Hoạt động truyền thông chất độc hóa học/dioxin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 41 - 44)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3Hoạt động truyền thông chất độc hóa học/dioxin

Truyền thông được coi là một trong những nhân tố có vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Hoạt động của truyền thông cần phải đi trước, nó có nhiệm vụ tiên phong mở đường cho việc thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động của các mục tiêu xã hội đã được đề ra. Trong thời đại ngày nay, có thể nói không có chiều cạnh nào của sự phát triển lại không có sự gắn liền với hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin và quảng bá tin tức.

Hoạt động truyền thông và dư luận xã hội chỉ có ý nghĩa khi nó kích thích được lợi ích của đối tượng tiếp nhân, thuyết phục họ về mặt nhận thức, tao cho họ hành động chung. Từ ý nghĩa đó, người ta nhận thấy khả năng truyền bá rộng lớn của hoạt động truyền thông trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển. Hoạt động truyền thông về chất độc hóa học/dioxin diễn ra theo cả 2 cơ chế truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp hay còn gọi là truyền thông liên cá nhân. Hai cơ chế truyền thông này có thể phát huy hiệu quả tốt bằng những đặc trưng, cũng như việc xác định đối tượng truyền thông nói chung và hoạt động truyền thông về tình hình ô nhiễm tại sân bay Biên Hòa và các vùng phụ cận nói riêng. Các cơ chế phân tích về cơ chế tác động đối với hành động của con người cho thấy, bằng việc cung cấp thông tin, kiến thức, thông qua một kênh, hay một con đường nào đó đến với đối tượng tiếp nhận. Đối tượng tiếp nhận hiểu và có khả năng làm theo chỉ dẫn của thông tin đã tạo nên hành động của các cá nhân và các tập đoàn người.

2.3.1 Hoạt động truyền thông về chất độc hóa học/dioxin qua các phương tiện truyền thông đại chúng. tiện truyền thông đại chúng.

Trước hết, chúng tôi tìm hiểu mức độ theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng của người dân Biên Hòa. Kết quả nghiên cứu năm 2008 cho thấy, phương tiện truyền thông được người dân thường xuyên theo dõi là xem ti vi (85,5%), tiếp đến là đọc báo (34,5%), nghe đài (18,8%) và xem trên mạng Internet chiếm tỷ lệ thấp nhất (3.5%).

Bảng 2.2: Mức độ theo dõi các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (%)

STT Bằng cách Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng

1 Đọc báo 34,5 22,5 21,0 22,0 100,0

2 Nghe đài 18,8 6,3 21,3 53,8 100,0

3 Xem ti vi 85,9 10,5 1,5 2,5 100,0

4 Internet 3,5 2,5 1,5 92,5 100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 tại phường Trung Dũng và phường Tân Phong năm 2008)

Tương ứng với tỷ lệ trên, số lượng người trả lời không bao giờ cập nhật thông tin qua “nghe đài” chiếm tỷ lệ cao. Có tới 53,8% không bao giờ nghe đài. Đây là một chỉ báo minh chứng cho việc “nghe” của người dân đang ngày càng giảm dần trong thời đại công nghệ hiện đại. Việc cập nhật thông tin qua sử dụng mạng Internet là hình thức ít được sử dụng nhất, chỉ có 7,5% số người được hỏi sử dụng loại hình thông tin này và tương ứng là 92,5% chưa từng cập nhật thông tin trên mạng Internet. Điều này có thể lý giải do độ tuổi của người trả lời – là những người lớn tuổi nên họ không biết cách/không có thói quen sử dụng mạng Internet.

Liên quan đến các thông tin đến các thông tin về việc nhiễm CĐHH/dioxin, những người trả lời cho thấy các nguồn thông tin về vấn đề này. Người dân nhận được thông tin liên quan đến vấn đề dioxin nhiều nhất là thông qua việc xem truyền hình với tỷ lệ là 55,3% số người trả lời phương án này. Trong khi đó cũng có tới 23,3% số người trả lời cung cấp thông tin là họ đã nhận biết về vấn đề dioxin qua đọc báo và 10,5% qua nghe đài.

Biểu đồ 2.2: Nhận thông tin về dioxin qua các phương tiện thông tin đại chúng

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 tại phường Trung Dũng và Tân Phong, 2008

“Đối với phát thanh truyền hình Đồng Nai thì chúng tôi có một mảng ở

radio và truyền hình thì đối với chương trình thời sự thì khi có hoạt ðộng của Hội Chữ thập ðỏ, Hội Nạn nhân Chất ðộc da cam, hoạt ðộng hỗ trợ nạn nhân thì chúng tôi cũng có chuyên mục, chương trình thời sự hỗ trợ từ phía cộng đồng, y tế đối với các nạn nhân. Thứ hai là các buổi hội thảo ví dụ như là để bảo vệ nạn nhân chát độc da cam trong các phiên tòa thì chúng tôi cũng có những chương trình trực tiếp để ủng hộ những nạn nhân đó như thế nào. Có những chuyên đề về môi trường thì luôn có thông tin từ những nhà khoa học, cung cấp cho cộng đồng ví dụ như không nên câu cá, sử dụng thực phẩm từ hồ Biên Hùng. Vừa rồi cũng phỏng vấn được một số nhà khoa học để cảnh báo đối với cộng đồng là nên sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc. Ví dụ Chương trình Truyền hình Nhân đạo một tháng hai kỳ và kết hợp Hội Chữ thập đỏ, chương trình đó khoảng 20 phút/1 kỳ” (Thảo luận nhóm đại diện các

sở ban ngành, BCĐ 33, 2008)

“Người dân biết thông tin qua báo đài, ti vi. Một số cán bộ hưu trí

người ta nắm được mình nằm trong vùng bị ảnh hưởng của chất độc dioxin, còn ảnh hưởng đến đâu người ta không biết” (Thảo luận nhóm hội, đoàn thể

phường Trung Dũng, BCĐ 33, năm 2008)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 41 - 44)