Chức năng dụng học của định ngữ tình thái trong mối quan hệ với chủ ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 97 - 163)

CHƢƠNG 2 : KHẢO SÁT ĐỊNH NGỮ TÌNH THÁI

4.3. Chức năng dụng học của định ngữ tình thái trong mối quan hệ với chủ ngôn

với chủ ngơn

Đặc trưng của tình thái là thể hiện sắc thái, tình cảm, thái độ của người phát ngơn đối với một sự tình. Vì thế trong một phát ngơn nếu có định ngữ tình thái đứng đầu câu thì chắc chắn nó phải có sự liên quan trực tiếp đến người nói. Trong phần này tơi phân tích định ngữ tình thái từ góc độ chủ quan người nói dựa trên yếu tố trước một sự tình diễn ra như vậy thì nó có phải là một sự tình tích cực, đáng mong muốn hay là một sự tình tiêu cực, khơng đáng mong muốn của người nghe hay không.

- Định ngữ tình thái thể hiện mong muốn chủ quan tích cực của người nói Tính tích cực mà đề tài đề cập đến ở đây có nghĩa là các định ngữ này thể hiện một tình thái nhận thức, trong đó người nói thể hiện mong muốn của mình về một sự tình P tác động tốt đến người nghe. Vậy trong điều kiện hồn cảnh nào thì sự xuất hiện của các định ngữ biểu thị tình thái tích cực hợp lý. Việc sử dụng các qn ngữ tình thái tích cực phải ln đi với mệnh đề mang sắc thái ý nghĩa tích cực, là những điều mà chủ ngôn mong muốn, theo đánh giá chủ quan của người phát ngơn thì đó là điều tốt có lợi cho người phát ngơn. Đây là nguyên tắc tồn tại của các quán ngữ tình thái tích cực khi sử dụng các quán ngữ tình thái, mà khơng theo ngun tắc này thì phát ngơn sẽ vơ nghĩa. Ví dụ như các phát ngơn sau sử dụng các định ngữ tình thái khơng hợp lý như “may sao nó đánh con bé tàn nhẫn như kẻ thù” hoặc “Chết nỗi cơ ấy mẹ trịn con vng”…Có thể kể ra một số các định ngữ chuyên biểu thị tình thái tích cực, đáng mong muốn của người nói về nội dung sự tình như: May mà P, May ra P, may sao P, May thay P, Miễn là, Được cái, Biết đâu, Có lẽ, Đáng lẽ, Hay là, Hình như, Kể ra…Khi phân tích các định ngữ này cần nhấn mạnh đến mong muốn của người nói. Ngay cả trong nội dung này cũng có sự phân cấp khác nhau.

Ví dụ:

Cũng may, người phu quét chợ trông thấy thế, nghĩ tức lây, mới

quát… (1, 57)

Miễn là làm sao chúng tôi cắt được lúa, bó được lúa quẩy về nhà là

được rồi. (1, 156)

Tiền nhà, tiền giặt, tiền thuốc, tiền mước mắm…còn chịu tất. Tháng vừa rồi tiêu tốn quá, mới mồng mười đã hết. May mà còn đất mua chịu được

(TLTT)

Vợ anh đƣợc cái ngoan ngoãn, biết vun vén cho gia đình, chứ cũng

khơng phải xinh đẹp, sắc nước hương trời gì đâu (TLTT)

Giá nhƣ cuộc đời không phải lo cơm áo gạo tiền thì có phải là may khơng.

(TLTT) Phân tích:

Các định ngữ tình thái đứng ở trên đều được xếp vào định ngữ biểu thị tình thái tích cực, thể hiện mong muốn, suy nghĩ của người nói theo hướng tích cực về tính chân thực của sự tình. “May mà”, “May ra” biểu thị sự hài

lịng của người nói khi thấy sự tình đó xảy ra và chân thực. “Được cái” xuất hiện trong câu khi chủ ngơn muốn thể hiện theo cách nhìn nhận đánh giá của người nói thì điều P nói là điều tốt, có tính tích cực bù lại cho những cái xấu, cái tiêu cực trước đó (ví dụ như trong câu trên người nói dùng “được cái” để nhấn mạnh đức tính ngoan ngỗn, biết vun vén cho gia đình, bù lại cho cái sự không xinh đẹp của người vợ). Điều quan trọng khi dùng “được cái” là người nói tỏ ra hài lịng với cái sự tình đó. “Ước gì”, “Giá như” đều thể hiện mong muốn của người nói về một sự tình nào đó nhưng ở mức độ khác nhau. “Ước

gì” cho biết người nói đang nói về một sự tình chưa xảy ra tại thời điểm phát

ngơn hoặc sự tình khơng tồn tại thật. Trong khi đó “Giá như” lại là biểu thị mong muốn của chủ ngơn về một sự tình trái ngược với thực tế.

- Sự xuất hiện của định ngữ tình thái biểu thị sự đánh giá tiêu cực của người nói về một sự tình khơng mong muốn nhưng có thể đã xảy ra.

Ví dụ :

Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van: - Thế bây giờ làm thế nào hở vú? - Ai bảo cậu dại dột đem cho áo nó? Phiền một nỗi chị lấy anh đâu phải vì tình u

Ơng chồng quát hai con:

- Im ngay!(...) Tao dận cổ ! Nằm xuống đây! Bà vợ khơng nhịn được

- Nói bé chứ ! Làm gì mà phải quát lên như vậy? Phân tích:

Những qn ngữ này khơng đơn thuần là những phương tiện kết nối mà ngữ pháp truyền thống gọi là liên từ, cũng không hẳn là những phương tiện dùng để đưa đẩy, rào đón, dẫn ý hay chuyển ý như các nhà từ vựng học đã nhận định. Những quán ngữ tình thái tiêu cực tham gia chủ yếu vào Modus (tình thái) của câu và nằm trong thành tố cấu trúc ngữ nghĩa. Chính những phương tiện này đã giúp cho người nói truyền đạt một cách hiệu quả nhất thái độ, cách đánh giá của mình đối với sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu, tạo nên hiệu quả giao tiếp. Xét về mặt ý nghĩa của các quán ngữ tình thái tiêu cực có thể nhận thấy ngay một đặc điểm chung nhất của chúng đó là biểu thị ý nghĩa tình thái cụ thể hơn là thể hiện thái độ đánh giá của người nói đối với sự tình được nói đến trong câu. Thái độ của người nói ở đây đối với sự tình được nói đến là sự khơng mong muốn. Người nói coi sự việc đó là điều khơng may mắn, là xui xẻo hoặc thể hiện thái độ khơng tán thành, khơng đồng tình, thái độ phản đối đối với sự tình được đưa ra. Đây chính là điểm trái ngược của định ngữ tình thái tiêu cực với định ngữ tình thái tích cực. Như vậy, sự

với sự tình trong câu là đáng mong muốn hay khơng, có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến chủ ngôn.

4.4. Tiểu kết:

Khi nghiên cứu định ngữ câu ở khía cạnh dụng học, chúng tơi chú trọng đến việc phân tích mối quan hệ giữa định ngữ đó với nội dung câu, văn bản và gắn với chủ thể phát ngơn. Trong q trình khảo sát và phân tích ngữ nghĩa, đề tài đã chỉ ra vai trò, tác dụng, tầm tác động của định ngữ tình thái với nội dung mệnh đề và với người sử dụng. Qua q trình phân tích cho thấy, với vai trị là một bộ phận của phát ngơn, định ngữ tình thái có tầm tác động đến toàn bộ câu, toàn bộ nội dung của mệnh đề.

- Trước hết, sự có mặt của định ngữ tình thái là dấu hiệu chứng tỏ phát ngơn chứa nó là một lập luận. Sự có mặt của định ngữ tình thái yêu cầu người tiếp nhận phải chuyển đổi vị trí tiếp nhận của mình, phải đứng ở vị trí của một người tiếp nhận một lập luận. Trong quá trình khảo sát, chúng tơi thấy, những phát ngơn có định ngữ tình thái đầu câu rất hiếm khi giữ vai trò là câu mở đầu một đoạn văn bản, mà thường là sự tiếp nối của một câu đi trước nó. Sự xuất hiện của phát ngơn có định ngữ tình thái hoặc để nhấn mạnh hoặc để phủ định hoặc kết luận hay đưa ra một suy đốn của người nói, mà trọng tâm là việc nhấn mạnh vào tình thái, thái độ của người phát ngơn. Đồng thời cho biết có sự luân phiên giữa các lượt lời trong lúc đối thoại hoặc là để tiền giả định một sự tình nào đó trong câu đi trước. Dựa vào sự xuất hiện của định ngữ tình thái mà người nghe có thể suy đốn được nội dung của phát ngôn là bổ sung, đối lập hay hỗ trợ thông tin với phát ngôn đi trước.

- Với sự xuất hiện của 2 định ngữ biểu thị tình thái trong cùng một câu sẽ tăng sự nhấn mạnh của người nói về mức độ xác thực của thông tin.

- Trong một văn bản, sự xuất hiện của định ngữ tình thái tạo sự liên kết giữa các câu và sự mạch lạc cho văn bản. Các định ngữ tình thái trong nhiều trường hợp đóng vai trị của một yếu tố nối, tạo sự liên kết giữa câu với câu

và trong tồn văn bản. Sự liên kết này có thể mang tính chất đồng nhất hoặc có khi là sự liên kết giữa hai nội dung tương phản trái ngược. Cao Xuân Hạo gọi những yếu tố có tác dụng liên kết câu với câu đi trước nó là kết tử (connectors)- những tác tử bắc cầu giữa câu có chứa đựng nó với các câu đi trước thường đứng ở đầu câu. Kết tử này có thể chính là các liên từ (như: nhưng, mà, vì, cho nên, bởi vì, với lại..), hoặc cũng có thể là các siêu đề (từ dùng của Cao Xuân Hạo). Siêu đề này chính là các định ngữ tình thái mà ta đang xét đến. Do vị trí đầu câu nên trong nhiều trường hợp các định ngữ tình thái có tác dụng của những kết tố. Những yếu tố tình thái này nhờ phần tiền giả định của nó làm cho câu chứa đựng nó được liên kết với câu đi trước một cách chặt chẽ. Theo Cao Xuân Hạo, những câu mở đầu bằng yếu tố tình thái như vậy khó lịng có thể là câu đầu tiên của một văn bản hay một cuộc đối thoại, tuy nó có thể mở đầu cho một đoạn văn.

- Trong mối quan hệ với chủ ngơn, sự xuất hiện của định ngữ tình thái cho biết lập trường của người nói đối với sự tình được nói đến trong câu: sự tình đó có tác động tích cực hay tiêu cực đến người nói, đáng mong muốn hay khơng…. Tính tích cực là ở chỗ, người nói thể hiện mong muốn của mình về một sự tình P tác động tốt đến người nghe. Đây là nguyên tắc tồn tại của các qn ngữ tình thái tích cực, nếu khi sử dụng các qn ngữ tình thái mà khơng theo nguyên tắc này thì phát ngơn sẽ vơ nghĩa. Có thể kể ra một số các định ngữ chun biểu thị tình thái tích cực, đáng mong muốn của người nói về nội dung sự tình như: May mà P, May ra P, may sao P, May thay P, Miễn là, Được cái, Biết đâu, Có lẽ, Đáng lẽ, Hay là, Hình như, Kể ra…Khi phân tích các định ngữ này cần nhấn mạnh đến mong muốn của người nói. Ngay cả trong nội dung này cũng có sự phân cấp khác nhau. Bên cạnh đó cũng có khơng ít các trường hợp định ngữ tình thái biểu thị sự đánh giá tiêu cực về một sự tình khơng mong muốn nhưng có thể đã xảy ra rồi. Ví dụ: Ai bảo, Làm gì …

KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích và mơ tả tư liệu, luận văn đi đến một số kết luận như sau:

• Về cơ sở lý thuyết của đề tài

- Có 2 vấn đề chính được chúng tôi coi là nền tảng cơ bản cho mọi nghiên cứu phân tích của đề tài là tình thái và định ngữ. Bởi đây là 2 vấn đề được giới ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm với nhiều cách hiểu khác nhau.

Trước hết là vấn đề tình thái. Dù có nhiều cách định nghĩa nhưng có một điểm chung trong quan điểm của các nhà ngôn ngữ học khi bàn về khái niệm tình thái là đều coi tình thái là một bộ phận quan trọng của câu; một phạm trù ngữ nghĩa phức tạp, phản ánh những mối quan hệ khác nhau của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với thực tế; cũng như những quan điểm, thái độ đánh giá và những thông tin định tính khác nhau của người nói đối với nội dung hiện thực được đề cập đến trong câu, với đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. Do vậy, việc nghiên cứu tình thái của phát ngơn phải tính đến sự tương tác phức tạp, khúc xạ qua nhiều tầng bậc, trong mối liên hệ của các yếu tố liên quan trong quá trình giao tiếp. Liên quan trực tiếp đến nghiên cứu của mình, tơi chọn quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp làm cơ sở cho việc phân tích tình thái của định ngữ trong câu. Nguyễn Văn Hiệp đã dựa trên sự đối lập cơ bản giữa tình thái với nội dung mệnh đề để xác lập, phân loại các kiểu ý nghĩa tình thái. Lý do là thơng tin miêu tả nằm ở dạng tiềm năng cịn tình thái là phần định tính cho thơng tin miêu tả ấy. Nguyễn Văn Hiệp quan niệm tình thái biểu thị quan điểm hoặc thái độ của người nói đối với mệnh đề mà câu nói biểu thị hoặc cái tình huống mà mệnh đề miêu tả. Ông đã xác lập một số đối lập cơ bản trong các phạm trù tình thái như: đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa; đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái căn bản; đối lập giữa tình thái hướng tác thể và tình thái hướng người nói, đối lập giữa tình thái của mục đích phát ngơn và tình thái

của lời phát ngôn… Trên cơ sở những đối lập này, chúng tôi chọn đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa làm cơ sở nghiên cứu; dựa trên thái độ, nhận thức của chủ ngôn với sự tình, chúng tơi có sự phân loại thành các nhóm định ngữ biểu thị tình thái cụ thể. Tình thái nhận thức thể hiện sự đánh giá của cá nhân người nói đối với tính chân thực của điều được nói đến trong câu, dựa trên những bằng chứng hoặc cơ sở suy luận nào đó mà người nói có được. Nói cách khác, tình thái nhận thức phản ánh mức độ cam kết của cá nhân người nói đối với tính chân thực của điều được nói ra. Trong khi đó, tình thái đạo nghĩa liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay những ràng buộc xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực hiện. Trong khn khổ tình thái đạo nghĩa, người nói cho rằng hành động là bắt buộc, bị cấm đốn, được phép hay được miễn trừ. Qua đó, người nói biểu hiện ý chí, mong ước của mình, muốn người nghe thực hiện hành động (thể hiện ở các hành động ngơn từ thuộc nhóm khuyến lệnh) hay tự mình cam kết hành động (thể hiện ở các hành động ngơn từ thuộc nhóm kết ước).

Vấn đề lý thuyết trọng tâm thứ 2 của đề tài là định ngữ. Trong Việt ngữ học, khái niệm định ngữ với tư cách là thành phần câu từng một thời được phổ biến trong các sách ngữ pháp nhà trường, dùng để chỉ yếu tố hạn định của danh từ trong một cấu trúc hạn định. Cương vị của nó trong mơ hình cấu trúc câu được đặt ngang hàng với các thành phần phụ khác là bổ ngữ và trạng ngữ, đối lập với các thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Quan niệm này là sự ứng dụng rập khuôn ngữ pháp nhà trường của các ngôn ngữ châu Âu vào phân tích câu tiếng Việt. Về sau do chịu ảnh hưởng của lý thuyết từ tổ, nhận thức được sự khác biệt giữa thành phần của từ tổ và thành phần của câu, các nhà nghiên cứu đã từ bỏ quan niệm này. Theo đó, những định ngữ được hiểu theo định nghĩa trên thì chỉ được coi là thành phần của từ tổ danh từ chứ không phải thành phần câu. Một số nhà ngôn ngữ học cũng gọi thành phần này với những cái tên khác nhau như: Phụ ngữ (theo Diệp Quang Ban); Siêu

Đề (Cao Xuân Hạo)... Đề tài lấy quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp làm cơ sở, coi định ngữ không phải là thành phần của từ tổ mà là thành phần câu. Về vị trí, định ngữ có thể đứng trước nịng cốt câu hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ. Thơng thường, vị trí của định ngữ có thể được thay đổi linh hoạt mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc ngữ nghĩa của câu. Tuy nhiên nó cũng sẽ liên quan đến sự thay đổi thông tin phân đoạn câu. Theo Nguyễn Văn Hiệp, định ngữ câu không tham gia cấu tạo phần chủ đề hay phần thuật đề nhưng có thể có tác dụng đánh dấu, báo hiệu ranh giới của sự phân đoạn này. Khi đứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát định ngữ tỉnh thái trong câu Tiếng Việt trên ba bình diện Kết học, Nghĩa học, Dung học (Trang 97 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)