Đời sống tinh thần của nạn nhân chất độc da cam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 63 - 67)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3.2Đời sống tinh thần của nạn nhân chất độc da cam

3.3 Dƣ luận xã hội về ảnh hƣởng của chất độc hóa học/Dioxin đời vớ

3.3.2Đời sống tinh thần của nạn nhân chất độc da cam

Như đã trình bày ở phần lý thuyết, Dư luận xã hội có chức năng giáo dục. Chức năng giáo dục của dư luận có ý nghĩa trong việc hình thành nhân cách con người. Trong xã hội hành vi bị ước chế bởi dư luận xã hội, thông qua sự đánh giá (tốt, xấu, khen, chê), để người ta lựa chọn phương án ứng xử, duy trì khuôn mẫu hành vi. Vì không hiểu và không được cung cấp thông tin đầy đủ về hậu quả của chất độc hóa học nên trong một thời gian dài dư luận

xã hội của cả nước nói chung và ở Biên Hòa nói riêng thường cho rằng những gia đình sinh con ra dị dạng, quái thai là những gia đình sống thất đức, ăn ở ác nên con cái phải gánh chịu hậu quả. Từ cách hiểu sai về bản chất của sự việc nên họ đưa ra các cách thức ứng xử không phù hợp. Họ không giao lưu, tiếp xúc với các gia đình như vậy, không cho con chơi với đứa trẻ trong gia đình đó.

“Nhà cô T có đứa con bị bại não, chân tay run rẩy, bị bẩm sinh. Ngày trước chưa biết nguyên nhân do dioxin nên người ta thường xa lánh và không ai quan tâm hỏi thăm” (PVS, người, nam, phường Trung Dũng 2008)

“Ngày trước cháu thường bị bạn bè trêu trọc và có khi bị đánh. Cháu không chơi được ai trong xóm vì không theo kịp. Những đứa trẻ cùng tuổi thì đi học đi làm hết. Không ai chơi với nó” (PVS, người dân, nam, 2008)

Cách cư xử như vậy đã làm cho gia đình nạn nhân chất độc da cam tổn thương, họ đã vất vả, đau khổ và càng buồn tủi hơn khi bị cộng đồng xa lánh. Từ khi địa phương và các phương tiện truyền thông đại chúng nói về hậu quả chất độc hóa học thì tâm lý của gia đình có nạn nhân chất độc da cam đã bớt nặng nề hơn trước. Cộng đồng dân cư đã có thái độ thông cảm với họ và không xa lánh như trước:

“Bà con ở đây rất thông cảm và rất thương. Những người có cùng cảnh ngộ như tôi họ thông cảm và đến chia sẻ” (PVS, người dân, nam, 2008)

“Dân ở đây người ta cũng thông cảm lắm, người ta cũng chia sẻ vì đây là hậu quả chiến tranh mà. Nếu đặt mình vào địa vị đó thì mình cũng thấy khổ tâm, đau xót chứ. Thêm nữa những người bị họ cũng ý thức về mình và họ tranh tiếp xúc với người khác. Nghĩ thấy thương” (PVS số 1, cán bộ phòng y

tế Biên Hòa, nam, 2013)

nhân gia đình. Những gia đình mà có người bị nhiễm dioxin thì con cái trong gia đình rất khó lấy vợ, lấy chồng. Như trường hợp gia đình nhà bà N, phường Trung Dũng theo lời kể của cán bộ địa phương:

“Như gia đình bà N bị chất độc da cam đang làm chế độ để được hưởng nhưng khi định nêu lên báo làm bằng chứng để đòi quyền lợi với bọn Mỹ thì 2 con không đồng ý vì sợ nêu ra thì ảnh hưởng đến đời sống và tương lai, khó lấy vợ” (TLN cán bộ đoàn thể phường Trung Dũng, 2008)

Hay như trường hợp:

“Nhà nước và cộng đồng lo giúp cho người ta, nếu giải quyết không

đến nơi đến chốn có khi người ta bị thiệt thòi. Ví dụ con cái người ta lấy vợ, lấy chồng, không cẩn thận những đứa trẻ bị nhiễm trong cộng đồng cũng bị xa lánh, bị kỳ thị. Thậm chí có một số vị chưa phải vào tình trạng đó, mới chỉ là dạng nghi nhiễm. Trước đây vài năm có đoàn học viện quân y người ta vào đây, người ta đưa đi lấy mẫu sinh tiết thì hàng xóm cũng đã ngại ngại rồi cho nên người ta không muốn hưởng cái đó trừ những người có biểu hiện rõ ràng, nhìn rõ 100% rồi. Có những người người ta nói thật nhưng có những người nói cháu bó bị bệnh tật, bị bại liệt từ bé. Quan hệ với những người bị nhiễm chất độc da cam thân thiện không có vấn đề gì, nhưng kỳ thị ở chỗ ví dụ con anh này bị chất độc da cam giờ chưa xây dựng gia đình muốn lấy con tôi thì khó hơn vì trong thông tin về chất độc da cam không phải ảnh hưởng 1 thế hệ mà 3 thế hệ sau vẫn bị. Do đó không muốn cho lấy, kỳ thị không phải là khinh dẻ mà sợ ảnh hưởng đến con cháu sau này (PVS số 3, cán bộ dân số, nữ, phường Tân Phong, 2014)

“Có những người họ không cần, họ sợ ảnh hưởng đến gia đình. Thậm chí có những người con gái nói với bố là bố không được nhận gia đình mình nhiễm Dioxin bởi vì người yêu sẽ bỏ. Có những người người ta chấp nhận

nhưng có những người người ta không thừa nhận”. (PVS số 1, cán bộ phòng

Y tế Biên Hòa, nam, 2013)

Bản thân và gia đình nạn nhân cảm nhận sự mất mát, nỗi đau với họ là quá lớn. Những sự mất mát trong cuộc sống, sự thiếu thốn về vật chất, những nỗi lo về con cái đã tạo nên áp lực, căng thẳng, buồn phiền cho gia đình họ.

Trường hợp gia đình chị H, chồng chị tham gia chiến tranh nên bị nhiễm dioxin. Anh chị có 4 người con, người con thứ 2 bị mất khi 5 tuổi, người con thứ 3 nghi bị nhiễm dioxin. Điều kiện hoàn cảnh gia đình chị rất khó khăn. Chị đã nói thật lòng và hết sức khổ tâm:

“Tôi sinh được 4 cháu nhưng hiện giờ còn 3 cháu. Cháu thứ hai sinh ra khi được 5 tuổi thì cháu mất. Đứa đầu thì còn đỡ chứ tôi nuôi con vất vả lắm. Đứa con thứ ba của tôi sinh ra đã bị bệnh, sinh ra nó yếu lắm. Nó không như những đứa trẻ bình thường khác. Chúng tôi lo lắng nhiều lắm nhưng không biết phải làm sao, vừa thương con, vừa thương mình. Tủi thân lắm, nhiều đêm không ngủ được. (PVS số 9, người dân, nữ, phường Tân Phong, 2014)

Cũng giống hoàn cảnh có người thân bị nhiễm chất độc da cam như chị H, bác T cũng rất lo lắng và trăn trở về cuộc sống của con cháu mình sau này:

“Tôi bây giờ tay trái không nâng được lên, nửa người tay trái bị teo, ho, tức ngực, mất ngủ, viêm đa khớp, khó thở, đủ thứ bệnh. Bây giờ đến con tôi và hiện tại tôi đang lo cho cháu tôi. Bây giờ cháu hay ốm vặt như thế, cần cho tổ chức khám để xác nhận cho cháu và cho cháu có chế độ sau này. Đây là hai vấn đề, thứ nhất là về nòi giống, vấn đề thứ hai là chính trị xã hội, trên cơ sở này để mình tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ. Còn thu nhập đối với tôi tăng thêm 100- 200 không quan trọng, nhưng tôi chết đi thì con tôi, cháu tôi sẽ ra sao?” (PVS số 8, người dân, nam, phường Tân Phong, 2013)

Như trường hợp của anh Đặng Ngọc T làm việc trong sân bay Biên Hòa, năm 1991 anh lấy vợ và sống ở khu tập thể trong sân bay. Năm 1999 chuyển ra ngoài ở. Vợ và con anh bị nhiễm dioxin. Anh nói nhiều lúc anh không dám nghĩ nhà mình có người bị nhiễm dioxin vì nghĩ đến anh rất sợ.

“Tôi đi bộ đội năm 20 tuổi, sau đó học trường sĩ quan ở Nha Trang. Tôi không tham gia kháng chiến chống Mỹ nhưng tham gia đợt chiến tranh biên giới Campuchia. Năm 1980 đến nay, tôi làm việc ở sân bay Biên Hòa. Nhà tôi có 2 người nhiễm dioxin là vợ và con trai út. Vợ tôi thường xuyên bị nhức đầu, ốm đau, thường xuyên phải nghỉ làm. Còn con trai tôi thì lồng ngực phát triển không bình thường. Lồng ngực của cháu nhô ra theo tuổi của cháu…Tôi sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con cháu sau này, và nặng nề về mặt tâm lý. Nhiều lúc tôi không dám nghĩ… nghĩ đến tôi rất sợ” (PVS, Đặng

Ngọc T, 54 tuổi, phường Tân Phong, 2013)

Những lời tâm sự của các thành viên trong gia đình có nạn nhân chất độc da cam đã khiến cho chúng ta thấy rằng không có hình ảnh nào diễn tả được hết nỗi lòng của người cha, người mẹ khi có những đứa con dị tật, mang dị tật. Những dị tật mà không người cha mẹ nào khi sinh ra những đứa con lại mong muốn con mình mắc phải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 63 - 67)