Định ngữ tình thái đứng đầu câu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 37 - 40)

CHƢƠNG 2 : KHẢO SÁT ĐỊNH NGỮ TÌNH THÁI

2.3. Vị trí của định ngữ tình thái trong câu

2.3.1. Định ngữ tình thái đứng đầu câu

Xét những ví dụ sau:

Khơng có lý gì người phu xe phải kéo một cái xe với một tơi mà cịn có

thể chạy một mạch từ Phú Ninh đến đây mà tơi chỉ có tay khơng mà lại không

đi được (2, 49)

Thật ra có ai muốn cau có làm chi? (2, 55)

Hẳn là San đã có điều gì bất mãn về vợ y đấy. (3, 93)

Cố nhiên khơng phải chỉ vì muốn bận tâm với hai cậu mà thôi

(3, 96)

Cố nhiên không. (3, 147)

Thật trăm tội chẳng tội gì bằng cái tội nghèo (3, 156)

Có lẽ y biết y sắp rời hẳn nơi này. Có lẽ y tị mị… (3, 265)

Thế nào cũng chết, mà chết mau chứ không lâu. Có khi chỉ ngày mai,

ngày kia hoặc vài ba hôm nữa...Biết đâu mà tin vào mộng mị (3, 267)

Ít ra, y đã hăm hở, y đã náo nức, y đã mong chờ. (3, 269) Nhận xét:

Có thể khái qt những phát ngơn có định ngữ tình thái đầu câu vào mơ hình sau: Định ngữ tình thái + Sự tình (P). Có 2 đặc điểm mà chúng tơi đã rút ra được sau khi khảo sát các phát ngơn có định ngữ tình thái đứng ở đầu câu:

- Theo sau định ngữ tình thái là một mệnh đề hoàn chỉnh, tức mệnh đề này có đầy đủ các bộ phận của một cấu trúc câu và truyền đạt hồn chỉnh một sự tình. Ví như trong ví dụ đầu tiên “Khơng có lý gì” là định ngữ tình thái ở đầu câu, theo sau nó là một câu hồn chỉnh với một nội dung ngữ nghĩa hoàn chỉnh (người phu xe kéo khách từ Phú Ninh đến đây…). Nếu như khơng có định ngữ tình thái đứng ở đầu câu thì người nghe vẫn hiểu được đầy đủ thơng tin sự tình. Định ngữ tình thái trong trường hợp này chỉ có vai trị làm rõ thêm đánh giá của người nói về tính chân thực, chính xác, mong muốn hay khơng mong muốn sự tình. Trong số 10 ví dụ phía trên thì có 6 ví dụ là có đặc điểm này.

Ví dụ 1: Hẳn là San đã có điều gì bất mãn về vợ y đấy (3, 93)

Trong câu này, “hẳn là” đứng ở đầu câu với vai trị định ngữ tình thái. Nếu bỏ “hẳn là”, mệnh đề phía sau cịn lại sẽ là “San đã có điều gì bất mãn về vợ y đấy”. Đây là một mệnh đề có cấu trúc câu hồn chỉnh, đầy đủ hai phần Đề- Thuyết truyền đạt một thông tin trọn vẹn (San có điều gì bất mãn với vợ).

Sự xuất hiện của định ngữ tình thái chỉ làm rõ thêm ý kiến, lập trường của người nói về sự tình này (chỉ là một suy đốn của người phát ngơn mà thơi).

Ví dụ 2: Ít ra, y đã hăm hở, y đã náo nức y đã mong chờ. (3, 269) Tương tự trong trường hợp này, bản thân mệnh đề đứng sau định ngữ tình thái đã là một mệnh đề hồn chỉnh về cấu trúc và trọn vẹn về thơng tin. “Ít ra” thể hiện ý kiến của người phát ngơn (khẳng định về tính chân thực của sự tình đó).

- 4 phát ngơn cịn lại, theo sau định ngữ tình thái không phải là một mệnh đề hồn chỉnh, tức là chỉ có phần thuyết. Nếu bỏ định ngữ tình thái đi câu sẽ khơng có sự liên kết, tương tác kết nối với câu trước, dẫn đến sự mơ hồ về nghĩa của phát ngơn.

Ví dụ: Cố nhiên khơng phải chỉ vì muốn bận tâm với hai cậu mà

thơi (3, 96)

Vốn dĩ câu đã khơng có sự rõ ràng về nghĩa, vì thiếu phần đề ngữ mà chỉ có thơng tin phần thuyết. Thậm chí thơng tin phần thuyết này cũng khơng có sự rõ ràng. Với đặc điểm ngữ nghĩa của “cố nhiên” là khẳng định một sự tình nào đó là có thật và đúng như dự đốn của người phát ngơn thì sự xuất hiện của định ngữ này nhằm: thể hiện lập trường của người nói và tạo sự liên kết giữa phát ngơn này với phát ngơn đi trước nó. Đặt trong tồn văn bản của câu này như sau: “Thứ và San cho việc ép Mô xếp chỗ ăn, chỗ ở cho họ chỉ là chuyện đùa. Không ngờ Mô lại để ý nhiều. Cố nhiên khơng phải chỉ vì muốn bận tâm với hai cậu mà thôi” (3, 96).

Theo Nguyễn Văn Hiệp, những phát ngơn có định ngữ tình thái đứng đầu câu là những phát ngơn có thơng báo gộp. Ơng cho rằng: “Khi đứng trước nịng cốt câu, định ngữ câu là chỉ tố cho biết câu có thơng báo gộp (cịn gọi là thơng tin sự kiện) tức là câu chỉ có phần báo” (Cú pháp tiếng Việt, tr250). Ví dụ:

Hẳn là San có điều gì bất mãn về vợ y đấy (3, 93) Báo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)