tỷ lệ này chắc chắn bị phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tham gia sinh hoạt tổ dân phố của người trả lời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 44 - 47)