Dƣ luận xã hội của ngƣời dân về các con đƣờng phơi nhiễm dioxin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 53 - 58)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2 Dƣ luận xã hội của ngƣời dân về các con đƣờng phơi nhiễm dioxin

trong môi trƣờng vào cơ thể con ngƣời

Dioxin có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều con đường khác nhau như: qua đường ăn uống, qua đường hô hấp, qua tiếp xúc và qua sữa mẹ. Tuy nhiên, do truyền thông về các yếu tố làm giảm tác động của dioxin còn ít nên người dân hiểu biết đầy đủ về các con đường phơi nhiễm là rất thấp.

Biểu 3.3: Đánh giá của người dân về các con đường xâm nhập dioxin (năm 2007, 2009)

Đánh giá của người dân về sự xâm nhập của dioxin vào cơ thể con người qua đường ăn uống và qua sữa mẹ năm 2009 đã tăng hơn so với năm 2007. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, người dân biết về sự xâm nhập dioxin qua đường ăn uống tăng từ 61,7% lên 79,6%. Đặc biệt, tỷ lệ người biết về sự xâm nhập dioxin qua sẽ mẹ đã tăng từ 0% năm 2007 lên 3,8% năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ người trả lời sự xâm nhập dioxin vào cơ thể con người qua đường hô hấp và qua niêm mạc da thì giảm đi, 11,7% người trả lời không biết các con đường xâm nhập dioxin. Với sự đánh giá của người dân như vậy thì cần phải tiếp tục các hoạt động truyền thông để người dân hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây nhiễm dioxin nhằm giảm tác động dioxin đến sức khỏe của con người và phòng tránh lây nhiễm mới.

Biểu 3.4: Đánh giá của người dân về các biện pháp hạn chế tác hại của dioxin

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 tại phường Trung Dũng và Tân Phong, 2008

Theo ý kiến đánh giá của người dân thì các công việc cần phải thực hiện để hạn chế tác hại dioxin là, thứ nhất: cần phải cải thiện môi trường sống

(47,8%); thứ ba: tăng cường hoạt động giáo dục – truyền thông kiến thức liên quan đến dioxin (41,3%).

Xét về phương diện nhận thức, dư luận xã hội là một cấu trúc tinh thần – thực tế, nên nó không chỉ là ý thức xã hội, phản ánh sự tồn tại xã hội mà thông qua sự đánh giá xã hội về các hiện tượng, các sự kiện, nó trở thành tiền đề cho hành động trong thực tiễn. Ở đây, thông qua sự đánh giá các con đường phơi nhiễm dioxin và các biện pháp giảm thiểu tác hại dioxin, người dân đưa ra xu hướng hành động của mình. Xu hướng hành động đó trước hết được thể hiện qua lựa chọn thực phẩm sạch để tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 90,5% người trả lời có ý thức chọn mua thực phẩm sạch để tiêu dùng tuy nhiên chỉ có 34% người trả lời biết được xuất xứ của thực phẩm.

Biểu 3.5: Đánh giá của ngƣời dân đối với thực phẩm (%)

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 tại phường Trung Dũng và Tân Phong, 2008

Xu hướng hành động còn được thể hiện qua mong muốn di dời đi nơi khác của người dân. Nghiên cứu năm 2008 đã đưa ra câu hỏi giả định về nơi ở của người dân bị nhiễm dioxin nặng thì người dân có mong muốn di dời đi nơi khác không. Tỷ lệ nguyên nhân mong muốn di dời của nhóm này như sau:

Biểu 3.6: Lý do muốn di dời khỏi vùng đất bị nhiễm độc của ngƣời dân.

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 tại phường Trung Dũng và Tân Phong, 2008

Phần lớn những người có mong muốn di dời là những người cho rằng sống trong vùng nhiễm độc có hại cho sức khỏe (21%). Chỉ có khoảng 1,3% cho biết mong muốn di dời của họ là do sống tại khu vực này họ không phát triển được kinh tế gia đình, số người có điều kiện di dời chiếm tỷ lệ 5,5% và 2,8% cho rằng họ có ý định di dời chỗ khác vì có một mong muốn thay đổi điều kiện sinh hoạt.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã tìm hiểu thêm ý kiến của người dân tự đánh giá về mong muốn của cộng đồng mà họ đang sinh sống về vấn đề này. Có 16,6% người trả lời cho rằng bà con đang sống trong khu vực bị nhiễm chất độc dioxin muốn dời đi nơi khác, không muốn di dời 53,8% và 29,6% cảm thấy khó trả lời. Lý do họ đưa ra cho việc không muốn di dời là:

bà con sống trong khu vực này cũng không ai đi vì không có điều kiện để di dời” (PVS, người dân, nam, 58 tuổi, phường Tân Phong, 2008)

Chúng tôi thu được các quan điểm tương tự với ý kiến nêu trên:

“Tôi không có ý định di dời, đâu phải muốn đi dời là di dời được đâu. Mỗi lần di dời rất khó khăn, không có điều kiện kinh tế để di dời. Để di dời phải có tiền mua đất ở nơi khác chứ” (PVS số 9, người dân, nữ, phường Tân

Phong, 2014)

“Dời thì họ cũng không muốn dời vì biết dời đi đâu, cả một vấn đề lớn. Ở đây gần 3000 hộ gia đình, đa số dân nghèo ngoài bắc mới vào đây. Ở vùng này mới có nhà, mới hợp với túi tiền của người ta. Muốn thì muốn nhưng tiền bạc ở đâu ra” (PVS số 7, người dân, nam, phường Tân Phong, 2013)

Cán bộ địa phương cũng cho rằng không nên di dời người dân mà cần phải có các biện pháp phòng tránh hữu hiệu cho người dân.

“Theo suy nghĩ của chúng tôi thì không cần phải di dời vì chất độc hóa học nó chỉ ở khu vực nào đó thôi. Vị trí ở trong khu vực nào khi khoan là biết nồng độ dioxin. Nhân dân vẫn ở và phát triển bình thường. Hiện nay tôi sống ngay sân bay Biên Hòa vẫn bình thường, không có vấn đề gì, không sợ chất độc hóa học vì chúng tôi không dùng nước ở khu vực đó” (PVS số 2, cán bộ

trạm y tế, nữ, phường Trung Dũng, 2013)

“Tôi có ý kiến chúng ta phải phân vùng ra, vùng nào nóng nên giải quyết dứt điểm, vùng nào cận nóng hay bình thường chúng ta không nên giải quyết vấn đề di dân. Người dân sống ổn định ở đây rồi, một gia đình di dân bắt đầu sẽ làm lại từ con số không” (PVS số 1, cán bộ Phòng y tế Biên Hòa,

nam, 2013)

Thông qua sự đánh giá về kiến thức tồn tại dioxin trong môi trường, các đường xâm nhập dioxin vào cơ thể người và xu hướng hành động chúng tôi thấy rằng, số lượng người có hiểu biết sâu sắc về sự tồn lưu của dioxin

trong môi trường và sự xâm nhập của dioxin vào con người tại địa bàn là rất thấp. Điều nay có tác động lớn đến hành vi liên quan đến sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe và nhiều hoạt động khác của người dân nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)