Đường quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam dài 8,9 km, Quốc lộ 217 dài 11,2 km, Quốc lộ 217B dài 6 km và 8,7 km đường sắt chạy qua địa bàn huyện thuận lợi
cho việc giao lưu đường bộ giữa các vùng miền trong cả nước, là điều kiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế và văn hóa. Tuy nhiên với nhu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với nhiều thách thức đòi hỏi phải có những thay đổi trong quản lý hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường đưa huyện thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Tổng quát địa hình toàn huyện nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. So với các huyện lân cận vùng đồng bằng Hà Trung thấp trũng hơn, phía Tây Bắc có các dãy đồi núi án ngữ, bên trong có những quả núi đất, núi đá độc lập làm cho Hà Trung tuy là huyện đồng bằng, nhưng mang tính đa dạng hơn. Nhiều tiểu vùng có dạng lòng chảo, mùa mưa thường hay bị ngập úng cục bộ, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, và được chia thành các tiểu vùng như sau:
Vùng địa hình tương đối thấp bao gồm các xã: Hà Toại, Hà Hải, Hà Dương, Hà Châu, Hà Vân...
Vùng địa hình tương đối cao hơn bao gồm các xã: Hà Đông, Hà Sơn, Hà Lĩnh, Hà Tiến, Hà Long...
4.1.1.3. Khí hậu
Huyện Hà Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào); mùa đông lạnh, ít mưa, thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hoá, có các đặc trưng chủ yếu như sau:
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm 85000C - 86000C, biên độ nhiệt độ năm 110 - 120C, biên độ ngày 60C - 70C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là 16,50C - 170C.Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 20C. Nhiệt độ trung bình tháng 7: 28,50C - 290C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 41,50C.
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm 1.600 mm, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng này chiếm khoảng 86 - 88% lượng mưa cả năm, tháng 9
có lượng mưa lớn nhất 400mm.
- Gió: chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông, gió Đông - Nam vào mùa hè, tốc độ gió: Trung bình năm 1,5 - 1,8m/s, tốc độ gió mạnh nhất đo được trong bão đạt tới 35 - 40m/s và trong gió mùa Đông Bắc không quá
25m/s.Thiên tai hay xảy ra là rét đậm kéo dài, úng, ngập; ngoài ra còn ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng.
- Độ ẩm không khí: huyện Hà Trung có độ ẩm không khí trung bình 86%, các tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 2 đến tháng 4 là 89%.
Nói chung, thời tiết - khí hậu của huyện Hà Trung thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng nông nghiệp, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Là huyện trọng điểm lúa, lúa màu lương thực, dân cư đông đúc... nên tỷ lệ diện tích được sử dụng lên tới 70,65% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Tuy nhiên, do nền nhiệt độ cao, mưa tập trung theo mùa, thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, triều dâng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất, đời sống, tàn phá đất đai như trận lũ quét năm 2007 đã làm thay đổi diện mạo một số hệ thống đê điều. Nhiều vùng đất ven sông, ven biển bị nhiễm mặn: Hà Vinh, Hà Toại, Hà Hải, Hà Châu, Hà Thanh...
4.1.1.4. Thuỷ văn
Theo Trạm Dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, Hà Trung chủ yếu nằm trong tiểu vùng thuỷ văn hạ lưu sông Mã. Trên địa bàn huyện có 2 sông chính: Sông Lèn, sông Hoạt, hạ lưu chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều.
Như vậy, một phần huyện Hà Trung nằm trong vùng thuỷ văn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Lượng mưa khoảng 1.600 mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lũ kéo dài 5 tháng từ tháng 6 đến tháng 10. Lũ lớn vào tháng 8, chủ yếu là tháng 9, mùa cạn từ tháng 4 đến tháng 5 năm sau.
Chế độ thuỷ văn của vùng này tạo ra ở huyện một số vùng thấp bị ngập úng, thời gian lâu nhất là khi có sự xâm nhập của thuỷ triều.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Theo tài liệu “Báo cáo thuyết minh bản đồ đơn vị đất đai huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1/25.000” và phương pháp phân loại đất theo FAO- UNESCO, đất đai Hà Trung có các loại sau:
Dựa vào đặc điểm của địa hình và tính chất cơ lý của đất có thể tạm chia Hà Trung thành các vùng thổ nhưỡng như sau:
- Vùng đất mới: Do phù sa bồi đắp hàng năm được phân bố ở ngoài đê sông Lèn, sông Hoạt, sông Báo Văn.
- Vùng đất phù sa cổ: được hình thành từ rất sớm được phân bố về phía Tây - Tây Bắc - nơi tiếp giáp với vùng núi trung du của hai huyện Thạch Thành và Vĩnh Lộc, phù sa cũ: ở ven các sông Lèn, sông Hoạt, sông Tống, sông Báo Văn không được bồi đắp tiếp bởi từ khi có đê ngăn lụt.
- Vùng đất không được bồi, có ngập úng mùa hè. - Vùng ảnh hưởng nước triều.
Căn cứ số liệu điều tra đất năm 2000 tỉnh Thanh Hoá theo phương pháp FAO - UNESCO, trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất chính sau:
Nhóm đất xám (Acrisols) ký hiệu AC: Diện tích 12.876,02 ha được chia
thành các nhóm phụ như sau:
Loại đất này hiện được sử dụng rất đa dạng, từ trồng cây lương thực hàng năm như: Ngô, lúa, sắn đến các cây công nghiệp ngắn ngày như mía và một phần lớn đang là diện tích rừng, mà cây trồng chính là bạch đàn, keo lá tràm...
Nhìn chung đất đai của huyện Hà Trung tương đối đa dạng, phong phú, phù hợp với các loại cây trồng dễ canh tác như rau màu, lúa, hoa và cây cảnh.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Hà Trung có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, bao gồm nước mưa tại chỗ và từ các nơi đổ về. Trên địa bàn có sông Lèn, sông Hoạt, có một số hồ, đập cung cấp nước sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nước mặt không đều giữa các mùa, các tháng trong năm. Nếu được điều tiết sẽ thoả mãn nhu cầu sản xuất và đời sống.
- Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu khảo sát của Trạm Dự báo Khí tượng thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, nước ngầm ở đây phân bố không đồng đều, tuỳ theo địa hình mà nước ngầm được phân bố ở độ sâu, cạn khác nhau và thường nằm ở độ sâu từ 8 - 10m. Nguồn nước sạch chưa bị ô nhiễm.
Nguồn nước ở Hà Trung đủ khả năng cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt, chất lượng nước đảm bảo. Hiện tại trong huyện có khoảng 98% tổng số hộ nước sạch để sinh hoạt.
* Tài nguyên rừng
Hà Trung hiện có 5.582,90 ha rừng chiếm 22,89% diện tích tự nhiên, trong đó 3.260,13 ha là rừng trồng sản xuất, 2.029,91 ha rừng phòng hộ, 292,86 ha rừng đặc dụng...
+ Thảm thực vật:
Rừng tự nhiên: Do đặc điểm địa hình và cấu tạo địa chất mà rừng tự nhiên ở khu vực Hà Trung rất dồi dào và phong phú, do những biến đổi to lớn mà rừng tự nhiên mất dần. Chỉ còn lại một số khu vực như rừng Sến Tam Quy, rừng thông Hà Lai.
Rừng trồng: Loài cây chủ yếu là thông, bạch đàn, keo tai tượng, keo lá tràm, keo lai...
+ Động vật:
Động vật rừng không còn nhiều do thảm thực vật từ những năm 1980 rừng bị cạn kiệt không còn như trước nên các loài động vật dần dần bị huỷ diệt. Hiện nay, Nhà nước và các chính sách phi chính phủ đầu tư và cải thiện. Rừng đang phục hồi trở lại nên các loài động vật cũng được phục hồi như khỉ, gà rừng, mèo rừng và các loài bò sát... đã xuất hiện trở lại.
Trong những năm gần đây tài nguyên rừng được phục hồi, thảm thực vật đang gọi các loài động vật quay trở lại tự nhiên. Do có các chế độ, chính sách của Nhà nước như: Thực hiện tốt các chương trình của dự án 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661 QĐ/TTg)... Vì vậy, tài nguyên rừng đang được cải thiện góp phần cải tạo và cân bằng môi trường sinh thái. Trong những năm tới nhà nước cần có chính sách ưu tiên cụ thể để phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên này.
* Tài nguyên khoáng sản
Hà Trung có nguồn tài nguyên khoáng sản gồm: đá vôi, sét làm gạch, ngói tập trung chủ yếu ở các xã Hà Tân, Hà Tiến, Hà Sơn...; khoáng sản làm phụ gia xi măng như: Spilit, quặng sét silic tập trung ở các xã Hà Dương, Hà Bình, Hà Long... Hiện các khoáng sản này đang được khai thác để cung cấp cho các nhà máy xi măng như Hoàng Mai, Bút Sơn. Ngoài ra còn có cát sỏi, các khoáng sản khác có giá trị cao về kinh tế và đang được xem xét để khai thác sử dụng trong thời gian tới như: sắt (Hà Tân), than bùn (Hà Long).
Hầu hết các khoáng sản trên địa bàn huyện Hà Trung đều thuộc diện mỏ nhỏ, phù hợp với hình thức khai thác thủ công kết hợp với cơ giới. Một số khu vực khoáng sản như đá vôi, cát sỏi... có trữ lượng lớn có thể khai thác theo quy mô lớn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
* Tài nguyên du lịch
Hà Trung là một trong những địa danh được hình thành từ lâu đời, có truyền thống trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Là nơi "Địa linh, Nhân kiệt", là quê hương của nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như: Hồ Quý Ly (xã Hà Đông), Nguyễn Kim, Nguyễn Hữu Cảnh (Gia Miêu, Hà Long)...
Trong kháng chiến chống Mỹ, Đò lèn là nơi nhân dân và lực lượng vũ trang Hà Trung đã chiến đấu anh dũng giữ vững mạch máu giao thông và đóng góp lớn vào công cuộc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Đã được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nơi có điệu hò Sông Mã mang nặng văn hoá vùng sông nước.
Ở Hà Trung còn nhiều điểm di tích lịch sử, một số đình, chùa... đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh như lễ hội Hàn Sơn, đền thờ Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, Lăng Triệu Tường. Ngoài ra, ở đây còn có nhiều danh lam thắng cảnh như: suối tiên Hà Đông, hang Treo, đền Nước, đền Rồng, rừng Sến Tam Quy... Đây là tiềm năng du lịch trong tương lai cần được khai thác.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, kinh tế Hà Trung có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Kinh tế ở khu vực nông thôn đang từng bước phát triển, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành (dịch vụ, xây dựng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp). Mặc dù chịu ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế của huyện Hà Trung có những bước phát triển mới.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hà Trung lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2016, nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2016 đạt 14,8%, cao hơn so với giai đoạn 2005 - 2010 là 1,4%; Năm 2016, kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng ở mức cao đạt 16,1%; Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, rõ nét nhất là nông nghiệp tăng 7,00%; Công nghiệp - xây dựng tăng 17,5%; Dịch vụ - thương mại tăng 12%.
Cụ thể cơ cấu kinh tế năm 2016 của huyện Hà Trung như sau:
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - XDCB: 46,7%.
- Dịch vụ - Thương mại: 35,8%.
b. Chuyển dịch kinh tế
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Các ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản, dịch vụ đều tăng về giá trị và tỷ trọng trong GDP, ngành nông nghiệp tăng về giá trị, giảm tỷ trọng. Sự tăng giảm kể trên là phù hợp với quy luật.
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2016
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2016
Nông- Lâm- Thuỷ sản(%) 45,10 28,6 17,5
TTCN-XDCB(%) 22,70 34,6 46,7
DV(%) 32,20 36,8 35,8
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hà Trung (2016 )