Đời sống vật chất của nạn nhân chất độc da cam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 58 - 63)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3.1Đời sống vật chất của nạn nhân chất độc da cam

3.3 Dƣ luận xã hội về ảnh hƣởng của chất độc hóa học/Dioxin đời vớ

3.3.1Đời sống vật chất của nạn nhân chất độc da cam

Dư luận xã hội là sự phản ánh của số đông. Phân tích các thông tin người dân đưa ra trong các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, chúng tôi thấy rằng các nạn nhân luôn lo lắng đến sức khỏe và điều kiện kinh tế của gia đình mình. Thực tế cho thấy, gia đình có người bị nhiễm chất độc da cam phải đối mặt với những khó khăn về nhiều mặt và thu nhập thấp. Họ luôn có nỗi lo thường trục về giống nòi và tương lai không mấy sáng sủa của những đứa con mình sinh ra bị tật nguyền hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

“Gia đình có tôi và đứa con trai đầu bị nhiễm chất độc hóa học, nó bị từ khi mới sinh ra. Lúc sinh ra nó không khóc, đánh mãi nó mới khóc. Nó yếu lắm, bệnh viện phải cho nằm sưởi, ủ điện. 24 tháng tuổi nó mới biết ngồi, 4 tuổi mới biết đi. Gia đình cũng cho đi chạy chữa nhưng càng ngày cháu càng còi đi. Bác sĩ cũng không phát hiện ra bệnh gì. Mãi đến năm 17 tuổi tôi đưa lên viện Tâm thần trung ương để chụp não, chụp 3 lần, xét nghiệm thì họ cho biết là thiểu não bị tâm thần. Nó không được như người bình thường, ốm đau, bị tiêu chảy liên tục…Sau này phương tiện truyền thông đại chúng nói nhiều, và nhiều con cái của đồng đội chúng tôi cũng bị bệnh như con tôi nên lúc đó tôi mới nghĩ rằng con tôi bị chất độc da cam.” (PVS số 7, người dân, nam,

phường Tân Phong, 2013)

Hay như trường hợp của anh Nguyễn Khắc H, anh có 2 người con trong đó có 1 đứa bị câm điếc bẩm sinh. Anh rất lo cho con học nghề để có thể tự độc lập nuôi sống bản thân:

“Tôi có 2 người con, có 1 đứa bị câm điếc bẩm sinh. Khi biết cháu bị dioxin gia đình tôi buồn và thất vọng lắm. Tôi mong được sự quan tâm của nhà nước, cho cháu học nghề để sau này cháu có thể tự lập được chứ ba mẹ già không thể lo mãi được”. (PVS, người dân, nam, phường Trung Dũng,

2008)

Dư luận của những người được hỏi không chỉ quan tâm đến sự ảnh hưởng đến sức khỏe và giống nòi mà còn thể hiện ở việc bày tỏ về điều kiện thu nhập mà các gia đình có người bị nhiễm dioxin. Hầu hết các gia đình có người bị nhiễm dioxin đều có hoàn cảnh khó khăn. Như trường hợp của gia đình chị H, chồng chị tham gia vào chiến tranh biên giới Campuchia, có 3 người con, đứa con thứ 2 bị nhiễm dioxin. Gia đình anh thuộc hộ nghèo của địa phương:

“Khó khăn nhiều lắm chứ, gia đình tôi ngày đó được sổ hộ nghèo của phường, cả hai vợ chồng thường xuyên phải vào bệnh viên chăm sóc cho cháu. Không có ai đi làm để kiếm tiền cả, lúc đó vay mượn bà con để chữa trị cho cháu. Anh em họ hàng cũng thương nên mỗi nhà cho một ít. Gia đình tôi thuộc diện nghèo nhất” (PVS số 9, người dân, nữ, phường Tân Phong, 2014)

“Tôi có 3 người con, đứa thứ ba không được bình thường. Người nó ốm yếu, mắt bị mờ, người phát triển không bình thường. Năm 2004 tôi lấy vợ sau, vợ sau của tôi năm 2005 có bầu 3 tháng thì bị hư. Vợ đi làm bình thường, tối bị đau bụng, đưa đi bệnh viện bác sĩ nói hư, không biết nguyên nhân vì sao. Năm 2006 sinh đứa tiếp theo, bé bị ngột ngạt, không đẻ được, phải mổ và nằm trong lồng kính. Hiện nay cháu bị co giật, người co quắp lại, chỉ nằm thôi, không đứng, không đi lại được, bé bị bại não. Bác sĩ xác nhận bị bại não và bị động kinh. Chi phí cho cháu quá cao, ngày nào cháu cũng uống thuốc. Khó khăn về kinh tế là chủ yếu. Thứ hai không có người chăm

sóc cho cháu, không có điều kiện để đưa cháu đến nơi tập trung điều trị. (PVS số 6, người dân, nam, phường Trung Dũng, 2013).

Hay như trường hợp của gia đình anh N.V.L, có 1 con bị nhiễm chất độc da cam. Gia đình anh chỉ có 1 lao động, anh ở nhà chăm con để vợ đi làm:

“Gia đình không có người chăm lo cho cháu, phải mất một lao động ở

nhà chăm cháu, hai vợ chồng tôi cũng già yếu rồi, xin được trợ cấp kinh tế để chữa bệnh cho cháu. Tôi ở nhà coi nó, không làm gì hết. Vợ thì làm công nhân, thu nhập được khoảng 2,5 triệu/1 tháng thôi. So với các hộ khác thì gia đình tôi thuộc diện nghèo, dưới trung bình. Tiền hàng tháng chi tiêu cho việc khám bệnh cho cháu là nhiều nhất, vì cháu chưa có bảo hiểm nên rất khó khăn, mỗi ngày mấy chục nghìn tiền thuốc” (PVS số 8, người dân, nam,

thương binh, phường Tân Phong, 2013)

Cũng có trường hợp gia đình sống bằng lương hưu, không ai phải nghỉ làm để chăm người bị nhiễm bệnh nhưng chỉ dựa vào lương hưu cũng không đủ sống.

“Tôi có 5 người con, chỉ có một đứa bị nhiễm dioxin, nó bị mất hẳn 1 cái tai bên ngoài, do bẩm sinh. Nó được chứng nhận nhiễm dioxin cách đây 10 năm. Hội đồng giám định kết luận nó bị nhiễm 23-24%. Hiện nay nó có thể giao tiếp nhưng trí nhớ kém, nói nhỏ thì nó không nghe được. Hai vợ chồng già chỉ có tiền lương hưu, cũng khó khăn” (PVS, nam, thương binh 4/4, phường Tân Phong, 2008)

Trên đây là những ý kiến của các gia đình nạn nhân CĐHH tự nói về điều kiện sống của mình. Còn người dân và chính quyền địa phương có nhận định gì về vấn đề này. Người dân và cán bộ địa phương cũng có nhiều băn khoăn, trăn trở với điều kiện sống của những gia đình có người bị nhiễm dioxin.

“Những gia đình có người bị nhiễm bệnh đều khó khăn về kinh tế vì vậy cần có chính sách thích hợp đối với những người đó. Bây giờ họ sống dựa vào cha mẹ, anh em được, chứ sau nay cha mẹ họ chết đi, anh em mỗi người một cuộc sống khác thì sao? Những nhà mà 1 người nuôi 2,3 người bị thì lấy đâu thời gian mà đi làm” (PVS số 9, người dân, nữ, phường Tân Phong,

2014)

“Có một người bệnh trong gia đình là khó khăn rồi nhưng ở Đồng Nai có những gia đình có tới 3,4 người nhiễm chất độc da cam thì đời sống quá ư khó khăn, đau khổ nhất trong những người đau khổ. Những gia đình nạn nhân mà chúng tôi gặp mức sống thấp lắm, nhà ở cũng vậy, thậm chí họ không có nơi để nương tựa. Có những em bị nhốt trong lồng và sáng thì nhốt vào lồng, chiều lại về mở ra khi cha mẹ đị làm. Rất là đau khổ” (TLN cán bộ

Sở, BCĐ 33, 2008)

“Gia đình có con em bị di chứng thì đời sống khó khăn vì phải có người phục vụ, đi làm phải có một người phục vụ cho người khuyết tật dã có khó khăn rồi lại còn khó khăn hơn. Những người bị phơi nhiễm, người ta vẫn lao động bình thường, những người này cũng chưa có khó khăn bằng những gia đình có con em bị khuyết tật” (PVS, nam, Phòng Y tế thành phố Biên Hòa, 2013)

Tôi thấy gia đình đó quá thiệt thòi. Bây giờ phải có chế độ ưu đãi không chỉ với người đó mà với cả gia đình đang nuôi dưỡng họ. Bây giờ một người bình thường ốm đau đã tốn kém rồi huống chi những người đó bị cả cuộc đời, gia đình phải nuôi dưỡng cả đời, ảnh hưởng không những về kinh tế mà về cả tinh thần nữa” (PVS, nữ, cán bộ y tế phường Trung Dũng, 2013)

Những gia đình có nạn nhân dioxin luôn cần sự giúp đỡ của Nhà nước và của cả cộng đồng. Đã có nhiều văn bản chỉ đạo, thể chế hóa các chế độ

chính sách, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn hạn chế. Thông tin về các chủ trương chính sách của nhà nước, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác khắc phục hậu quả CĐHH chưa được cán bộ, nhân dân quan tâm tìm hiểu một cách đúng mực và rộng rãi. Ngược lại có chính sách hỗ trợ chưa đến được với người dân vì nhiều nguyên nhân, mà quan trọng nhất là với nạn nhân CĐHH/dioxin và người nhà của họ.

“Có nhiều trường hợp người ta có trực tiếp tham gia kháng chiến và bị dị tật nhưng cũng không được hưởng trợ cấp. Mà các cán bộ cũng không giải thích cho họ cách thức làm hồ sơ để đi xét nghiệm” (TLN, Cán bộ phường Tân Phong, 2008)

“Hiện nay chính quyền địa phương có quan tâm hơn trước kia nhưng chắc là cũng không thỏa mãn được mong muốn của gia đình đâu. Các gia đình được công nhận bị nhiễm chất độc hóa học mới có chế độ, còn những gia đình khác đang nghi ngờ thì họ cũng không có chế độ gì cả” (PVS số 3,

nữ, cán bộ dân số, phường Tân Phong, 2014)

Chúng tôi nhận thấy rằng, bản thân những người tham gia hoạt động HĐKC không nắm rõ thủ tục hồ sơ và trình tự giải quyết của cơ quan các cấp, đồng thời những người thực hiện chính sách cũng chưa hướng dẫn cụ thể về thủ tục cho họ. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở Đồng Nai mà còn xảy ra ở nhiều địa phương khác trong cả nước.

Hộp 3.1: Nạn nhân chất độc da cam gặp khó khăn trong việc đề xuất đƣợc hƣởng trợ cấp

Mỗi tháng bác T được hưởng trợ cấp của chế độ thương binh là 2.385.000đ. Số tiền đó với nhà khác thì tạm ổn nhưng với nhà bác thì chật vật. Bác gái bị khớp mãn tính, bác thì bệnh tật thường xuyên, vết thương khi trở giời lại đau nhức. Trong nhà bác T lúc nào cũng có thuốc không chi một mà rất nhiều loại

thuốc. Có khi tiền trợ cấp hàng tháng chỉ đủ mua thuốc cho cả 2 bác. Bác T muốn lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi của người HĐKC bị nhiễm CĐHH nhưng bản thân không nắm rõ thủ tục hồ sơ và trình tự giải quyết của cơ quan các cấp. Bác T đến UBND phường Kim Liên (Hà Nội) gặp cán bộ Lao động thương binh và xã hội. Cán bộ lao động thương binh và xã hội nói bác T đã được hưởng chế độ đối với thương binh nên không được hưởng chế độ người HĐKC nhiễm CĐHH nữa. Sở dĩ cán bộ lao động thương binh và xã hội giải thích cho bác như vậy là vì không nắm được sự thay đổi của chính sách. Những điều mà cán bộ chính sách của phường giải thích cho bác T là đúng với văn bản của những năm trước. Nhưng hiện nay các văn bản chính sách đó đã hết hiệu lực thi hành và được thay thế bằng văn bản chính sách mới có những quy định mới về lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người HĐKC bị nhiễm CĐHH. Những quy định này thể hiện trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 31/2013/NĐ-Cpngày 09/4/2013 của Chính phủ và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. [Luận văn Thạc sỹ: Hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học dioxin, 2014]

Những phân tích trên đây cho thấy rõ đời sống của các nạn nhân chất độc hóa học khó khăn về điều kiện kinh tế, về tình trạng bệnh tật mà nhiều trường hợp họ vẫn chưa được hưởng chế độ của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong) (Trang 58 - 63)