Định ngữ tình thái tác động đến tồn bộ phần nội dung cịn lại của câu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 88)

CHƢƠNG 2 : KHẢO SÁT ĐỊNH NGỮ TÌNH THÁI

4.2. Chức năng dụng học của định ngữ tình thái trong phạm vi văn bản

4.2.1. Định ngữ tình thái tác động đến tồn bộ phần nội dung cịn lại của câu

của câu

Với tư cách là thành phần biểu thị tình thái của câu, định ngữ câu có tầm tác động đến tồn bộ phần nội dung cịn lại của câu. Cùng một câu, sử dụng định ngữ khác nhau tạo ra những nội dung tình thái khác nhau.

Xét ví dụ sau:

Khơng khéo nó có ý gieo vạ cho cụ ơng phen này (1, 23)

Nếu thay “không khéo” bằng một số định ngữ khác, ta sẽ có các câu như sau:

Hình nhƣ nó có ý gieo vạ cho cụ ơng phen này. Hay là nó có ý gieo vạ cho cụ ơng phen này Xem ra nó có ý gieo vạ cho cụ ơng phen này. Nghe đâu nó có ý gieo vạ cho cụ ơng phen này Phải chăng nó có ý gieo vạ cho cụ ơng phen này? Quả thật nó có ý gieo vạ cho cụ ơng phen này Chẳng qua nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này.

Chỉ với việc thay định ngữ mà sắc thái của câu đã có sự thay đổi đa dạng. Thậm chí, cùng là một sắc thái nhưng cũng ở các cấp độ khác nhau. 6 phát ngơn đầu tiên có chung một nội dung ngữ nghĩa là thể hiện sự suy đốn, khơng chắc chắn về một nhân vật "nó" gieo vạ cho cụ ông phen này. Tuy nhiên, mức độ suy đốn giữa các phát ngơn cũng khác nhau. Nếu như “không

khéo”, "hay là" thể hiện một sự suy đốn đi kèm thái độ có phần lo lắng thì

“hình như” lại thể hiện một sự suy đốn thiên về khơng chắc chắn khi khơng có bằng chứng cụ thể. Trong khi đó, “Xem ra” thể hiện suy đốn có phần chắc chắn nhiều hơn khi người nói thể hiện ra mình có bằng chứng, có cơ sở hoặc

một dữ liệu nào đó liên quan đến nội dung sự tình. “Nghe đâu” là sự suy đốn khơng chắc chắn dựa trên nguồn thơng tin thứ 3, đồng thời người nói cũng muốn đẩy việc chịu trách nhiệm về tính chân xác của sự tình sang một đối tượng khác. “Phải chăng” tạo cho câu hình thức một câu hỏi, đưa ra giả định về một sự tình đồng thời bao hàm cả sự chờ đợi câu trả lời của người nói. Cùng một tình thái là “suy đốn về một sự tình” nhưng ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào việc người nói có chứng cớ hay cơ sở liên quan đến sự tình hay khơng, mà mức độ cam kết của người nói khác nhau. Hai phát ngơn cuối cũng có sắc thái ngược lại với các trường hợp trên. Hai định ngữ đứng đầu câu “Quả thật”, “Chẳng qua” thể hiện sự khẳng định của người nói về một sự thật mà người nói đã dự đốn từ trước.

Cũng bàn về tầm tác động của tình thái trong văn bản, Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn “Cú pháp tiếng Việt” (Nxb Giáo dục, 2009) đặt ra vấn đề về Định ngữ câu và Câu phủ định. Ơng nêu ra ví dụ: “Làm như thể tơi là triệu phú” có thể được khúc giải là “Thật là sai lầm khi cho rằng tôi là triệu phú” hoặc nói cách khác là “Tơi khơng phải là triệu phú”. Hoặc câu “Đáng lí ra tơi đã là hiệu trưởng từ năm ấy” có thể được khúc giải là “Tôi đã không được làm hiệu trưởng từ năm ấy”. Nguyễn Văn Hiệp cho rằng, tất cả những câu có định ngữ câu biểu thị tình thái phản thực hữu đều có thể được khúc giải bằng những câu phủ định tương ứng. Trong cuốn “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” của Cao Xuân Hạo, tác giả cũng đề cập đến vấn đề này. Mặc dù cách gọi tên khác nhau và gắn với khái niệm “siêu đề” mà Cao Xuân Hạo hay nhắc đến nhưng quan điểm của ông về mối quan hệ giữa định ngữ biểu thị tình thái và vị trí trong câu cũng có nét độc đáo. Ông cho rằng trong các phương tiện biểu thị tình thái của câu có một nhóm tác tử đã được biết từ lâu dưới danh hiệu phủ định. Có thể kể ra một loạt những trường hợp như vậy là Chẳng phải, Nào có phải là, Đâu có phải là, Khơng có ai, khơng bao

giờ…..Ông dẫn ra ý kiến của O.Ducrot viết về phủ định. Theo O.Ducrot, có hai sự phủ định : Một sự phủ định, phản bác tương ứng với một hành động ngôn từ phủ định, có tính chất phản bác một phát ngôn khẳng định tương ứng…Và một sự phủ định miêu tả, vốn nhận định một nội dung tiêu cực, không tiền giả định một sự khẳng định ngược lại. Mặc dù sự phân biệt hai phạm trù phủ định này nhiều khi rất mơ hồ nhưng cần phải khẳng định rằng với sự phủ định được tạo nên bởi sự có mặt của phạm trù tình thái thì ngồi việc phủ định nội dung mệnh đề trường hợp đó cịn có thêm cả nội dung tình thái.

Trong nội dung này có một trường hợp phải lưu ý mà trong Cú pháp tiếng Việt (2009), Nguyễn Văn Hiệp cũng đã đề cập đến đấy là sự xuất hiện của hai định ngữ tình thái trong cùng một câu. Khảo sát nguồn tư liệu trong các tác phẩm, chúng tôi cũng bắt gặp những trường hợp này. Sự xuất hiện của 2 định ngữ tình thái trong cùng một câu cần phải có sự tương đồng, tương hợp về mặt ý nghĩa. Ở nội dung này, Nguyễn Văn Hiệp phân tích trên 2 khía cạnh : tầm tác động giữa các định ngữ tình thái và tầm tác động của các định ngữ tình thái này lên mệnh đề câu. Hai định ngữ tình thái cùng xuất hiện trong một câu khơng thể khác nhau về tính chất biểu thị. Ví dụ:

Xem chừng Anh chàng Xuân có vẻ cũng được việc đấy chứ

(4, 304)

Nghe đâu có thể con dê già kia sẽ chẳng bao lâu bị truy tố trước

pháp luật. (5, 28)

Xem ý có vẻ ơng cụ tơi khơng có lịng muốn lấy người ta làm vợ thì

ơng cũng sẽ nói là tơi kcũng khơng bằng lịng lấy cơ con quan tổng đốc nào đó mà ông cụ đã hỏi cho tôi đâu (5, 66)

Nhận xét:

Đây là những câu có 2 định ngữ tình thái ở trong cùng một phát ngơn. Hai định ngữ này đều thuộc cùng một loại tình thái, có nét nghĩa tương đồng

với nhau, thể hiện tính chất khơng chắc chắn về sự tình. Các định ngữ thứ nhất trong câu (bao gồm: xem chừng, nghe đâu, xem ý) đã cho biết sự tình được nhắc đến ở vế sau là chưa có cơ sở chắc chắn để khẳng định (đó là sự suy đốn dựa trên giác quan như xem chừng, xem ý hoặc là dựa trên lời đồn- nghe đâu). Nét sắc thái này tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là định ngữ thứ 2 phải có nét tương tự như vậy chứ không thể trái ngược. Giả sử thay “chắc chắn” thành định ngữ thứ 2 trong các phát ngơn trên, ta có các phát ngơn sau:

Xem chừng anh chàng Xuân chắc chắn cũng được việc đấy chứ

Nghe đâu chắc chắn con dê già kia sẽ chẳng bao lâu bị truy tố trước

pháp luật

Xem ý chắc chắn ông cụ tơi khơng có lịng muốn lấy người ta làm vợ

thì ơng cũng sẽ nói là tơi cũng khơng bằng lịng lấy cơ con quan tổng đốc nào đó mà ơng cụ đã hỏi cho tôi đâu

“Chắc chắn” được dùng khi người nói đã có cơ sở đảm bảo tính chân thực, tất yếu của sự tình nên khơng thể kết hợp cùng với các định ngữ “xem

chừng”, “nghe đâu” hay “xem ý” được. Nói cách khác, một bên là định ngữ

tình thái thực hữu thì khơng thể kết hợp được với định ngữ tình thái khơng thực hữu.

Vậy sự xuất hiện của hai định ngữ tình thái trong cùng một câu thể hiện mục đích, nội dung gì?

Từ những ví dụ trên cho thấy: hai định ngữ cùng có sự tương hợp về nội dung tình thái xuất hiện trong cùng một câu nhằm mục đích nhấn mạnh, mà cơ sở của nó là sự dư thừa lý thuyết thơng tin. Trong ngơn ngữ có hiện tượng dư thừa trong sự biểu hiện tức là sự lặp lại có chủ đích nào đó nhằm nhấn mạnh hoặc chống lại sự nhiễu loạn thơng tin từ mơi trường giao tiếp bên ngồi. Trong việc sử dụng 2 định ngữ cùng một câu thì đáng chú ý các định ngữ câu đối lập nhau về sắc thái đánh giá tích cực/ khơng tích cực, đáng mong

muốn/ không đáng mong muốn khơng thể đi được với nhau. Ví dụ như khơng thể nói “Phiền một nỗi/ may mà anh vẫn chưa tiêu hết số tiền ấy”.

4.2.2. Định ngữ tình thái với vai trị là chỉ tổ chỉ dẫn quan hệ lập luận

Chỉ dẫn lập luận là các dấu hiệu hình thức nhờ chúng người nghe nhận ra được hướng lập luận và các đặc tính lập luận của các luận cứ trong một quan hệ lập luận. Chỉ dẫn lập luận bao gồm hai loại lớn: các tác tử lập luận và các kết tử lập luận. Khi khảo sát định ngữ tình thái với vị trí nằm ở đầu câu chúng tôi thấy trong nhiều trường hợp chúng được sử dụng với vai trò của một yếu tố chỉ dẫn lập luận. Điều đáng nói ở đây là cùng với việc thực hiện chức năng chỉ dẫn lập luận thì định ngữ tình thái cịn đồng thời thực hiện vai trị đánh dấu giá trị tình thái cho phát ngơn, thể hiện sắc thái tình cảm của chủ thể. Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Các kết tử là những yếu tố (như các liên từ đẳng lập, liên từ phụ thuộc, các trạng từ, các trạng ngữ…) phối hợp hai hoặc một số phát ngôn thành một lập luận duy nhất. Nhờ kết tử mà các phát ngôn trở thành luận cứ hay kết luận của một lập luận” (Đỗ Hữu Châu, 2006, trang 184).

Vậy chức năng là một kết tử lập luận của định ngữ tình thái thể hiện như thế nào ?

Trước hết, sự có mặt của định ngữ tình thái này là dấu hiệu chứng tỏ phát ngơn chứa nó là một lập luận. Sự có mặt của định ngữ tình thái u cầu người tiếp nhận phải chuyển đổi vị trí tiếp nhận của mình, phải đứng ở vị trí của người tiếp nhận một lập luận. Trong q trình khảo sát, chúng tơi thấy, những phát ngơn có định ngữ tình thái đầu câu rất hiếm khi giữ vai trò là câu mở đầu một đoạn văn bản, mà thường là sự tiếp nối của một câu đi trước nó. Sự xuất hiện của phát ngơn có định ngữ tình thái nhằm nhấn mạnh vào thái độ của người phát ngôn. Sự xuất hiện của những phát ngôn này chứng tỏ sự luân phiên giữa các lượt lời trong lúc đối thoại hoặc là để tiền giả định một sự tình nào đó trong câu đi trước. Dựa vào sự xuất hiện của định ngữ tình thái mà

người nghe có thể suy đốn được nội dung của phát ngôn là bổ sung, đối lập hay hỗ trợ thông tin với phát ngơn đi trước.

Ví dụ:

Quả nhiên chiều hôm ấy tôi được thấy Nga nũng nịu đu lấy cổ một

chàng trai trẻ như đã đu lấy cổ tôi lúc ở tảng đá cũ. (1, 19)

Cố nhiên là khơng có ơng lý nào vác của nhà đi ăn mà nhận thực cho

người ta. (1, 27)

Thì ra những người rất hiền lành cũng có thể là những người rất ác

(1, 441).

Có thể chị đang nóng lịng chờ chuyến giao liên. Có thể chị đang phác

họa trong đầu những kế sách đối phó với âm mưu thâm độc của kẻ thù trong tồn vùng…Có thể như thế và cũng có thể khơng như thế (6, 208)

Phân tích:

Khơng khó để nhận ra các phát ngơn trên khơng thể là câu mở đầu cho một đoạn văn bản. Sự xuất hiện của các định ngữ tình thái cho biết các câu trên phải đứng sau ít nhất một phát ngơn trước đó, đồng thời, những định ngữ này cịn tiền giả định tính chân thực, đảm bảo của người nói về thơng tin được đề cập đến.

+ Trong phát ngôn đầu tiên “quả nhiên” là sự khẳng định về tính chân thực của sự tình đã xảy ra đúng như dự đốn của người nói. Phát ngơn trên đặt trong văn cảnh như sau : { Tơi đã nói dối Nga là tơi phải về Sài Gịn có việc cần. Nhưng đi được một quãng, tôi bắt dừng xe lộn lại, và lần ra chỗ thiên thai nấp vào rong bụi rậm. Sự nghi ngờ của tôi không đến nỗi vô lý}.

Quả nhiên chiều hôm ấy tôi được thấy Nga nũng nịu đu lấy cổ một chàng trai

trẻ như đã đu lấy cổ tôi lúc ở tảng đá cũ. (1, 19). “Quả nhiên” đóng vai trị định ngữ tình thái, làm rõ thêm nội dung trước đó “sự nghi ngờ của nhân vật tôi là đúng” và đúng như thế nào. Như

vậy, với từ “ quả nhiên” đứng đầu phát ngơn thì vừa khẳng định nội dung đi trước vừa làm cụ thể thêm nội dung “sự nghi ngờ đó là gì”.

+ Trong phát ngôn thứ 2, “Cố nhiên” là sự khẳng định ở mức độ cao cái sự tình mà người nói nêu ra ở câu trước là khơng thể xảy ra.

+ Trong phát ngơn thứ 3, “thì ra” đứng đầu câu, tạo cho câu sắc thái của một câu kết luận sau khi chủ ngơn có những cứ liệu cơ sở cụ thể và chắc chắn ở trước đó. Ngay trong thực tế, “thì ra” thường được sử dụng khi người nói muốn rút ra kết luận một vấn đề gì đó, hoặc là khi đã hiểu được một điều gì đó mà điều này trái ngược với hiểu biết trước đấy. Từ “thì ra” được dùng khi người nói đã có trải nghiệm hay hiểu biết về vấn đề đó, mà kết luận này là dựa trên cơ sở, cứ liệu cụ thể, chắc chắn chứ không phải trên cơ sở suy luận.

+ Tương tự trong phát ngơn cuối cùng với “Có thể” đứng đầu câu, tạo cho câu sắc thái suy đoán, cho người nghe biết điều được nói ra khơng chắc chắn là đúng. Những phát ngôn bắt đầu bằng “có thể” trong một số trường hợp cũng có thể là câu mở đầu một đoạn văn bản nhưng không nhiều. Bởi khi sử dụng “có thể” thì người nói đã tiền giả định người nghe biết về sự tình được nói đến. Và “có thể” là để đưa ra những dự đốn, đốn định khơng chắc chắn xoay xung quanh sự tình, nhân vật đó mà thơi. Ví dụ như với phát ngơn trên, đặt trong toàn bộ văn cảnh sẽ là: “Chị ngồi đó lặng yên và bất động.

Thỉnh thoảng đôi vai gầy mảnh của chị lại khẽ rung lên trước một làn gió, ràn rạt thổi thốc vào lều. Có thể chị đang nóng lịng chờ chuyến giao liên. Có thể chị đang phác họa trong đầu những kế sách đối phó với âm mưu thâm độc của kẻ thù trong tồn vùng…Có thể như thế và cũng có thể khơng như thế”.

4.2.3. Định ngữ tình thái với vai trị đảm bảo liên kết và mạch lạc văn bản văn bản

Trước hết cần khẳng định rằng liên kết và mạch lạc là hai thuộc tính quan trọng và đặc trưng khi bàn về một văn bản. Liên kết có thể được hiểu

một cách chung nhất là những mối quan hệ hình thức và nội dung của các câu trong văn bản. Đơn vị tham gia liên kết văn bản rất phong phú, có thể là từ, ngữ thậm chí là câu. “Mọi mối liên kết trong văn bản đều xuất phát từ những ngữ đoạn có hình thức hồn chỉnh và hướng tới những ngữ đoạn có hình thức hồn chỉnh” (Trần Ngọc Thêm, 1985). Cao Xuân Hạo trong Sơ thảo ngữ pháp chức năng cũng bàn khá kỹ đến vấn đề này. Một câu tự nó làm thành ngơn bản khi nó khơng có bất cứ một sự liên hệ, liên kết nào với câu đi trước hay đi sau nó, mà chỉ phụ thuộc ít nhiều vào tình huống hội thoại. Chỉ riêng sự có mặt của một câu đi trước hay đi sau một câu đang xét chưa đủ để kết luận rằng câu này không làm thành một văn bản: những câu kế tiếp nhau hồn tồn có thể làm thành những ngơn bản riêng, nếu giữa các câu đó khơng có một mạch lạc nào, tức một mối liên hệ về nghĩa và dụng pháp. Trong một đoạn văn bản, giữa các câu cần có sự kết dính với nhau cả về nội dung và hình thức để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh hướng tới một chủ đề nhất định. Để làm nhiệm vụ liên kết có thể là từ, ngữ hoặc thậm chí là một câu. Các định ngữ tình thái trong nhiều trường hợp đóng vai trị của một yếu tố nối, tạo sự nối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)