Đánh giá của ngƣời dân về thực trạng nhiễm chất độc hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 50 - 53)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1Đánh giá của ngƣời dân về thực trạng nhiễm chất độc hóa

Như đã trình bày ở phần lý luận, dư luận xã hội được quy định bởi tồn tại xã hội và chính sự tồn tại xã hội được thể hiện ở thực trạng nhiễm dioxin ở khu vực sân bay Biên Hòa và các vùng phụ cận. Trước hết, dư luận xã hội của người dân sống ở khu vực tồn lưu CĐHH/dioxin cao do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở miền nam Việt Nam được thể hiện rất rõ trong nhận định của họ về mức độ nhiễm dioxin tại khu vực họ đang sinh sống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân đã biết rằng khu vực họ đang sinh sống bị nhiễm chất độc hóa học. Tuy nhiên, sự hiểu biết này là không đồng nhất. 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45%

Ô nhiễm nặng Ô nhiễm vừa Ô nhiễm nhẹ Không bị ô Khó đánh giá

27.5%

8.3% 9.0% 10.5%

44.5%

Biểu đồ 3.1: Đánh giá của người dân về mức độ nhiễm dioxin tại địa bàn sinh sống

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo 33 tại phường

Tỷ lệ người được hỏi cho rằng khu vực nơi mình đang sống bị nhiễm dioxin là 45%. Trong đó, có 27,5% người dân nhận định rằng khu vực họ đang sinh sống bị ô nhiễm nặng 8,3% ô nhiễm vừa và 9,0% ô nhiễm nhẹ. Tỷ lệ người dân không chắc chắn về khu vực mình đang sống có bị nhiễm dioxin không lên đến 44,5% và có 10,5 % người được hỏi cho rằng khu vực mình đang sống không bị ô nhiễm.

Theo kết quả điều tra của Hội Y tế công cộng Việt Nam được tiến hành năm 2006 với sự tham gia của 400 đối tượng sinh sống tại hai địa bàn này cho thấy 56% số người tham gia phỏng vấn cho rằng môi trường sống tại địa phương không bị nhiễm dioxin. So sánh số liệu của hai cuộc điều tra cho thấy hầu như không có tiến triển gì trong nhận thức của người dân về môi trường nơi họ đang sinh sống.

Trong cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu chúng tôi thu được các ý kiến tương đồng với kết quả nêu trên.

“Tôi thấy rằng mặc dù sống ở vùng nhiễm dioxin nặng nhưng nhận

thức người dân về vấn đề này chưa cao. Người dân vẫn tiếp tục nuôi thả gia súc, gia cầm và nông sản, hải sản trên những hồ nhiễm độc dioxin với tỷ lệ rất nặng” (TLN Cán bộ Sở, BCĐ 33, 2008)

“Thực ra cái này là vô hình, nó là hậu quả của quá trình lâu dài nhưng

hiện nay tôi sống ở ngay sân bay Biên Hòa vẫn bình thường, không có vấn đề gì, không lo nghĩ, không sợ về chất độc hóa học. Chúng tôi chỉ không dùng nước ở trong khu vực đó” (PVS số 4, người dân, nam, phường Trung Dũng,

2013)

“Họ cũng biết về dioxin thông qua tuyên truyền nhưng nó không gây

cấp kỳ như những bệnh khác nên nhiều khi người ta cảm nhận bình thường”

Nghiên cứu trước can thiệp của Hội Y tế công cộng (2007) cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) của người dân về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua ăn uống thực phẩm ô nhiễm vẫn rất hạn chế. Năm 2008, chương trình can thiệp theo cách tiếp cận Y tế công cộng đã được triển khai tại phường Trung Dũng và phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm cho người dân. Kết quả đánh giá sau 1 năm can thiệp như sau:

Biểu 3.2: Đánh giá của người dân về sự tồn tại của dioxin trong môi trường năm 2007, 2009

Nguồn:Hội Y tế công cộng, 2009.

Người dân ở 2 phường biết về sự tồn tại của dioxin trong môi trường có cải thiện hơn so với trước khi can thiệp. Tỷ lệ người dân cho rằng dioxin không tồn tại trong các môi trường trên đã giảm 20,1% (từ 27% xuống còn 6,9%). Hiểu biết của người dân về sự tồn tại của dioxin trong thực phẩm tăng cao nhất (tăng 21%), tiếp đến môi trường nước tăng 9,4%. Tuy nhiên, chỉ có 3,3% số người được hỏi biết về sự tồn tại dioxin trong cả 4 môi trường thành

“Người dân biết là không nên ăn thực phẩm ở đó, thứ hai là người dân có quan tâm đến ý thức nấu chín thức ăn còn thực phẩm thì những người xung quanh đây không xác định được nguồn gốc thực phẩm. Hiện nay khu vực đó là điểm nóng dioxin nhưng dân vẫn không coi trọng việc đó, dân biết là một chuyện nhưng hành vi là một chuyện” (PVS số 1, cán bộ phòng y tế Biên Hòa, nam, 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 50 - 53)