Đặc điểm cấu tạo của định ngữ tình thái

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 34 - 37)

CHƢƠNG 2 : KHẢO SÁT ĐỊNH NGỮ TÌNH THÁI

2.2. Đặc điểm cấu tạo của định ngữ tình thái

Ở khía cạnh này, chúng tơi khảo sát định ngữ tình thái trên tiêu chí số lượng thành tố cấu tạo. Về mặt cấu tạo, chúng tôi chia định ngữ tình thái trong câu thành 3 nhóm:

- Định ngữ tình thái gồm 1 thành tố đơn nhất cấu thành - Định ngữ tình thái gồm 2 thành tố cấu thành

- Định ngữ tình thái gồm 3 thành tố trở lên

Trong đó định ngữ tình thái do 2 thành tố cấu thành chiếm đa số. Xét các ví dụ sau:

- Định ngữ tình thái do 1 thành tố đơn nhất cấu thành

Thật họ tự nhiên hơn cả vợ chồng (1, 421)

Liệu Minh có được tha về ngày mai khơng hay là người ta sẽ giảm hạn

tù từ 15 năm xuống 10 năm mà thôi? (4, 156)

Hay ông lại nghi Phú bịa ra chuyện đấy để lấy lòng cho dễ chuyện vay

mượn về mai sau? (4, 157)

Nhận xét:

Đối với các định ngữ tình thái do một thành tố cấu tạo thành, phổ biến là các trường hợp “Thật”, “Liệu”, “Hay”… Trong quá trình khảo sát thì đây là những trường hợp định ngữ tình thái mà chúng tơi hay gặp nhất.

- Định ngữ tình thái do 2 thành tố cấu thành Xét các ví dụ sau:

Thú thật rằng: tơi có hơi ích kỷ, xét theo một vài phương diện

(1, 195)

Đã đành anh khơng lấy, thì tơi càng phải nghĩ. (1, 196)

Không lẽ tôi ghẻ lạnh anh (1, 196)

Chẳng lẽ chỗ tơi với bác, mà bác có việc, tơi lại đợi bác cho uống rượu

rồi mới giúp bác hay sao? (1, 196)

Thật ra thì chẳng có anh xe nào bắt bí tơi đâu, bởi vì tơi đã định ngay ở

nhà chỉ đi chân không. (2, 49)

Chả nhẽ Phú lại đáp lại rằng xưa nay mình vẫn chỉ đứng trung lập

(4, 159)

Có thể như thế được chăng (4, 299)

Chết nỗi, tôi chả dám (4, 301)

Biết đâu sau khi nhà này có sân quần thì cuộc đời của dì lại khơng bắt

đầu bước vào một kỷ nguyên mới? (4, 303)

Nhận xét:

Có thể thấy rằng các tổ hợp trước đây ngữ pháp truyền thống vẫn gọi là phó từ (phụ từ), liên từ, trợ từ (xét ở góc độ từ loại) hay đó là các thành phần phụ của câu (xét ở góc độ cấu trúc câu) đều là các tổ hợp biểu thị tình thái, và khi đứng ở vị trí của định ngữ câu thì đó là các định ngữ tình thái do 2 thành tố tạo thành. Các định ngữ tình thái thuộc nhóm này rất đa dạng phong phú về số lượng và ngữ nghĩa.

- Định ngữ tình thái do 3 thành tố trở lên cấu thành Xét một số ví dụ sau:

Ấy thế mà anh cu Thiêm gọi tôi đi nếu không phải để đánh nhau ắt là

để hỏi mưu mẹo, kiện cáo cho một người nào đó. (1, 196)

Chẳng nói giấu gì chú cả, lúc nãy tôi đi vác khung cửi cho người ta,

phát tài được đồng rưỡi bạc. (1, 198)

Khơng có lý gì người phu xe phải kéo một cái xe với một tơi mà cịn có

thể chạy một mạch từ Phú Ninh đến đây mà tơi chỉ có tay khơng mà lại không

đi được (2, 49)

Nói của đáng tội thì con bé cũng mũm mĩm, hay hay mà lẳng lắm

(3, 167)

Khơng phải nói phét chứ từ thưở trời đất sinh ra làm người, đây bị bắt

về bóp ít ra cũng đã là bận thứ mười lăm. (4, 266) Nhận xét:

Định ngữ tình thái gồm 3 thành tố trở lên cũng không phải là chiếm số lượng nhiều trong số tư liệu mà chúng tôi thu thập được. Quan sát ví dụ trên có thể thấy một định ngữ tình thái thuộc nhóm này có thể gồm 3, 4 thậm chí 5 thành tố. Đặc trưng nổi bật của nhóm này là nhiều trường hợp là kiểu mở rộng của quán ngữ hai thành tố bằng cách thêm các yếu tố khác như: thì, là, ra, cứ…để tạo thành các định ngữ có nhiều thành tố hơn.

- Khi bàn về vấn đề cấu tạo của định ngữ tình thái, chúng tơi muốn đề cập đến khả năng cải biến, chêm xen, thay thế các thành tố của định ngữ tình thái. Như trên đã phân tích, số lượng các định ngữ có hai thành tố trở lên chiếm một số lượng lớn. Nhưng cũng có nhiều định ngữ 3 thành tố trở lên là kết quả của sự chêm xen một thành tố khác trong mơ hình các thành tố. Ví dụ: “Lẽ ra” thì có thể cải biến thành “Lẽ ra là”, “Lẽ ra thì”, “Đáng lẽ ra”…; “Như thể” có thể cải biến thành “Cứ làm như thể”, “Làm như thể“, “Như thể

là”…….Sau khi cải biến chêm xen từ 2 thành tố thành 3 thành tố thì đặc điểm ngữ nghĩa của các định ngữ này khơng có gì thay đổi. Số lượng các định ngữ 2 thành tố có thể chêm xen, cải biến thành 3 thành tố không phải nhiều nhưng cũng chứng minh đặc điểm về ngữ nghĩa của định ngữ tình thái là khá ổn định, và việc chêm xen các yếu tố dù ít nhiều có làm thay đổi cấu tạo thì vẫn khơng làm ảnh hưởng đến tính ổn định về ngữ nghĩa của định ngữ tình thái.

Việc phân loại các định ngữ tình thái trong câu dựa vào đặc điểm số lượng thành tố cấu tạo không phải là một cách phân loại hay, tuy nhiên cũng phục vụ cho việc phân biệt các định ngữ cụ thể. Về nguyên tắc, đây cũng là một đặc điểm kết học có thể được xem xét của định ngữ tình thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)