CHƢƠNG 2 : KHẢO SÁT ĐỊNH NGỮ TÌNH THÁI
3.2. Định ngữ câu biểu thị tình thái nhận thức
3.2.1.4. Định ngữ câu xác nhận một sự tình trên cơ sở giải thích
Định ngữ câu biểu thị dạng tình thái này gồm có các trường hợp sau: “Hóa ra/ Té ra/ Thì ra/ Thảo nào/ Hèn gì/ Hèn chi + P (sự tình)”. Đối với những phát ngơn có định ngữ câu này xuất hiện ở đầu, người nói muốn xác nhận một sự tình mà trước đó người nói cịn có sự băn khoăn, khơng chắc chắn vì khơng có đủ cơ sở, chứng cứ để khẳng định.
Xét các ví dụ sau:
- (Lão làm bộ đấy!) Hóa ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra
phết chứ chả vừa đâu. ( Lão vừa xin tơi một ít bả chó).
(1, 115)
- (Chúng tôi cơm đùm, cơm nắm đi luôn bốn hôm giời mà chẳng gặp ma nào đón). Thì ra lúa mạn Đơng năm nay chín sớm. (Phần nhiều người ta gặt rồi)
(1, 152) - ( Hàn bảo Tơ: Thưa cơ em nó ra ruộng ạ).
À vâng, hèn nào mà không nghe thấy tiếng. (1, 243)
- ( Ăn bánh đúc, lại chuyện ăn bánh đúc). Thì ra những cơ gái q rất đẹp rất ngây thơ rất hiền kia phần nhiều chỉ nghĩ đến ăn. (Họ là những kẻ không mấy ngày được thỏa cơm. Đối với họ, cái ăn có lẽ cịn cần hơn cả tình u)
(1, 249)
- (Có lẽ hơm nay đã là mùng hai, mùng ba Tây rồi nhỉ). Hèn nào mà
em thấy người thu nhà sáng nay đã đến. (2, 12)
- (Tôi với bác Hiệp đây là người đồng hương). Hèn chi mà hôm bác
- (Buồn cười nhỉ! Khi ốnh nhau, bọn mình có nghĩ ngợi xa xơi gì lắm đâu, mà bây giờ ngồi ngẫm lại cứ bật ra đủ thứ này nọ). Thì ra người ta nói đúng chiến tranh ít triết lý nhất nhưng chiến tranh cũng chứa đựng nhiều triết
lý nhất (6, 6)
Phân tích: Điểm chung giữa các phát ngơn trên là định ngữ câu thể hiện sự xác nhận của người nói về một sự tình mà trước đó người nói chưa chắc chắn. Ví dụ trong phát ngơn thứ 2, vế trước nêu ra một sự tình thực hữu (đi mãi mà không gặp được người thuê gặt lúa), cịn vế sau thì là giải thích cho cái sự băn khoăn ấy (do lúa mạn Đơng năm nay chín sớm).
Ngay cả trong các định ngữ thuộc nhóm này, mặc dù có sự tương đồng về mặt ngữ nghĩa biểu thị (cùng chỉ sự vỡ lẽ, khám phá ra một sự thật nào đó) nhưng mức độ tình thái khác nhau. Nếu như “hèn chi”, “hèn nào” đứng đầu phát ngơn, cung cấp thơng tin một sự tình chấm dứt trạng thái băn khoăn, phỏng định trước đó của người nói, thì với 2 trường hợp cịn lại “thì ra”, “hóa ra” ngồi việc khẳng định sự tình thì cịn thể hiện trạng thái của người nói, thể hiện một sự ngạc nhiên. Có thể giải thích điều này là do sự tình mà người nói xác thực trong phát ngơn có định ngữ tình thái đầu câu có thể khác hoặc trái ngược với nhận định trước đó. Trong phát ngơn đầu tiên, người nói dựa trên chứng cứ thu thập được (lão xin tơi một ít bả chó), khẳng định sự tình (lão Hạc không vừa đâu) đồng thời bày tỏ sự ngạc nhiên khi cái sự tình này nó trái ngược với điều dự đốn đầu (lão Hạc không hiền như cái vẻ ngồi mà mọi người hay thấy đâu). Có thể giải thích mối quan hệ ngữ nghĩa ở khía cạnh này như sau: tưởng là một sự tình này nhưng lại là một sự tình khác, trái ngược với dự đốn. Sự khác biệt giữa “Hèn chi, hèn nào” với “Hóa ra, thì ra” có thể khái qt như sau:
+ Hèn chi, hèn nào: được sử dụng khi người nói xác nhận một sự tình mà trước đó cịn băn khoăn, phỏng định. Và sự tình này nằm trong mối quan
hệ thuận chiều (không trái ngược) với tiền giả định trước đó (nói cách khác sự tình trong phát ngơn tiền giả định được coi như là nguyên nhân cho sự tình kết quả nêu trong phát ngơn có định ngữ tình thái).
+ Hóa ra, Té ra, Thì ra: sự tình tiền giả định (hoặc sự tình nói trong
phát ngơn đi trước phát ngơn có định ngữ tình thái) là trái ngược nhau hoặc khác nhau. Khi sử dụng định ngữ câu này, người nói cịn kèm theo thái độ ngạc nhiên khi thực tế và dự đốn khác nhau.
3.2.1.5. Nhóm định ngữ câu xác nhận sự tình trên mối quan hệ nhấn mạnh, tương hợp
Thuộc nhóm này gồm có các định ngữ câu theo mơ hình như sau: “Rõ/ Rõ thật là/ Ra sự rằng + P”. Trên cơ sở đã có đủ bằng chứng, cứ liệu người nói nhấn mạnh và làm rõ thêm tính chân xác của sự tình dựa trên mối quan hệ nhấn mạnh, tương hợp
Xét các ví dụ sau:
- (Cậu nằm úp sấp lên trên cỏ, ngóc đầu lên, gọi mấy cô làm cỏ lúa thách các cô hát đúm. Tiếng như ngỗng đực). Rõ là tình tứ chưa?
(1, 338)
- (Người ta đùa thế chứ đùa nữa thì cũng mặc. Có mất phần đi đâu mà sợ. Ngồi mặt thì Na nói thế). Ra sự rằng thì cũng biết là Sinh đang đùa đấy.
(1, 341) - (Nghe nói, Xuân cũng thấy vui tai. Nhưng nó chợt nghĩ đến những sự thật bán sử nữ mà Tuyết đã giảng rõ ở khách sạn Bồng Lai thì nó bỗng buồn rầu lắm). Rõ thật đa nhân duyên, nhiều phiền. (4, 395)
Phân tích: Trong trường hợp này, sự tình được nêu ra trong phát ngơn có thể được xem như là một sự kết luận trên cơ sở các dữ liệu đã có trong các phát ngơn đi trước nó. Người nói liệt kê ra một loạt cơ sở bằng chứng có đủ độ tin cậy và kết luận lại trên cơ sở nhấn mạnh. Định ngữ câu trong trường
hợp này vừa mang tính chất kết nối các phát ngơn theo hình thức “quy nạp” vừa thể hiện đánh giá tình thái của người nói: khẳng định sự tình trên cơ sở tổng hơp bằng chứng đáng tin cậy.
3.2.1.6. Nhóm định ngữ câu xác nhận một sự tình có tính chất tổng kết, đúc rút thành nhận định.
Nhóm định ngữ này gồm các trường hợp theo mơ hình sau: “Rốt cuộc là, Tóm lại là, Chung quy lại là, Nói chung, Tóm lại, Nói cho cùng + P”. Trên cơ sở các dữ liệu, người nói đưa ra kết luận về một sự tình.
Xét các ví dụ sau:
- Nói tóm lại hắn có đủ điều kiện để tất cả các cô gái làng này phải
ước mơ. (1, 242)
- Nói chung là họ ca ngợi (TLTT)
- Rốt cuộc là cả hai bên đều khơng thực hiện được ý đồ của mình. (TLTT) Phân tích:
Các định ngữ đầu câu đóng vai trị dẫn nhập một ý tổng kết. Sau khi người nói đưa ra những dẫn chứng cụ thể thì đánh giá kết luận. Có thể coi các phát ngôn đi trước là tiền đề để rút ra kết luận trong trường hợp này. Và kết luận này cũng như sự tình được nói đến trong phát ngơn là đảm bảo tính chân thực, chính xác.