Định ngữ tình thái với vai trò là chỉ tổ chỉ dẫn quan hệ lập luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 92 - 94)

CHƢƠNG 2 : KHẢO SÁT ĐỊNH NGỮ TÌNH THÁI

4.2. Chức năng dụng học của định ngữ tình thái trong phạm vi văn bản

4.2.2. Định ngữ tình thái với vai trò là chỉ tổ chỉ dẫn quan hệ lập luận

Chỉ dẫn lập luận là các dấu hiệu hình thức nhờ chúng người nghe nhận ra được hướng lập luận và các đặc tính lập luận của các luận cứ trong một quan hệ lập luận. Chỉ dẫn lập luận bao gồm hai loại lớn: các tác tử lập luận và các kết tử lập luận. Khi khảo sát định ngữ tình thái với vị trí nằm ở đầu câu chúng tôi thấy trong nhiều trường hợp chúng được sử dụng với vai trò của một yếu tố chỉ dẫn lập luận. Điều đáng nói ở đây là cùng với việc thực hiện chức năng chỉ dẫn lập luận thì định ngữ tình thái còn đồng thời thực hiện vai trò đánh dấu giá trị tình thái cho phát ngôn, thể hiện sắc thái tình cảm của chủ thể. Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Các kết tử là những yếu tố (như các liên từ đẳng lập, liên từ phụ thuộc, các trạng từ, các trạng ngữ…) phối hợp hai hoặc một số phát ngôn thành một lập luận duy nhất. Nhờ kết tử mà các phát ngôn trở thành luận cứ hay kết luận của một lập luận” (Đỗ Hữu Châu, 2006, trang 184).

Vậy chức năng là một kết tử lập luận của định ngữ tình thái thể hiện như thế nào ?

Trước hết, sự có mặt của định ngữ tình thái này là dấu hiệu chứng tỏ phát ngôn chứa nó là một lập luận. Sự có mặt của định ngữ tình thái yêu cầu người tiếp nhận phải chuyển đổi vị trí tiếp nhận của mình, phải đứng ở vị trí của người tiếp nhận một lập luận. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy, những phát ngôn có định ngữ tình thái đầu câu rất hiếm khi giữ vai trò là câu mở đầu một đoạn văn bản, mà thường là sự tiếp nối của một câu đi trước nó. Sự xuất hiện của phát ngôn có định ngữ tình thái nhằm nhấn mạnh vào thái độ của người phát ngôn. Sự xuất hiện của những phát ngôn này chứng tỏ sự luân phiên giữa các lượt lời trong lúc đối thoại hoặc là để tiền giả định một sự tình nào đó trong câu đi trước. Dựa vào sự xuất hiện của định ngữ tình thái mà

người nghe có thể suy đoán được nội dung của phát ngôn là bổ sung, đối lập hay hỗ trợ thông tin với phát ngôn đi trước.

Ví dụ:

Quả nhiên chiều hôm ấy tôi được thấy Nga nũng nịu đu lấy cổ một chàng trai trẻ như đã đu lấy cổ tôi lúc ở tảng đá cũ. (1, 19)

Cố nhiên là không có ông lý nào vác của nhà đi ăn mà nhận thực cho

người ta. (1, 27)

Thì ra những người rất hiền lành cũng có thể là những người rất ác (1, 441).

Có thể chị đang nóng lòng chờ chuyến giao liên. Có thể chị đang phác họa trong đầu những kế sách đối phó với âm mưu thâm độc của kẻ thù trong toàn vùng…Có thể như thế và cũng có thể không như thế (6, 208)

Phân tích:

Không khó để nhận ra các phát ngôn trên không thể là câu mở đầu cho một đoạn văn bản. Sự xuất hiện của các định ngữ tình thái cho biết các câu trên phải đứng sau ít nhất một phát ngôn trước đó, đồng thời, những định ngữ này còn tiền giả định tính chân thực, đảm bảo của người nói về thông tin được đề cập đến.

+ Trong phát ngôn đầu tiên “quả nhiên” là sự khẳng định về tính chân thực của sự tình đã xảy ra đúng như dự đoán của người nói. Phát ngôn trên đặt trong văn cảnh như sau : { Tôi đã nói dối Nga là tôi phải về Sài Gòn có việc cần. Nhưng đi được một quãng, tôi bắt dừng xe lộn lại, và lần ra chỗ thiên thai nấp vào rong bụi rậm. Sự nghi ngờ của tôi không đến nỗi vô lý}.

Quả nhiên chiều hôm ấy tôi được thấy Nga nũng nịu đu lấy cổ một chàng trai trẻ như đã đu lấy cổ tôi lúc ở tảng đá cũ. (1, 19).

Quả nhiên” đóng vai trò định ngữ tình thái, làm rõ thêm nội dung trước đó “sự nghi ngờ của nhân vật tôi là đúng” và đúng như thế nào. Như

vậy, với từ “ quả nhiên” đứng đầu phát ngôn thì vừa khẳng định nội dung đi trước vừa làm cụ thể thêm nội dung “sự nghi ngờ đó là gì”.

+ Trong phát ngôn thứ 2, “Cố nhiên” là sự khẳng định ở mức độ cao cái sự tình mà người nói nêu ra ở câu trước là không thể xảy ra.

+ Trong phát ngôn thứ 3, “thì ra” đứng đầu câu, tạo cho câu sắc thái của một câu kết luận sau khi chủ ngôn có những cứ liệu cơ sở cụ thể và chắc chắn ở trước đó. Ngay trong thực tế, “thì ra” thường được sử dụng khi người nói muốn rút ra kết luận một vấn đề gì đó, hoặc là khi đã hiểu được một điều gì đó mà điều này trái ngược với hiểu biết trước đấy. Từ “thì ra” được dùng khi người nói đã có trải nghiệm hay hiểu biết về vấn đề đó, mà kết luận này là dựa trên cơ sở, cứ liệu cụ thể, chắc chắn chứ không phải trên cơ sở suy luận.

+ Tương tự trong phát ngôn cuối cùng với “Có thể” đứng đầu câu, tạo cho câu sắc thái suy đoán, cho người nghe biết điều được nói ra không chắc chắn là đúng. Những phát ngôn bắt đầu bằng “có thể” trong một số trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)