Định ngữ câu biểu thị tình thái khơng thực hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 80 - 83)

CHƢƠNG 2 : KHẢO SÁT ĐỊNH NGỮ TÌNH THÁI

3.4. Một số trƣờng hợp mơ hồ về tình thái

3.5.2.2. Định ngữ câu biểu thị tình thái khơng thực hữu

Đây là nhóm định ngữ chiếm số lượng nhiều nhất trong nhóm định ngữ biểu thị tình thái nhận thức. Chúng tơi chia thành các nhóm nhỏ sau:

- Nhóm các định ngữ biểu thị tình thái khơng thực hữu dựa trên sự suy lý. Có thể kể ra một số trường hợp cụ thể như Có lẽ, Có thể, Hẳn là, Ắt là, Hay là, Dường như, Có vẻ…Đặc điểm chung của nhóm này là thể hiện sự đốn định về khả năng xảy ra sự tình, dựa trên cơ sở dẫn chứng mà người nói có được. Ngay trong nhóm này, dựa trên một số nét tương đồng về cấp độ sắc

thái mà các định ngữ thuộc trường hợp này biểu thị, chúng tơi lại chia thành các nhóm nhỏ khác. Cụ thể:

+ Nhóm cấu trúc “Có lẽ/ Có khi/ Có thể + P”: Điểm chung của các phát ngơn có “Có lẽ”, “Có thể”, “Có khi” đầu câu là đều đưa ra một suy đoán về khả năng xảy ra sự tình. Nhưng mức độ suy đốn giữa 3 trường hợp này cũng khác nhau. “Có lẽ” cũng thể hiện sự phỏng đoán về khả năng hiện thực của P dựa vào cảm giác hoặc suy luận. “Có khi” cũng thể hiện suy đốn về tính chân thực của một sự tình nhưng cịn hàm ý khẳng định dè dặt. Người nói khơng biết P có trên thực tế hay khơng tuy nhiên dựa trên những cơ sở suy luận nhất định, người nói cho rằng khơng có lý do gì ngăn cản P trở thành hiện thực hoặc coi P là khả năng đáng quan tâm. Khi sử dụng “có khi” chủ ngơn khơng chịu trách nhiệm về tính chân thực của điều được nói ra. So với 2 trường hợp “có lẽ” và “có thể” thì mức độ cam kết về tính chân thực của sự tình thấp hơn.

+ Nhóm cấu trúc "Hẳn là/ Ắt là/ Ắt hẳn là….+ P" : tạo cho câu hình thức của một câu hỏi, thể hiện dụng ý của người nói, dựa trên cơ sở nào đó người nói kết luận khả năng chân thực của P là rất lớn. Với hình thức câu hỏi, nhưng khi sử dụng cấu trúc này, người nói lại chờ đợi sự khẳng định trong câu trả lời.

+ Nhóm cấu trúc “Chắc/ Chắc hẳn là P”: trong trường hợp này, người nói đã có những bằng chứng, cơ sở cụ thể về tính chân thực của sự tình. Cái mà người nói hướng đến chính là sự khẳng định tính chân thực của sự tình P dựa trên bằng chứng, suy luận, cảm giác hoặc kinh nghiệm thực tiễn. Mặc dù tạo cho câu hình thức câu hỏi nhưng mục đích của người nói là chờ đợi sự đồng tình về tính chân thực của P.

+ Nhóm cấu trúc “Hay/ Hay là+ P”: Nét nghĩa thứ nhất biểu thị điều mà câu sắp nêu ra là một khả năng mà người nói thấy chưa thể khẳng định, còn

đang hồ nghi. Nét nghĩa thứ hai của “Hay là” biểu thị điều sắp nêu ra là một giải pháp mà người nói nghĩa là nên nhưng khơng khẳng định mà muốn biết ý kiến của người đối thoại.

+ Nhóm cấu trúc “Dường như/ Hình như/ Có vẻ + P”: thể hiện sự không chắc chắn của người nói dựa trên cơ sở cảm giác của người nói về nội dung sự tình.

+ Nhóm cấu trúc “Chả lẽ/ Khơng lẽ/ Chẳng lẽ/ Lẽ nào + P”: biểu thị sự ngạc nhiên của người nói khi sự tình P khác với sự chờ đợi chủ quan của người nói. Nếu P phù hợp với thực tế thì theo người nói đó là điều khó tin, người nói hàm ý phủ định P. “Lẽ nào” cũng có nội dung như vậy tuy nhiên khía cạnh phủ định cao hơn so với các trường hợp còn lại.

+ Cấu trúc “Phải chăng + P”: thể hiện thông tin luận cứ, thường là gián tiếp (phải thông qua suy luận thì mới xác định được nội dung mệnh đề), theo đánh giá của người nói là chưa đủ tin cậy để có thể hình thành một ý kiến mà người nói tin chắc là đúng. Điều nêu trong câu vào lúc hỏi chưa được người nói tin chắc là phù hợp với thực tế. Người nói cịn phân vân dao động, phải cân nhắc thì mới có câu trả lời cụ thể.

+ Cấu trúc “Liệu + P”: tạo cho câu hình thức câu hỏi, thể hiện hàm ý của người nói có sự hy vọng người đối thoại sẽ có câu trả lời theo hướng tích cực là tán đồng ý kiến của người nói.

- Các định ngữ câu biểu thị tình thái khơng thực hữu dựa trên cơ sở bằng chứng của các giác quan, ví như: thấy, nghe, xem ra, trơng… Những trường hợp này khi xuất hiện trong phát ngơn với vai trị của một định ngữ tình thái, biểu thị suy đốn của người nói về sự tình P dựa trên cứ liệu trực quan.

- Các định ngữ câu biểu thị tình thái khơng thực hữu dựa trên cơ sở tin đồn hay tường thuật. Ví dụ như Nghe nói, nghe đâu, nghe đồn, người ta nói, họ nói….Nhóm định ngữ câu này thể hiện sự khơng chắc chắn của người nói

về nội dung sự tình dựa trên cơ sở nhóm tin đồn đãi khơng xác định rõ chủ thể (ví dụ như : nghe nói, nghe đâu…) và nhóm tin do một chủ thể khác mang lại (ví dụ như : người ta nói, người ta bảo, người ta đồn…)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)