Dƣ luận xã hội về vai trò của chính quyền địa phƣơng và các đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 67 - 89)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.4Dƣ luận xã hội về vai trò của chính quyền địa phƣơng và các đoàn

xã hội trong việc trợ giúp các gia đình nạn nhân chất độc dioxin

Việc tìm hiểu vai trò của chính quyền địa phương trong việc trợ giúp các gia đình nạn nhân chất độc dioxin sẽ cho thấy sự đánh giá của người dân về các hoạt động trợ giúp đối với các gia đình nạn nhân, mặt khác việc phân tích dư luận xã hội theo hướng này sẽ là gợi ý quan trọng trong việc đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp với mong muốn của nạn nhân chất độc dioxin. Hầu hết người dân đều cho rằng sự quan tâm chính quyền địa phương cũng như các hội đoàn thể đối với nạn nhân chất độc dioxin đã tốt hơn rất nhiều.

Bảng 3.1: Đánh giá của ngƣời dân về sự quan tâm tới những nạn nhân chất độc dioxin (%) STT Nội dung Đồng ý Không đồng ý Khó trả lời 1 Chính quyền đã quan tâm nhiều hơn đến

vấn đề người nhiễm dioxin

71,3 14,0 14,2

2 Các tổ chức xã hội đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề người nhiễm dioxin

71,3 11,3 17,5

3 Sự trợ giúp đối với những người nhiễm dioxin tốt hơn

60,5 14,5 25,0

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 tại phường Trung Dũng và Tân Phong, 2008

Có 71,3% người trả lời đồng ý với nhận định chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề người nhiễm dioxin. Tuy nhiên, thông qua các phỏng vấn sâu chúng tôi biết được rằng, sự quan tâm và các hoạt động hỗ trợ cho nạn nhân dioxin đã tốt hơn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đòi hỏi.

“Hiện nay có quan tâm hơn so với trước kia nhưng chắc là cũng không thỏa mãn được mong muốn của các gia đình đâu. Các gia đình được công nhận bị nhiễm chất độc hóa học mới có chế độ, còn những gia đình khác đang nghi ngờ thì họ cũng không có chế độ gì cả. Ở đây chính quyền họ cũng không hướng dẫn làm hồ sơ ra sao để được hưởng chế độ đâu.” (PVS, nam,

phường Trung Dũng, 2008)

“Theo tôi biết các tổ chức xã hội bên ngoài cũng đã quan tâm đến những người bị nhiễm nhưng chủ yếu là những người bị nặng, hoặc những gia đình có nhiều người bị, những người bị nhẹ hoặc mới bị như gia đình tôi thì chưa được quan tâm nhiều”. (PVS, nam, phường Trung Dũng, 2008)

Để làm rõ hơn sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội, chúng tôi tìm hiểu sự đánh giá của người dân về các hoạt động cụ thể trợ giúp cho nạn nhân chất độc da cam. Trong đó, hoạt động trợ giúp về điều kiện khám chữa bệnh được người dân đánh giá cao nhất.

Bảng 3.2: Đánh giá của ngƣời dân về các hoạt động hỗ trợ cụ thể

STT Nội dung Đồng ý Không

đồng ý

Khó trả lời 1 Điều kiện khám và chữa bệnh với

người nhiễm chất độc dioxin đã được cải thiện hơn

61,0 12,5 26,5

2 Sự trợ giúp tâm lý với người nhiễm chất độc dioxin đã được thực hiện tốt hơn

36,8 16,0 47,3

3 Sư trợ giúp pháp lý với người nhiễm chất độc dioxin đã được thực hiện tốt hơn

20,3 24,3 55,5

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 tại phường Trung Dũng và Tân Phong, 2008

Điều kiện khám và chữa bệnh với người nhiễm chất độc dioxin đã được cải thiện hơn được người dân đồng ý với tỷ lệ cao nhất (61,0%. Trong đó, người dân khó đưa ra ý kiến đánh giá của mình về sự trợ giúp tâm lý và sự trợ giúp pháp lý với người nhiễm chất độc dioxin đã được thực hiện tốt hơn chiếm tỷ lệ lần lượt là 47,3% và 55,5%.

Nghiên cứu năm 2008 đã đưa ra câu hỏi Gia đình ông/bà có đến cơ sở y tế để chạy chữa cho người bị nhiễm chất độc dioxin như thế nào? Kết quả có 32 người trả lời với mức độ như sau: Có 37,5% người trả lời thường xuyên đến cơ sở chạy chữa cho nạn nhân chất độc da cam.

Biểu 3.7: Mức độ đến cơ sở y tế đề chạy chữa cho ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 tại phường Trung Dũng và Tân Phong, 2008

Nạn nhân chất độc dioxin theo quy định đều được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí và khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công của Đồng nai. Tuy nhiên, có một thực tế là các loại bệnh liên quan đến nhiễm chất độc dioxin thường đòi hỏi quá trình khám, chữa bệnh khá tốn kém và phải được thực hiện tại các cơ sở có cơ sở vật chất tốt với những dụng cụ kỹ thuật cao thì việc chăm sóc sức khỏe theo hệ thống bảo hiểm chưa được tốt, chưa tạo được sự tin tưởng của người dân do tỷ lệ người trả lời hiếm khi đi người tra đi khám là 21,9% và không bao giờ đưa nạn nhân đi khám là 18,8%.

Bên cạnh việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công của tỉnh thì các hội/đoàn thể cũng đã tổ chức các hoạt động khám và cấp phát thuốc cho nạn nhân chất độc dioxin.

“Các hội như Hội nạn chất độc da cam, hội Chữ Thập đỏ đã tìm kiếm các nguồn tài trợ và kêu gọi sự đóng góp của các công ty, cộng đồng và các tổ chức quốc tế nhằm hỗ trợ cho những người bị nhiễm chất độc hóa học và

đối tượng ưu tiên hàng đầu là những nạn nhân không có khả năng vận động”

(PVS số 1, cán bộ phòng y tế Biên Hòa, nam, 2013)

“Trong năm nay, chúng tôi kêu gọi các nhà tài trợ từ các công ty, xí nghiệp, các đơn vị xây dựng được 25 ngôi nhà cho những gia đình nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn; có 2 đợt khám bệnh cho hội nạn nhân kết hợp với bệnh viện, thuốc men thì vận động các công ty dược và các bác sĩ” (TLN cán bộ Sở, VP BCĐ 33, 2008)

Hội Chữ thập đỏ cũng chú trọng đến hoạt động hỗ trợ y tế và phục hồi chức năng cho các nạn nhân nhằm giảm thiểu bớt phần nào những gánh nặng về thể xác và tâm lý cho gia đình cũng như nạn nhân chất độc da cam.

“Vấn đề hỗ trợ y tế, những cháu bị bại não, khuyết tật rồi thì đã đưa mấy trăm cháu (200 cháu) đến trung tâm phục hồi chức năng của thành phố Hồ Chí Minh, chấn thương chỉnh hình nhưng không có khả năng phục hồi được nên chúng tôi chỉ tập trung hỗ trợ về kinh tế” (TLN cán bộ Sở, VP BCĐ

33, 2008).

Theo ý kiến của người dân thì chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đoàn thể cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ các gia đình nạn nhân chất độc dioxin.

Biểu 3.8: Đánh giá của ngƣời dân về các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân chất độc dioxin

Có tới 75,0% người dân cho rằng cần phải trợ giúp pháp lý đối với nạn

nhân chất độc dioxin. Điều này phản ánh đúng thực tế về việc hỗ trợ pháp lý tại địa phương còn yếu và con thiếu. Như đã phân tích ở phần trên, nhiều người tham gia hoạt động kháng chiến và con cái họ bị nhiễm chất độc hóa học nhưng chưa nhận được sự hỗ trợ của nhà nước do không hoàn thiện được thủ tục để hưởng trợ cấp.

Bên cạnh việc hỗ trợ pháp lý thì người dân cũng đánh giá cao giải pháp hỗ trợ khám chữa bệnh cho nạn nhân chất độc dioxin (71,8%), trợ giúp kinh tế (57,0%), dạy nghề cho nạn nhân (33,3%) và giải pháp trợ giúp tâm lý người dân đánh giá thấp nhất 15,3%.

Chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội đã đạt có hoạt động trợ giúp nạn nhân và gia đình nạn nhân tuy nhiên kết quả còn hạn chế. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn thực hiện các giải pháp hỗ trợ đời sống nạn nhân và gia đình nạn nhân nhiễm chất độc dioxin

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ ở miền nam Việt Nam đã để lại hậu quả nặng nề đối với môi trường và con người Biên Hòa. Nghiên cứu dư luận xã hội của người dân về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố Biên Hòa đã cho thấy rõ điều này. Việc phân tích lý thuyết và thực nghiệm như đã trình bày ở các chương trên trong phạm vi của nghiên cứu trường hợp cho thấy nhận xét rằng, các giả thuyết nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu.

Sân bay Biên Hòa và các vùng phụ cận hiện là điểm ô nhiễm dioxin lớn nhất Việt Nam và lớn nhất thế giới. Mức ô nhiễm dioxin trong đất, trầm tích ở nhiều vị trí trong sân bay còn rất cao. Hiện trạng ô nhiễm trong sân bay diễn biết hết sức phức tạp, các khu vực ô nhiễm chính vượt TCDD tiếp tục cần xử lý. Dioxin tiếp tục thâm nhập vào các hoạt động thủy sinh và trong chuỗi thực phẩm. Cá nuôi và thu hoạch ở các ao hồ trong khu vực sân bay đang bị nhiễm dioxin cao. Những người ăn cá và động vật từ khu vực sân bay có nồng độ dioxin cao trong cơ thể. Số lượng nạn nhân chất độc dam cam còn cao hơn nhiều so với các con số của địa phương đang theo dõi.

Người dân có hiểu biết về khu vực mình đang sinh sống bị nhiễm dioxin tuy nhiên mức độ hiểu biết là không đồng nhất. Thông qua sự đánh giá về thực trạng nhiễm dioxin và các con đường xâm nhập dioxin vào cơ thể con người, chúng tôi thấy rằng số lượng người hiểu sâu sắc về ảnh hưởng của dioxin còn rất hạn chế. Như đã nói ở phần lý luận: dư luận xã hội là cấu trúc tinh thần thực tế vì thế chức năng kiểm soát và chức năng giáo dục của dư luận xã hội có vai trò nhất định đối với hành vi của người dân trong việc phòng chống phơi nhiễm dioxin.. Tuy nhiên để dư luận xã hội phát huy được chức năng kiểm soát và chức năng giáo dục trong việc phòng chống phơi nhiễm dioxin thì cần phải có các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin

chi tiết về các con đường phơi nhiễm, cách thức phòng chống và hậu quả của dioxin để giảm thiểu và ngăn ngừa sự phơi nhiễm mới trong cộng đồng.

Dư luận xã hội về đời sống nạn nhân chất độc da cam cho thấy sự các nạn nhân và gia đình của họ luôn phải đối mặt với khó khăn về nhiều mặt. Họ phải vất vả vật lộn với cuộc sống cùng với tâm lý nặng nề về giống nòi, về tương lai của con em họ sau khi họ mất đi. Mặc dù nhưng người này trong quá khứ có vị thế rất khác nhau nhưng hiện nay họ có cùng mối quan tâm chung và nhu cầu trợ giúp chung. Chức năng điều hòa quan hệ xã hội của dư luận xã hội cũng rất có ý nghĩa đối với việc khắc phục khác biệt xã hội về mặt kinh tế của các gia đình có nạn nhân chất độc dioxin trong bộ phận dân cư tại quần thể nghiên cứu. Việc thực hiện tốt chính sách xã hội sẽ góp phần đảm bảo đời sống cho các nạn nhân chất độc hóa học, đặc biệt là những người có công và gia đình họ cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần

Vai trò của chính quyền và đoàn thể xã hội ở địa phương là rất lớn. Nó hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền và truyền thông về chất độc hóa học/dioxin cho mọi người dân, mọi tầng lớn trong xã hội và cho cả người bị nhiễm/nghi nhiễm chất độc hóa học nhằm giúp họ hiểu về những hậu quả của chất độc hóa học/dioxin đối với con người và môi trường sinh thái. Đồng thời, cũng góp phần xóa tan sự nghi ngờ của cộng đồng đối với một số trường hợp sinh con dị dạng, góp phần nào cho mọi người trong xã hội, trong cộng đồng xích lại gần nhau hơn, giúp đỡ nhau và bảo vệ nhau.

KHUYẾN NGHỊ

1. Đối với chính quyền địa phƣơng, chính quyền các cấp và cơ quan chức năng có liên quan

Cần tiếp tục nghiên cứu, khoanh vùng và có các biện pháp xử lý kịp thời đối các khu vực tồn lưu dioxin cao tại sân bay Biên Hòa và các vùng phụ cận để tránh dioxin tiếp tục lan rộng và gây phơi nhiễm trong cộng đồng.

Thực hiện phân loại nhóm đối tượng bệnh nhân bị nhiễm dioxin và mức độ tổn thương của họ để: 1/Có chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho nạn nhân còn sức lao động cho phù hợp; 2/ Xác định rõ đối tượng nào cần chăm sóc tập trung và đối tượng có thể chăm sóc tại gia đình.

Thành lập các trung tâm tư vấn tâm lý, luật và chăm sóc sức khỏe để trợ giúp về chăm sóc sức khỏe cho người bị nhiễm và tư vấn về tâm lý tình cảm cho những người bị nhiễm lẫn người thân của họ. Đồng thời hỗ trợ cho họ những thủ tục để được công nhận là nạn nhân chất độc hóa học/dioxin.

Thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân thông qua các buổi phát thanh, truyền hình các buổi tuyên truyền hoặc long ghép vào trong các cuộc họp của tổ dân phố, cuộc họp của các đoàn thể về hậu quả của CĐHH/dioxin, các con đường phơi nhiễm dioxin từ môi trường vào cơ thể của con người cũng như những di chứng mà nó để lại để người dân chủ động phòng tránh phơi nhiễm.

2. Đối với nạn nhân và ngƣời thân trong gia đình có nạn nhân chất độc da cam

Các thành viên trong gia đình có nạn nhân chất độc hóa học/dioxin bao gồm những người có biểu hiện hoặc không có biểu hiện ra bên ngoài phải đi xét nghiệm để xác định mức độ tổn thương bị ảnh hưởng bởi dioxin để có biện pháp chữa trị hiệu quả.

Dioxin còn di truyền từ đời này sang đời khác, nên những thành viên trong gia đình có nạn nhân chất độc dioxin cần cân nhắc quyết định sinh con và nếu có sinh con thì trong thời kỳ mang thai người mẹ nên đi làm chuẩn đoán sớm các dị tật ở thai nhi để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Các thành viên trong gia đình cần chủ động tìm đọc các thông tin liên quan đến dioxin để những người đã bị nhiễm rồi thì phòng tránh phơi nhiễm nặng hơn còn những người trong gia đình không bị nhiễm thì cũng biết cách

phòng tránh phơi nhiễm. Các thông tin như: không dùng nước ở khu vực nhiễm độc, không ăn thức ăn không biết rõ nguồn gốc hoặc nghi ngờ thức ăn đó được cung cấp từ khu vực có lượng tồn lưu dioxin cao v.v

3. Đối với ngƣời dân sống tại Biên Hòa

Hiện nay, dioxin tại các khu vực tồn lưu dioxin cao vẫn chưa được xử lý triệt để nên vẫn lan tỏa ra môi trường xung quanh theo địa hình dòng nước chảy. Do đó, người dân sống tại các khu vực tồn lưu dioxin cao và những người dân sống tại Biên Hòa nói chung cần có các biện pháp chủ động phòng tránh phơi nhiễm cho bản thân và cho gia đình mình như: tìm hiểu các thông tin liên quan đến chất độc hóa học/dioxin như các con đường phơi nhiễm, bệnh tật và các cách phòng/tránh phơi nhiễm, v.v

Nếu bản thân hoặc người thân trong gia đình có các biểu hiện của người bị nhiễm dioxin thì cần đi khám và xét nghiệm tại các cơ y tế để xác định có phải là bị nhiễm dioxin hay không? Nếu đúng, thì phải thực hiện các biện pháp của nạn nhân chất độc da cam và gia đình họ: Xác định mức độ thương tật, cân nhắc việc kết hôn và sinh con v.v

Tham gia hỗ trợ về vật chất và tinh thần đối với các gia đình nạn nhân khu vực mình sinh sống và các nạn nhân trên toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai bằng cách giúp đỡ trực tiếp hoặc đóng góp vào quỹ Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách và tƣ liệu

1. Dương Thị Vân Anh (2012), Nghiên cứu tính hình khắc phục hậu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 67 - 89)