Thời gian nghiên cứu: Tháng 08/2016 - 03/2017. Thời gian thu thập số liệu: Tháng 03/2017 - 9/2017. 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hà Trung - Điều kiện tự nhiên. - Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế xã hội.
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
3.4.2. Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Hà Trung năm 2016 - Đặc điểm phát triển điểm dân cư đô thị và nông thôn. - Đặc điểm phát triển điểm dân cư đô thị và nông thôn.
- Hiện trạng sử dụng đất điểm dân cư huyện Hà Trung năm 2016. - Thực trạng hệ thống điểm dân cư huyện Hà Trung.
- Kết quả phân loại điểm dân cư nông thôn.
- Nhận xét chung về phân loại hệ thống điểm dân cư.
- Thực trạng kiến trúc cảnh quan trong các điểm dân cư huyện Hà Trung. 3.4.3. Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Hà Trung đến năm 2020
- Căn cứ cho định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư. - Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư.
3.4.4. Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết điểm dân cư thôn 5 xã Hà Châu huyện Hà Trung huyện Hà Trung
- Hiện trạng sử dụng đất điểm dân cư thôn 5 xã Hà Châu. - Cơ sở hình thành phát triển điểm dân cư thôn 5 xã Hà Châu.
- Thiết kế mô hình điểm dân cư theo tiêu chí nông thôn mới thôn 5 xã Hà Châu.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các sở, các phòng ban trong huyện, các thư viện, trung tâm nghiên cứu… Một số tài liệu cần thu thập: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện và các xã, niên giám thống kê trong 5 năm gần đây của huyện, báo cáo quy hoạch sử dụng đất của huyện, tình hình phân bố dân cư, lao động trên địa bàn huyện, các văn bản pháp luật có liên quan đến tình hình sử dụng đất khu dân cư.
- Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra bổ sung từ thực địa, bao gồm các số liệu sau:
+ Quan sát thực địa chụp ảnh cảnh quan minh hoạ về thực trạng kiến trúc cảnh quan chung của các điểm dân cư: nhà ở, trường học, trạm y tế, giao thông, công trình cấp điện, cấp nước…
+ Khảo sát khu vực điểm dân cư thiết kế mô hình quy hoạch chi tiết. 3.5.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất khu dân cư của huyện Hà Trung, tiến hành thống kê, phân loại tài liệu, số liệu theo từng nội dung. Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và tổng hợp dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp.
3.5.3. Phương pháp dự báo nhu cầu sử dụng đất - Dự báo nhu cầu đất ở:
Số hộ có nhu cầu cấp đất ở mới trong mỗi điểm dân cư được xác định theo công thức: Hm = Hps + Htd + Htdc – Htg - Htk
Trong đó:
Hps: Số hộ phát sinh (số hộ tăng thêm) trong giai đoạn quy hoạch;(Hps=Ht – H0);
Htđ: Số hộ tồn đọng;(Htd =H0 – A0);
Htđc: Số hộ tái định cư do nhu cầu giải phóng mặt bằng;
Htg: Số hộ có khả năng tự giãn trong khuôn viên thổ cư của gia đình ;(Htg=ttg * Hnc; Hnc=Hps+Htd+Htdc);
Htk: Số hộ có khả năng thừa kế đất ở của ông cha (theo Luật thừa kế);(Htk=ttk * Hnc; Hnc=Hps+Htd+Htdc).
3.5.4. Phương pháp phân loại điểm dân cư nông thôn
3.5.4.1. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá điểm dân cư nông thôn
Việc phân loại hệ thống điểm dân cư để thấy được đặc điểm, tính chất, quy mô của từng điểm dân cư. Từ đó, xác định được vai trò và vị trí của các điểm dân cư đó trong quá trình phát triển, sẽ làm căn cứ để đưa ra những định hướng cho phát triển hệ thống điểm dân cư trong tương lai một cách hợp lý.
Việc phân loại điểm dân cư căn cứ dựa trên các văn bản pháp quy và những đặc trưng của điểm dân cư địa phương để đánh giá, phân loại.
Các căn cứ pháp quy để lựa chọn chỉ tiêu phân loại điểm dân cư bao gồm : - Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4418 năm 1987 về hướng dẫn lập đồ án quy hoạch xây dựng huyện.
- Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Dựa trên các căn cứ pháp lý và điều kiện cụ thể của địa phương tôi chọn 5 chỉ tiêu để đánh giá phân loại các điểm dân cư huyện Hà Trung như sau:
* Chỉ tiêu A: Đánh giá điểm dân cư theo vai trò, ý nghĩa của điểm dân cư với sự phân cấp mức độ là:
- A1 (3 điểm): Điểm dân cư có ý nghĩa lớn về hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của huyện và các trung tâm cụm xã.
- A2 (2 điểm): Điểm dân cư có ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của xã.
- A3 (1điểm): Các điểm dân cư còn lại.
* Chỉ tiêu B: Đánh giá điểm dân cư theo quy mô diện tích với sự phân cấp mức độ là:
- B1(3điểm): Điểm dân cư có diện tích > 30ha. - B2(2điểm): Điểm dân cư có diện tích từ 15 - 30ha. - B3(1điểm): Điểm dân cư có diện tích từ < 15ha.
* Chỉ tiêu C: Đánh giá điểm dân cư theo quy mô dân số với sự phân cấp mức độ là:
- C1 (3điểm): Điểm dân cư có dân số > 600 dân. - C2 (2điểm): Điểm dân cư có dân số từ 300 - 600 dân. - C3 (1điểm): Điểm dân cư có dân số < 300 dân.
Chỉ tiêu D: Đánh giá điểm dân cư theo hệ thống đường giao thông thuận lợi và hạ tầng thiết yếu như: hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước với sự phân cấp mức độ là:
- D1(3điểm): Điểm dân cư có điều kiện giao thông thuận tiện và hệ thống cấp điện, cấp nước được đảm bảo. Trong đó: tỷ lệ đường trục chính được cứng hóa đạt chuẩn > 90%, đường ngõ xóm được cứng hóa >70% - 100%, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt trên 98% và tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt trên 85%.
- D2 (2điểm): Điểm dân cư có điều kiện giao thông khá thuận tiện . Trong đó: tỷ lệ đường trục thôn, bản được cứng hóa đạt chuẩn từ 30% - 90%, đường ngõ xóm được cứng hóa đạt từ 50% - 70%, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt từ 95% - 98% và tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt từ 70% - 85%.
- D3 (1điểm): Điểm dân cư có điều kiện giao thông khó khăn. Trong đó: tỷ lệ đường trục thôn, bản được cứng hóa đạt chuẩn < 30% và đường ngõ xóm được cứng hóa < 50%, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt dưới 95% và tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt dưới 70%.
* Chỉ tiêu E: Đánh giá điểm dân cư theo tình trạng nhà ở của dân với sự phân cấp mức độ đó là:
- E1(3điểm): Điểm dân cư có tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt >75% tổng số nóc nhà và không có nhà tạm dột nát.
- E2(2 điểm): Điểm dân cư có tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt từ 50% - 75% tổng số nóc nhà và không có nhà tạm dột nát.
- E3(1 điểm): Điểm dân cư có tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt < 50% tổng số nóc nhà.
3.5.4.2 Tổng hợp điểm phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn
Căn cứ vào 5 chỉ tiêu trên tiến hành đánh giá và tổng hợp số điểm để phân loại điểm dân cư theo các thang điểm:
- Điểm dân cư loại I là điểm dân cư có số điểm đạt >10 điểm. - Điểm dân cư loại II là điểm dân cư có số điểm đạt từ 7 - 10 điểm. - Điểm dân cư loại III là điểm dân cư có số điểm 7 điểm.
3.5.5. Phương pháp xây dựng bản đồ
Hiện trạng và định hướng phân bố các khu dân cư của huyện được thể hiện trên bản đồ với tỷ lệ thích hợp. Sử dụng phần mềm Microstation để xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ định hướng khu dân cư.
Bản đồ quy hoạch chi tiết điểm dân cư thôn 5 xã Hà Châu huyện Hà Trung bằng phần mềm Autocad, MicroStation V8i (SELECTseries 3).
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Trung là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 25 km về phía Nam, cách thị xã công nghiệp Bỉm Sơn khoảng 10 km về phía Bắc. Toàn huyện có 25 đơn vị hành chính: 24 xã, 1 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên 24.381,69 ha (bằng 2,20% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) có vị trí tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp thị xã Bỉm Sơn và tỉnh Ninh Bình. - Phía Đông giáp huyện Nga Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Hậu Lộc. - Phía Tây giáp huyện Vĩnh Lộc.
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Hà Trung trong tỉnh Thanh Hóa
Đường quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam dài 8,9 km, Quốc lộ 217 dài 11,2 km, Quốc lộ 217B dài 6 km và 8,7 km đường sắt chạy qua địa bàn huyện thuận lợi
cho việc giao lưu đường bộ giữa các vùng miền trong cả nước, là điều kiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế và văn hóa. Tuy nhiên với nhu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với nhiều thách thức đòi hỏi phải có những thay đổi trong quản lý hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường đưa huyện thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Tổng quát địa hình toàn huyện nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. So với các huyện lân cận vùng đồng bằng Hà Trung thấp trũng hơn, phía Tây Bắc có các dãy đồi núi án ngữ, bên trong có những quả núi đất, núi đá độc lập làm cho Hà Trung tuy là huyện đồng bằng, nhưng mang tính đa dạng hơn. Nhiều tiểu vùng có dạng lòng chảo, mùa mưa thường hay bị ngập úng cục bộ, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, và được chia thành các tiểu vùng như sau:
Vùng địa hình tương đối thấp bao gồm các xã: Hà Toại, Hà Hải, Hà Dương, Hà Châu, Hà Vân...
Vùng địa hình tương đối cao hơn bao gồm các xã: Hà Đông, Hà Sơn, Hà Lĩnh, Hà Tiến, Hà Long...
4.1.1.3. Khí hậu
Huyện Hà Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào); mùa đông lạnh, ít mưa, thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hoá, có các đặc trưng chủ yếu như sau:
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm 85000C - 86000C, biên độ nhiệt độ năm 110 - 120C, biên độ ngày 60C - 70C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là 16,50C - 170C.Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 20C. Nhiệt độ trung bình tháng 7: 28,50C - 290C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 41,50C.
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm 1.600 mm, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng này chiếm khoảng 86 - 88% lượng mưa cả năm, tháng 9
có lượng mưa lớn nhất 400mm.
- Gió: chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông, gió Đông - Nam vào mùa hè, tốc độ gió: Trung bình năm 1,5 - 1,8m/s, tốc độ gió mạnh nhất đo được trong bão đạt tới 35 - 40m/s và trong gió mùa Đông Bắc không quá
25m/s.Thiên tai hay xảy ra là rét đậm kéo dài, úng, ngập; ngoài ra còn ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng.
- Độ ẩm không khí: huyện Hà Trung có độ ẩm không khí trung bình 86%, các tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 2 đến tháng 4 là 89%.
Nói chung, thời tiết - khí hậu của huyện Hà Trung thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng nông nghiệp, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Là huyện trọng điểm lúa, lúa màu lương thực, dân cư đông đúc... nên tỷ lệ diện tích được sử dụng lên tới 70,65% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Tuy nhiên, do nền nhiệt độ cao, mưa tập trung theo mùa, thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, triều dâng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất, đời sống, tàn phá đất đai như trận lũ quét năm 2007 đã làm thay đổi diện mạo một số hệ thống đê điều. Nhiều vùng đất ven sông, ven biển bị nhiễm mặn: Hà Vinh, Hà Toại, Hà Hải, Hà Châu, Hà Thanh...
4.1.1.4. Thuỷ văn
Theo Trạm Dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, Hà Trung chủ yếu nằm trong tiểu vùng thuỷ văn hạ lưu sông Mã. Trên địa bàn huyện có 2 sông chính: Sông Lèn, sông Hoạt, hạ lưu chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều.
Như vậy, một phần huyện Hà Trung nằm trong vùng thuỷ văn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Lượng mưa khoảng 1.600 mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lũ kéo dài 5 tháng từ tháng 6 đến tháng 10. Lũ lớn vào tháng 8, chủ yếu là tháng 9, mùa cạn từ tháng 4 đến tháng 5 năm sau.
Chế độ thuỷ văn của vùng này tạo ra ở huyện một số vùng thấp bị ngập úng, thời gian lâu nhất là khi có sự xâm nhập của thuỷ triều.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Theo tài liệu “Báo cáo thuyết minh bản đồ đơn vị đất đai huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1/25.000” và phương pháp phân loại đất theo FAO- UNESCO, đất đai Hà Trung có các loại sau:
Dựa vào đặc điểm của địa hình và tính chất cơ lý của đất có thể tạm chia Hà Trung thành các vùng thổ nhưỡng như sau:
- Vùng đất mới: Do phù sa bồi đắp hàng năm được phân bố ở ngoài đê sông Lèn, sông Hoạt, sông Báo Văn.
- Vùng đất phù sa cổ: được hình thành từ rất sớm được phân bố về phía Tây - Tây Bắc - nơi tiếp giáp với vùng núi trung du của hai huyện Thạch Thành và Vĩnh Lộc, phù sa cũ: ở ven các sông Lèn, sông Hoạt, sông Tống, sông Báo Văn không được bồi đắp tiếp bởi từ khi có đê ngăn lụt.
- Vùng đất không được bồi, có ngập úng mùa hè. - Vùng ảnh hưởng nước triều.
Căn cứ số liệu điều tra đất năm 2000 tỉnh Thanh Hoá theo phương pháp FAO - UNESCO, trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất chính sau:
Nhóm đất xám (Acrisols) ký hiệu AC: Diện tích 12.876,02 ha được chia
thành các nhóm phụ như sau:
Loại đất này hiện được sử dụng rất đa dạng, từ trồng cây lương thực hàng