Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Thành phố Biên Hòa
Thành phố Biên Hòa nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Trảng Bom, Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố nằm 2 bên bờ sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51). Tổng diện tích tự nhiên: 154,67 km2, chiếm 2,62% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Dân số thành phố năm 2013: 1 triệu người (chưa tính khoảng 300.000 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp). Thành phần dân cư thành phố Biên Hòa ngoài dân gốc ở đó thì còn có lượng lớn dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Tây Nam Bộ. Hiện nay, thành phố Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất Việt Nam.
Thành phố Biên Hòa là cửa ngõ phía Đông Bắc, là một bộ phận trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là một trung tâm kinh tế - xa hội quan trọng, là đầu mối giao lưu đa dạng của vùng Đông Nam Bộ, đồng thời giữ vị trí an ninh – quốc phòng trọng yếu của vùng Đông Nam Bộ. Thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính: 23 phường (Trung Dũng, Thanh Bình, Hòa Bình, Tam Hòa, Tân Mai, Tam Hiệp, Quang Vinh, Quyết Thắng, Bình Đa, Tân Tiến, Tân Hòa, Hố Nai, Thống Nhất, Tân Biên, Tân Hiệp, Bửu Hòa Tân Vạn, An Bình, Bửu Long, Long Bình Tân, Tân Phong, Trảng Dài, Long Bình) và 7 xã (Tân Hạnh, Hiệp Hòa, Hóa An, An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước.)
Theo báo cáo của kỳ họp 12 Hội đồng nhân dân thành phố Biên Hòa khóa X, trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp ước đã thực hiện trên 136 ngàn tỷ đồng, tăng 10,99% so với cùng kỳ. Các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng 12,44% so cùng kỳ. Tổng thu ngân sách ước thực hiện hơn 772 tỷ đồng, đạt 52%, tăng 18% so cùng kỳ. [33]
Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa
Nguồn: Internet
1.3.2 Phường Trung Dũng
Phường Trung Dũng có diện tích tự nhiên 80,75 ha, bao gồm 6 khu phố. Toàn phường có 4.018 hộ gia đình với 22.451 nhân khẩu, trong đó nam giới là 10.596 người và nữ là 11.855 người. Tổng số người trong độ tuổi lao động 14.353 người với số nam là 6.769 người và nữ giới là 7.584 người. Toàn bộ dân số trong phường đều là người Kinh trong đó có 196 hộ (1530 khẩu) theo đạo Phật, 25 hộ (400 khẩu) theo đạo Tin Lành, 42 hộ (630 khẩu) theo đạo Thiên Chúa giáo và có 8 hộ theo đạo khác. Trong phường có 223 hộ gia đình chính sách với 110 gia đình liệt sỹ, 97 hộ là gia đình thương bệnh binh và 16 hộ gia đình có công với Cách mạng. Năm 2006 – 2007 toàn phường có 22 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,58% tổng số hộ của toàn
phường)1. Qua công tác cho vay tín dụng nhằm hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo đến cuối năm 2007 đã giảm được 50% số hộ gia đình nghèo.
Trên tổng số hơn 80 ha diện tích tự nhiên của phường Trung Dũng có 35,1879 ha là đất thổ cư, phần lớn diện tích đất loại chuyên dùng kinh doanh, dịch vụ, 2,785 ha là diện tích mặt nước. Phường Trung Dũng có vị trí sát cạnh sân bay Biên Hòa. Toàn phường hầu như không có các hoạt động nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của phường hướng về dịch vụ là chủ yếu với số thu nộp thuế các loại trên địa bàn phường, ước tính đến cuối năm 2007 là 1.709.000.000 đồng.
1.3.3. Phường Tân Phong
Phường Tân Phong là một phường nằm ở ngoại ô thành phố Biên Hòa, với địa bàn rộng nằm quanh vành đai sân bay Biên Hòa. Phường có diện tích tự nhiên 167,8ha. Toàn phường có 6.008 hộ với 32.489 nhân khẩu. Số nữ là 16.947 bằng 50% tổng dân số của phường với số phụ nữ trong độ tuổi lao động là 10.000 người2
.
Phường Tân Phong được chia thành 11 khu phố. Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa của thành phố Biên Hòa nên trên địa bàn phường người dân nhập cư tự do cũng khá nhiều.
Là một phường ngoại ô của thành phố, mặc dù cơ cấu kinh tế của phường đã và đang hướng về dịch vụ nhưng năm 2007 trên địa bàn phường vẫn có 62 ha đất nông nghiệp, trong đó có 52 ha trồng rau và 10 ha trồng màu, đậu các loại. Việc chăn nuôi trên địa bàn phường hiện nay đang giảm mạnh do thực hiện chỉ thị của tỉnh và thành phố về việc ngừng chăn nuôi gia súc trong khu dân cư đô thị. Việc chăn nuôi gia cầm đã không còn. Có
1
Số liệu thống kê tại phường Trung Dũng (số liệu năm 2007), do Ủy ban Nhân dân phường Trung Dũng cung cấp cho đoàn điều tra khảo sát năm 2007
11 hộ trước đây chăn nuôi gia cầm tập trung nay đã được yêu cầu di chuyển cơ sở nuôi gia cầm ra huyện khác hoặc chuyển đổi nghề. Đàn heo của phường giảm mạnh hiện chỉ còn trên 3.000 con, đàn trâu bò cũng chỉ còn 200 con. Thực hiện chỉ thị của tỉnh và thành phố các hộ chăn nuôi heo dọc quốc lộ 1 và một số khu dân cư đông đúc đã thực hiện ngừng nuôi gia súc trước năm 2008.
Do đặc điểm của phường nằm ở vùng ngoại ô của thành phố Biên Hòa có vị trí sát với sân bay Biên Hòa do vậy có sự đan xen giữa những diện tích đất thuộc sự quản lý của UBND phường và đất đai thuộc quyền quản lý của quân đội. Người dân hiện đang cư ngụ xâm lấn trên diện tích đất của quốc phòng (nhất là vùng vành đai sân bay).
Tại phường Tân Phong, hiện nay chỉ có khoảng 30% số dân của phường là sử dụng nước sạch được cấp từ nguồn nước của thành phố Biên Hòa, phần còn lại sử dụng nước giếng khoan cho mọi sinh hoạt của gia đình. Nguyên nhân của việc có nhiều người dân chưa tiếp cận được với hệ thống nước sạch là do một số gia đình người dân quá nghèo không có khả năng đóng góp để đấu nối vào mạng lưới nước của thành phố và mạng lưới đường dẫn nước của thành phố Biên Hòa chưa đủ sức bao phủ được toàn bộ phường Tân Phong.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC/DIOXIN TẠI BIÊN HÒA