Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 54 - 65)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế Hà Trung có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Kinh tế ở khu vực nông thôn đang từng bước phát triển, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành (dịch vụ, xây dựng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp). Mặc dù chịu ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế của huyện Hà Trung có những bước phát triển mới.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hà Trung lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2016, nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2016 đạt 14,8%, cao hơn so với giai đoạn 2005 - 2010 là 1,4%; Năm 2016, kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng ở mức cao đạt 16,1%; Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, rõ nét nhất là nông nghiệp tăng 7,00%; Công nghiệp - xây dựng tăng 17,5%; Dịch vụ - thương mại tăng 12%.

Cụ thể cơ cấu kinh tế năm 2016 của huyện Hà Trung như sau:

- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - XDCB: 46,7%.

- Dịch vụ - Thương mại: 35,8%.

b. Chuyển dịch kinh tế

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Các ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản, dịch vụ đều tăng về giá trị và tỷ trọng trong GDP, ngành nông nghiệp tăng về giá trị, giảm tỷ trọng. Sự tăng giảm kể trên là phù hợp với quy luật.

Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2016

Nông- Lâm- Thuỷ sản(%) 45,10 28,6 17,5

TTCN-XDCB(%) 22,70 34,6 46,7

DV(%) 32,20 36,8 35,8

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hà Trung (2016 )

Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Hà Trung giai đoạn 2005 - 2016

Trong giai đoạn 2005 - 2016, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến khá nhanh. Sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ 22,7% vào năm 2005 lên 46,7% năm 2016: nhiều sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mới có giá trị kinh tế cao được mở ra và phát triển khá nhanh như chế biến nông sản, dệt may, điện tử… và các ngành dịch vụ mới

nhanh chóng xuất hiện và phát triển mạnh như: dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch…Tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản có xu hướng giảm từ 45,1% năm 2005 xuống còn 17,5%, cơ cấu ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng tập trung phát triển các cây rau màu có giá trị kinh tế cao như: khoai lang, khoai tây, … chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại được duy trì tốt về số lượng và chất lượng.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá cố định) năm 2010 đạt 229,28 tỷ đồng, năm 2016 đạt 354,51 tỷ đồng.

Bảng 4.2. Năng suất một số cây trồng chính năm 2016

Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2016 1. Cây lương thực Ha 12.677 12.491

- Lúa cả năm Ha 12.677 12.491

+ Năng suất Tạ/Ha 55 54

+ Sản lượng Tấn 69.251 67.973

- Lúa xuân Ha 6.733 6.657

+ Năng suất Tạ/Ha 58,6 62

+ Sản lượng Tấn 39.446 41.295

- Lúa Mùa Ha 5.944 5.834

+ Năng suất Tạ/Ha 51 44,96

+ Sản lượng Tấn 29.805 26.226

- Ngô Ha 1.537 1.192

+ Năng suất Tạ/Ha 40,8 43,83

+ Sản lượng Tấn 6.273 5.225

2 Cây chất bột 182 185

- Khoai lang Ha 84 112

+ Năng suất Tạ/Ha 77 66

+ Sản lượng Tấn 650 744

- Sắn Ha 94 59

+ Năng suất Tạ/Ha 80 79

+ Sản lượng Tấn 752 463

- Cây chất bột khác Ha 14 14

3. Cây công nghiệp hàng năm 1.092 961

- Đậu tương Ha 82 87

+ Năng suất Tạ/Ha 5,3 15,6

+ Sản lượng Tấn 65 136

- Lạc Ha 168 143

+ Năng suất Tạ/Ha 21 21

+ Sản lượng Tấn 347 320

- Mía Ha 775 688

+ Năng suất Tạ/Ha 558 536

+ Sản lượng Tấn 43.226 36.853

- Cây CN hàng năm khác Ha 67 43

4 Cây hàng năm khác Ha 85 70

5. Cây rau đậu các loại Ha 827 1.033

- Cây rau các loại Ha 744 946

+ Năng suất Tạ/Ha 84 107

+ Sản lượng Tấn 4.873 6.947

- Cây đậu các loại Ha 83 87

+ Năng suất Tạ/Ha 4,8 10,8

+ Sản lượng Tấn 38 105,6

- Cây lúa: Diện tích gieo trồng cả năm 12.677 ha, năng suất 55 tạ/ha, sản l- ượng đạt 67.973 tấn. Trong đó sản lượng lúa chiêm xuân là 41.295 tấn, lúa mùa 26.226 tấn.

- Cây ngô: Diện tích gieo trồng là 1.192 ha, năng suất 43,83 tạ/ha; sản lượng đạt 5.986 tấn.

- Cây khoai lang: Diện tích gieo trồng 112 ha, năng suất 66 tạ/ha; sản lượng đạt 744 tấn.

- Cây sắn: Diện tích 59 ha, năng suất 79 tạ/ha; sản lượng 463 tấn.

- Cây đậu tương: Diện tích 87 ha; năng suất 15,6 tạ/ha; sản lượng 136 tấn. - Cây lạc: Diện tích gieo trồng 143 ha; năng suất 21 tạ/ha; sản lượng 320 tấn. - Cây mía: Diện tích gieo trồng 688 ha; năng suất 536 tạ/ha; sản lượng đạt 36.853 tấn.

- Cây rau các loại: Diện tích gieo trồng 946 ha; năng suất 107 tạ/ha; sản lư- ợng 6.947 tấn.

- Cây đậu các loại: Diện tích gieo trồng 87 ha; năng suất 10,8 tạ/ha; sản l- ượng 105,6 tấn.

* Chăn nuôi:

Chăn nuôi tập trung phát triển mạnh ở các trang trại, gia trại với số lượng lớn, hiệu quả cao; chăn nuôi ở các hộ gia đình trong khu dân cư giảm mạnh. Mặc dù chịu nhiều tác động của thị trường, dịch bệnh, nhưng giá trị ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 45% trong tổng giá trị nông, lâm, thuỷ sản.

Bảng 4.3.Số lượng gia súc, gia cầm và sản lượng xuất chuồng năm 2016

Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2016

1 Đàn Trâu Con 5.017 3.494

2 Đàn Bò Con 9.913 5211

Bò lai sind Con 2.759 821

3 Đàn gia cầm 1.000 con 630 596

4 Đàn lợn Con 33.729 17.472

Trọng lượng thịt hơi xuất chuồng Tấn 4.131 6.579

Trong đó: thịt lợn Tấn 3.618 3.402

Năm 2016, chăn nuôi đạt được kết quả là:

Tổng đàn lợn là 17.472 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6.579 tấn. Tổng đàn trâu bò 9.526 con, trong đó bò lai sind có 821 con.

Tổng đàn gia cầm là 596.000 con. * Thuỷ sản

Giá trị sản xuất 184,9 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 1.264ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 1% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước 5.753 tấn.

Bảng 4.4. Thuỷ sản năm 2016

Số

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010

Năm 2016

1 Cơ sở sản xuất Cơ sở 7.958 8.390

- HTX, tổ hợp sản xuất Cơ sở

- Doanh nghiệp tư nhân Cơ sở

- Công ty TNHH Cơ sở

- Hộ cá thể Cơ sở 7.958 8.390

2 Lao động Lao động 15.455 18.935

- HTX, tổ hợp sản xuất Lao động

- Doanh nghiệp tư nhân Lao động

- Công ty TNHH Lao động

3 Giá trị sản xuất (giá CĐ 1994) Triệu đồng 10.478 31.037

- Khai thác Triệu đồng 1.128 8.109 - Nuôi trồng Triệu đồng 9.320 22.338 - Dịch vụ Triệu đồng 30 590 4 Sản lượng thuỷ sản Tấn 1.414 5.615 - Sản lượng hải sản Tấn - Sản lượng khai thác ngọt, lợ Tấn 464 1.194 - Sản lượng nuôi trồng Tấn 950 4.421 5 Sản phẩm Tấn 1.414 5.615 - Cá Tấn 1.179 5.263 - Tôm Tấn 55 62 - Thuỷ sản khác Tấn 180 290

b. Khu vực kinh tế công nghiệp Công nghiệp:

Giá trị sản xuất 4.152 tỷ, tăng 29,3% so với cùng kỳ; hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp phát triển ổn định. Tiếp tục kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các Doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh tại các cụm công nghiệp làng nghề đã được quy hoạch, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Đầu tư xây dựng 7 km đường dây cao thế, cải tạo hệ thống dây hạ thế, 6 trạm biến áp... Chất lượng phục vụ và cung cấp điện năng từng bước được nâng lên, cơ bản đảm bảo nhu điện trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.

Xây dựng:

Giá trị đầu tư 1.015 tỷ đồng, đạt 76,6% kế hoạch, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Tập trung chỉ đạo hoàn thành nhiều công trình, dự án lớn, như: Khu chứa và xử lý rác thải tập trung, dự án thuỷ lợi Bắc - Long - Giang, cụm công nghiệp làng nghề Hà Dương (giai đoạn 1), đồng thời triển khai thực hiện các dự án: Kè xử lý cấp bách chống sạt lở bờ sông Lèn, Kênh sau hồ Đập Cầu xã Hà Lĩnh, hồ Vũng Dăm xã Hà Tiến, Hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản Đông-Phong-Ngọc...Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục triển khai thực hiện đầu tư các dự án: cụm công nghiệp làng nghề Hà Dương (giai đoạn 2).

Các công trình giao thông được quan tâm đầu tư nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân; thi công đường Hà Bình-Hà Tân, đường Phú-Hải-Châu, đường Dương-Vân-Thanh, phối hợp lập dự án nâng cấp mở rộng QL217B, tỉnh lộ 522B giai đoạn 2016-2020.

Các quy hoạch quan trọng của huyện được triển khai và từng bước hoàn thiện, như: quy hoạch chi tiết khu đô thị Tây Bắc Đò Lèn; điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 huyện Hà Trung...

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 16,3%. Tổng giá trị sản xuất ước 3.971,5 tỷ đồng, đạt 91,1% kế hoạch, tăng 18,5% so với cùng kỳ, chiếm 35,8% tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất của nền kinh tế.

Hoạt động tín dụng ngân hàng, tổ chức tín dụng cơ bản ổn định, chính sách hỗ trợ lãi suất được triển khai kịp thời; các hoạt động dịch vụ thương mại được

củng cố và phát triển đồng bộ, từng bước chuyển đổi mô hình quản lý chợ phù hợp đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Chi tiết về dân số, mật độ dân số huyện Hà Trung được thể hiện tại bảng số liệu sau:

Bảng 4.5. Hiện trạng diện tích, dân số huyện Hà Trung năm 2016

STT Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Số hộ (hộ) Mật độ dân số (Người/km2) Dân số

(Người) Quy mô hộ (Người/hộ)

1 Hà Long 47,26 2.413 205,4 9.707 4 2 Hà Giang 8,87 1.202 458,3 4.065 3 3 Hà Tân 13,23 1.260 343,4 4.543 4 4 Hà Tiến 17,56 2.033 342,3 6.011 3 5 Hà Bắc 8,25 1.435 709,3 5.852 4 6 Hà Yên 3,44 965 960,8 3.305 3 7 Hà Bình 9,4 1.521 604,4 5.681 4 8 Hà Lĩnh 24,48 2.455 375,2 9.186 4 9 Hà Sơn 14,36 1.199 323,6 4.647 4 10 Hà Đông 9,99 836 322,3 3.220 4 11 Hà Ngọc 4,07 971 793,6 3.230 3 12 Hà Phong 3,18 750 808,2 2.570 3 13 Hà Ninh 6,38 1.068 574,9 3.668 3 14 Hà Lâm 6,26 1.147 573,2 3.588 3 15 Hà Thanh 4,99 784 531,5 2.652 3 16 Hà Vân 6,59 1.119 569,3 3.752 3 17 Hà Dương 4,96 903 632,9 3.139 3 18 Hà Phú 3,15 769 856,2 2.697 4 19 Hà Hải 4,98 1.162 820,5 4.086 4 20 Hà Toại 2,97 581 676,8 2.010 3 21 Hà Thái 6,13 1.087 619,9 3.800 3 22 Hà Lai 7,17 1.185 491,1 3.521 3 23 Hà Châu 6,55 1.350 667,9 4.375 3 24 Hà Vinh 18,13 1.777 415,2 7.528 4 25 Thị Trấn 2,03 1.912 3.183,7 6.463 3

Theo số liệu thống kê năm 2016 huyện Hà Trung có 113.296 khẩu, với số hộ là 31.884 hộ, trong đó, dân số nông nghiệp là 84.972 người chiếm 75,0% tổng số dân; dân số phi nông nghiệp là 28.324 người chiếm 25,0% tổng dân số, trên địa bàn huyện dân tộc kinh chiếm 99,24%, dân tộc Mường chiếm 0,76% với 835 khẩu và 243 hộ.

Dân số phân bố không đều giữa các xã, thị trấn trong huyện: Xã có dân số lớn nhất là xã Hà Long với 9.707 người; xã Hà Toại có dân số nhỏ nhất với 2.010 người. Huyện có thị trấn Hà Trung tập trung lượng người phục vụ cho các hoạt động phi nông nghiệp đông (dân số phi nông nghiệp chiếm đến 98%). Thị trấn Hà Trung còn là trung tâm kinh tế chính trị của huyện có điều kiện kinh tế phát triển (đặc biệt phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ).

Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm ổn định từ 0,65 - 0,70%

Mật độ dân số bình quân toàn huyện năm 2016 là 461 người/km2, phân bố

đều khắp trên địa bàn huyện. b. Lao động

Lực lượng lao động được đào tạo tập trung chủ yếu ở cơ quan nhà nước, lao động nông, lâm nghiệp chưa được quan tâm đào tạo..

Có thể nói lực lượng lao động trong huyện khá dồi dào, song trình độ còn hạn chế, tỷ lệ lao động chưa có việc làm ổn định còn ở mức cao, đây là vấn đề cần phải xem xét giải quyết trong thời gian tới.

Mức sống dân cư: Tổng thu nhập theo đầu người tăng lên, năm 2011 bình quân thu nhập 19,1 triệu đồng/người/năm, đến năm 2016 là 24,5 triệu đồng/người/năm. Đời sống văn hoá của người dân không ngừng được cải thiện, 25/25 xã thị trấn đã dùng điện lưới quốc gia, 25/25 xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã, 25/25 xã có điểm bưu điện văn hoá và 40 cơ sở y tế.

Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 7,39%, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế ngày được phát triển, các thuần phong mỹ tục văn hoá truyền thống tốt đẹp đang được giữ gìn và phát huy làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện được hình thành và phân bố tương đối hợp lý, phục vụ tốt cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa của nhân

dân. Cụ thể: Có đường Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn dài 8,9 km, đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn huyện dài 8,7km; QL217 dài 11,2 km, QL217B dài 6 km ; đường Tỉnh lộ 508 dài 9 km, đường tỉnh lộ 522B dài 29,5 km, 523 dài 10 km và 527C dài 11,4 km ; đường liên xã dài 56,1km; đường liên thôn dài 141,47 km.

Các công trình được đầu tư xây dựng như: Cầu Đen Hà Tiến, sửa chữa đường liên xã Hà Dương - Hà Vân - Hà Thanh, sửa chữa cải tạo cầu Hà Bắc, xây dựng cầu giao thông nông thôn Hà Long, Hà Lĩnh, Hà Đông … và các tuyến đường giao thông liên thôn, đường giao thông phục vụ sản xuất, đường trong thôn xóm trên địa bàn huyện. Phối hợp thi công sữa chữa, cải tạo đường QL217, tỉnh lộ 522B, 523, QL217B...

Toàn huyện Hà Trung có 9 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 56,1 km đã được cứng hóa mặt đường, có 52/56,1 km, chiếm 92,69%, đường giao thông liên thôn dài 141,47 km đã cứng hóa được 113/141,47 km chiếm 80,0%, xe cơ giới có thể đi đến tất cả các thôn, làng.

b. Thủy lợi

- Chỉ đạo điều hành công tác tưới, tiêu cơ bản đáp ứng kịp thời cho sản xuất; Chỉ đạo làm công tác thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất, khối lượng đào đắp 235.000m3 đạt 94% kế hoạch, vượt kế hoạch tỉnh giao. Trong đó nạo vét

kênh liên xã 80.000m3, nội đồng 155.000m3. Thi công hoàn thành nạo vét kênh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)