Định ngữ tình thái đứng giữa Đề Thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 41 - 43)

CHƢƠNG 2 : KHẢO SÁT ĐỊNH NGỮ TÌNH THÁI

2.3. Vị trí của định ngữ tình thái trong câu

2.3.3. Định ngữ tình thái đứng giữa Đề Thuyết

Một vị trí cũng khá phổ biến của định ngữ tình thái là đứng giữa Đề- Thuyết trong câu, khi đó định ngữ có chức năng làm tác tử phân giới Đề- Thuyết. Còn nếu xét theo lý thuyết phân đoạn thực tại câu, thì định ngữ tình thái có tác dụng đánh dấu thơng tin cũ- mới giữa hai phần Nêu- Báo.

Xét các ví dụ sau:

Chốn này có vẻ một nơi ma ở quá! (1, 91)

Trời có vẻ như đã thuận. (1, 187)

Các cụ chừng nhƣ cũng đã hiểu rằng tham quá không thể được, có

thuận dân thì mới ổn. (1, 193)

nhất định cứ phải nằm bên mẹ suốt đêm, ngoài mẹ ra nó khơng

chịu ngủ với ai. (1, 215)

Anh liệu xem lương của anh có đủ cho ơng ấy rượu với đánh bạc thì tơi lấy quách anh thôi nào. (1, 471)

Và những ý nghĩ ấy, có lẽ, đẹp thì có đẹp nhưng khơng khỏi q viển

Việc ấy giá thực hành được thì cũng hay hay, nhưng sợ y mang tiếng

với San (3, 128)

Có thể khái qt mơ hình của kiểu phát ngơn này như sau:

Đề + Định ngữ tình thái + Thuyết

Nếu trường hợp định ngữ tình thái đứng đầu câu cho biết câu đó có thơng báo gộp (tức chỉ có phần báo, thơng tin sự kiện hồn tồn mới) thì trong trường hợp này định ngữ tình thái phân định rõ hai phần Nêu- Báo. Với đặc điểm này định ngữ tình thái có vai trị chức năng như một tác tử phân giới thực tại như “thì”, “là”. Tuy nhiên, khác với các yếu tố có chức năng thuần túy chỉ là đánh dấu phân đoạn thực tại, định ngữ câu là một thành phần câu thực thụ, có hình thức, có cấu trúc và có nghĩa. Về mặt ý nghĩa, khi định ngữ tình thái nằm giữa hai phần Đề- Thuyết như vậy thì mục đích của người nói thơng thường nhấn mạnh thu hút sự chú ý của người nghe đến thông tin phần báo (phần thông tin mới), tạo ra sự ngắt nghỉ trong cung cấp thông tin của người phát ngôn. Khi thử thay đổi vị trí của định ngữ tình thái này lên đầu câu, về mặt nội dung phát ngôn vẫn được đảm bảo, tuy nhiên cấu trúc thơng báo sẽ khơng cịn được như trước.

Xét ví dụ sau:

Việc ấy giá thực hành được thì cũng hay hay, nhưng sợ y mang tiếng

với San (3, 128)

→ Thay đổi vị trí của định ngữ tình thái ta có phát ngơn sau:

Giá việc ấy cũng thực hành được thì cũng hay hay, nhưng sợ y mang

tiếng với San (3, 128)

Nhận xét: khi thay đổi Giá lên đầu câu thì nội dung sự tình khơng thay đổi, vẫn bày tỏ mong muốn của người nói về sự tình. Trong ví dụ trên “việc ấy” đã thay thế cho sự tình đã được biết đến trước đó, nên khi đặt “giá” ở giữa hai phần đề thuyết, thì “giá” có vai trị của một tác tử phân giới nêu báo, thu hút sự chú ý của người nghe vào phần thông tin mới của phần báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)