Năm 2016 dân số huyện Hà Trung là 113.296 người, với 31.884 hộ. Bao gồm 2 hệ thống điểm dân cư với 11 điểm dân cư đô thị được phân bố tại 01 thị trấn và 218 điểm dân cư nông thôn được phân bố tại 24 xã. Thực trạng hệ thống điểm dân cư được thể hiện chi tiết trong bảng 4.8:
Bảng 4.8. Hiện trạng phân bố hệ thống điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Hà Trung năm 2016
STT Tên đơn vị hành chính Diện tích đất điểm dân cư (ha) Số lượng điểm dân cư Số nhân khẩu(người) Bình quân Diện tích/Điểm DC (Ha/Điểm) I Điểm dân cư đô thị 203,48 11 6.463 18,50
1 Thị trấn Hà Trung 203,48 11 6.463 18,50
II Điểm dân cư nông
thôn 4.252,06 218 106.833 19,42 1 Hà Long 955,58 18 9.707 53,09 2 Hà Giang 173,97 7 4.065 24,85 3 Hà Tân 257,05 10 4.543 25,71 4 Hà Tiến 222,11 12 6.011 18,51 5 Hà Bắc 228,86 10 5.852 22,89 6 Hà Yên 402,39 6 3.305 67,07 7 Hà Bình 145,72 13 5.681 11,21 8 Hà Lĩnh 224,02 15 9.186 14,93 9 Hà Sơn 283,28 11 4.647 25,75 10 Hà Đông 137,23 9 3.220 15,25 11 Hà Ngọc 104,57 10 3.230 10,46 12 Hà Phong 81,31 4 2.570 20,33 13 Hà Ninh 99,29 9 3.668 11,03 14 Hà Lâm 90,59 8 3.588 11,32 15 Hà Thanh 44,89 7 2.652 6,41 16 Hà Vân 170,67 7 3.752 24,38 17 Hà Dương 107,06 6 3.139 17,84 18 Hà Phú 61,47 6 2.697 10,25 19 Hà Hải 75,99 8 4.086 9,50 20 Hà Toại 39,32 5 2.010 7,86 21 Hà Thái 105,38 7 3.800 15,05 22 Hà Lai 106,56 9 3.521 11,84 23 Hà Châu 65,67 10 4.375 6,57 24 Hà Vinh 69,08 11 7.528 6,28 Tổng số 4455,54 229 113296 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hà Trung (2016)
4.2.3.1. Điểm dân cư đô thị
Đến năm 2016, tổng diện tích đất đô thị của huyện Hà Trung là 203,48 ha. Tập chung ở thị trấn Hà Trung với 6.463 nhân khẩu và được phân bố tập trung thành 11 điểm dân cư.
- Thị trấn Hà Trung: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Hà Trung. Hệ thống hạ tầng kinh kế - xã hội trên địa bàn huyện tập trung ở thị trấn này bao gồm các công trình: Trụ sở làm việc của Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện và các cơ quan: Công an, Viện Kiểm sát, Toà án, Huyện đội, Ngân hàng, Kho bạc, chợ huyện,... các công trình văn hoá phúc lợi công cộng như sân vận động, nhà văn hoá, trường học. Như vậy, nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ và hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, dịch vụ thương mại và đời sống của nhân dân.
Về mặt kiến trúc không gian đô thị mới chỉ dừng lại ở mức khá. Kiến trúc nhà ở đang được Ban Quản lý đô thị quản lý khá tốt về lĩnh vực xây dựng.
Về cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng đã được xây dựng đầy đủ. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng đã được xây dựng nhưng còn ở mức khá, thiếu quy hoạch chi tiết, đồng bộ. Trong tương lai cần thiết phải có sự đầu tư quy hoạch chỉnh trang và phát triển xây dựng hợp lý hơn.
4.2.3.2. Điểm dân cư nông thôn
Hiện trên địa bàn huyện Hà Trung chưa có quy hoạch điểm dân cư nên phần lớn các điểm dân cư phát triển tự phát, phân tán, rải rác thành các cụm bản làng nhỏ gây khó khăn cho việc bố trí, xây dựng các công trình công cộng phục vụ đời sống dân cư cũng như phát triển kinh tế - xã hội.
Trong quá trình hình thành và phát triển điểm dân cư, hình thức, bố cục mạng lưới dân cư chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên như điều kiện địa hình, địa thế, khí hậu... và cả các yếu tố vận động của nền kinh tế xã hội. Mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện Hà Trung phân bố chủ yếu theo các dạng sau:
- Phân bố theo dạng tuyến: Dân cư phân bố theo dạng tuyến được hình thành và phát triển dọc theo các tuyến đường giao thông Quốc lộ 1A gồm các xã: Hà Dương, Hà Ninh, Hà Yên, Hà Bình, Hà Phong, Hà Ngọc; Quốc lộ 217 gồm các xã: Hà Lĩnh, Hà Đông, Hà Phong, Hà Ninh; Tỉnh lộ 522 gồm các xã: Hà Bắc, Hà Giang; Tỉnh lộ 523 gồm các xã: Hà Yên, Hà Tiến. Hình thức phân bố này thuận lợi cho giao thông đi lại, kinh doanh buôn bán. Tuy nhiên do phát triển
theo tuyến hẹp và kéo dài nên có nhiều trở ngại cho việc bố trí xây dựng các công trình công cộng.
- Phân bố theo dạng cụm, mảng: Những điểm dân cư theo dạng này thường là các điểm dân cư được hình thành từ lâu đời nằm xung quanh các trung tâm hành chính của các xã tạo thành các điểm dân cư trung tâm xã, điển hình là các xã: Hà Long, Hà Vinh, Hà Thái, Hà Hải, Hà Lai.
- Phân bố theo dạng phân tán: Đây chủ yếu là các điểm dân cư mới phát triển một cách tự phát do điều kiện về gần nơi sản xuất hay thuận lợi về giao thông. Tình trạng này gây trở ngại cho việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Đại diện một số xã như sau: Hà Toại, Hà Phú, Hà Sơn.
Trong những năm gần đây khu dân cư nông thôn trên địa bàn đã có sự thay đổi rất lớn về cơ sở hạ tầng như giao thông liên thôn, liên xã, các cơ sở về điện, thông tin liên lạc và cơ sở giáo dục - đào tạo được đầu tư nâng cấp, các thiết chế văn hóa thể thao dần dần được hoàn thiện. Mặt khác vì là xã nằm trong thành phố nên ảnh hưởng lớn của tốc độ đô thị hóa, vì vậy đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn cũng được nâng lên đáng kể theo sự phát triển chung của huyện.
Hệ thống các công trình công cộng như là: trụ sở hành chính, trường học, sân vận động, trạm y tế, nhà văn hoá, chợ,…Những điểm dân cư nhỏ, xa trung tâm xã thì thường chỉ có nhà ở của dân.
Cơ sở hạ tầng của các xã dần được hoàn thiện hơn. Đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, trải nhựa đến 90% và 100% các xã đã có điện lưới quốc gia đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.