Số lƣợng nạn nhân chất độc hóa học/dioxin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 38 - 41)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2 Số lƣợng nạn nhân chất độc hóa học/dioxin

Do là nơi cất cánh của hàng loạt các phi vụ phun rải chất độc hóa học và trong khu vực sân bay có những nơi là nơi phun rửa máy bay, hơn nữa còn cả khu vực kho bãi để chất độc hóa học, sân bay Biên Hòa được xác định là điểm nóng nhiễm chất độc hóa học trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Có vị trí nằm sát với sân bay Biên Hòa, hai phường Tân Phong và Trung Dũng đã được xác định là địa bàn nhiễm chất độc hóa học nặng nề nhất của thành phố Biên Hòa. Tuy vậy, theo số liệu của các Uỷ ban Nhân dân phường cung cấp

(năm 2008) thì số lượng người được xác định là nạn nhân chất độc màu da cam tại phường không lớn. Có 33 người (một người đã chết – số lượng nạn nhân còn sống là 32) là nạn nhân chất độc da cam tại phường Trung Dũng với các triệu chứng chóng mặt, mất ngủ, suy dinh dưỡng, mụn nhọt, bại liệt não và khuyết tật hệ vận động. Số người được xác định là nạn nhân chất độc màu da cam tại phường Tân Phong, theo báo cáo thống kê của Uỷ ban Nhân dân phường là 13 người cũng có các triệu chứng như trên. Và đây chỉ là những con số nạn nhân đã được xác định chắc chắn là có nhiễm chất độc hóa học/dioxin.

Theo kết quả điều tra, trong 400 hộ gia đình tham gia vào cuộc nghiên cứu có 10 gia đình trả lời là có người bị nhiễm chất độc dioxin. Có thể tạm thời làm một so sánh theo tỷ lệ dân số của địa bàn như sau:

Phường Trung Dũng có tỷ lệ người được xác định là nhiễm chất độc màu da cam là xấp xỉ 0,15%, trong khi đó tại phường Tân Phong thì tỷ lệ này là 0,04%. Tỷ lệ những gia đình có nạn nhân nhiễm chất độc dioxin trong mẫu là 2,5% - do việc chọn mẫu có chủ định của cuộc điều tra là hướng tới những gia đình có nạn nhân chất độc hóa học. Trong số 10 hộ gia đình của cả hai phường Tân Phong và Trung Dũng trả lời là có người là nạn nhân chất độc hóa học có tổng cộng 29 người. Tỷ lệ này so với tổng số nhân khẩu của 400 hộ gia đình là 1,69% dân số phường Trung Dũng.

Biểu 2.1: Số liệu nạn nhân chất độc màu da cam theo báo cáo tại hai phƣờng Tân Phong và Trung Dũng và số nạn nhân của mẫu nghiên cứu.

Nguồn: Số liệu thống kê UBND phường Trung Dũng và Tân Phong cung cấp (2008)

Theo số liệu mới nhất của Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố Biên Hòa (2014), tổng số nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin của thành phố đang được hưởng trợ cấp của Nhà nước hàng tháng là 821 người, trong đó đối tượng tham gia kháng chiến là 747 người và dân thường là 74 người. Hiện tại, ở Biên Hòa đã có 86 nạn nhân đã qua đời vì bị nhiễm CĐHH/dioxin và đáng lo ngại hơn là chất độc hóa học/dioxin đã ảnh hưởng đến “thế hệ F3” là cháu, chắt của những người bị trực tiếp phơi nhiễm dioxin [43]. Đây là số liệu thống kê theo quy định về nạn nhân chất độc da cam, tuy nhiên trên thực tế số lượng nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam ở Biên Hòa còn lớn hơn rất nhiều, bởi vì:

Thứ nhất, hiện tượng ô nhiễm chất độc hóa học đã xảy ra hàng chục năm trên địa bàn Biên Hòa và trong suốt những năm đó người dân nơi đây

vẫn canh tác, sản xuất, chăn nuôi và sử dụng thủy sản ở các hồ trong và ngoài sân bay.

Thứ hai, có nhiều đoàn khảo sát về làm việc tại địa bàn này nhưng các mẫu xét nghiệm hầu như không được công bố, vì vậy những người dân bị nhiễm chất độc hóa học nhưng chưa có những biểu hiện lâm sàng thì thường bị bỏ qua và chưa được tính là nạn nhân chất độc da cam;

Thứ ba, chính sách hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam ở Biên Hòa đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm từ 1,5 triệu – 2,2 triệu/người/tháng và dân thường được hưởng trợ cấp từ 480 – 600 nghìn/người/tháng. Mức hỗ trợ dành cho các nạn nhân còn quá thấp, chưa bù đắp được những khó khăn mà nạn nhân và gia đình họ đang gặp phải nên một số người không kê khai.

Thứ tư, nhiều trường hợp người bị nhiễm dioxin không dám nhận mình phơi nhiễm dioxin vì sợ ảnh hưởng tới chuyện kết hôn, sinh đẻ của con cái sau này. Họ từ chối không xét nghiệm, không hưởng trợ cấp nhà nước bởi họ lo lắng nếu công khai việc gia đình có người bị nhiễm dioxin thì con cái sẽ khó lấy vợ, lấy chồng. Chính điều này cũng đã làm giảm số lượng thống kê người bị nhiễm dioxin trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)