Căn cứ cho định hướng phát triển mạng lưới dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 86)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.1.Căn cứ cho định hướng phát triển mạng lưới dân cư

2020

4.3.1.Căn cứ cho định hướng phát triển mạng lưới dân cư

4.3.1.1. Căn cứ pháp lý

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 10/08/2016 về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quyết định số 3405/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hà Trung đến năm 2020;

- Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) tỉnh Thanh Hóa;

4.3.1.2. Căn cứ vào các dự báo cho định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư huyện Hà Trung

a. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hà Trung đến năm 2020, cũng như các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới, xác định các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 cụ thể như sau:

- Về kinh tế: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 16,0%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - dịch vụ và Nông - Lâm - Thuỷ sản. Trong đó: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 45,2%, Thương mại - dịch vụ chiếm 38.7% và Nông - Lâm - Thuỷ sản chiếm 16,1%. Thu nhập bình quân đến năm 2020 đạt 50 triệu đồng/người/năm.

+ Sản lượng lương thực bình quân hàng năm ổn định 70 tấn trở lên.

+ Giá trị sản xuất 1 ha canh tác đến năm 2020 đạt 80 triệu đồng trở lên và trên một ha nuôi trồng thuỷ sản đạt 125 triệu đồng/năm.

+ Tổng giá trị xuất khẩu năm 2020 đạt 10 triệu USD.

+ Tổng huy động vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2016 - 2020 đạt 7.500 tỷ đồng. - Về văn hoá, xã hội: Tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng trên các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, phấn đấu vượt mức bình quân của tỉnh như: tỷ lệ học sinh đi học đạt 95%; 90% hệ thống trường học đạt chuẩn vào năm 2020; 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã vào năm 2020; tỷ lệ làng văn hoá đạt 80%, gia đình văn hoá đạt 90%, cơ quan văn hoá đạt 90% và 100% thôn, làng có thiết chế văn hóa đạt chuẩn, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5% năm. Có 100% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh vào năm 2020.

- Về môi trường: Tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường, từng bước tạo thói quen, nếp sống vì môi trường xanh, sạch đẹp. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố về môi trường.

- Về an ninh, quốc phòng: Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đảm bảo an ninh biên giới với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Về phát triển cơ sở hạ tầng: + Hệ thống giao thông.

Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện có lợi thế là đường quốc lộ 1A, đường 217 chạy qua, trong thời gian quy hoạch một số chỉ tiêu huyện sẽ triển khai là:

Đường cao tốc Bắc Nam qua 5 xã: Hà Long, Hà Lĩnh, Hà Tiến, Hà Giang và Hà Tân.

Đường sắt cao tốc Bắc nam đi qua các đơn vị: xã Hà Ngọc, xã Hà Phong, thị trấn Hà Trung, xã Hà Ninh, xã Hà Bình, xã Hà Vân.

Đường cứu hộ, cứu nạn tại các xã: Hà Vân, Hà Dương, Hà Thanh. Đường ra đảo Nẹ tại các xã: Hà Vân, Hà Thanh, Hà Châu.

Đường gom Quốc lộ 1A tại các xã : (Hà Phong, Hà Lâm, Hà Ninh, Thị Trấn, Hà Bình, Hà Dương).

Quốc lộ 217 đi 508 (Hà Ninh, Hà Lâm).

Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Huyện Uỷ - xã Hà Thanh; xã Hà Lâm đi xã Hà Dương, Cầu Cừ - huyện Thạch Thành, Thị xã Bỉm Sơn đi xã Hà Thanh và xây dựng với một số tuyến đường quan trọng như tuyến đường dọc phía tây đường sắt…; các cầu Hà Thanh, cầu Đen…Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng mở rộng đường quốc lộ 1A, đường cao tốc, Quốc lộ 217 và các dự án thực hiện trên địa bàn huyện.

Nâng cấp các tuyến đường liên xã; tổng chiều dài 60km; vốn đầu tư 50 tỷ đồng: Đường Cầu Cừ đi xã Hà Tiến; xã Hà Lĩnh đi xã Hà Tân; Huyện Uỷ đi xã Hà Lai.

+ Mạng lưới bưu chính viễn thông.

Xây dựng mới, nâng cấp cải tạo hệ thống hạ tầng, chú trọng khu vực thị trấn Hậu Lộc và các cụm trung tâm cụm xã. Bảo đảm thông suốt hoạt động bưu chính viễn thông trong huyện để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.

+ Phát triển ngành điện.

Phát triển các trạm nguồn theo quy hoạch ngành, đảm bảo cung cấp điện cho sản suất và sinh hoạt, cải tạo hệ thống đường dây hạ thế đặc biệt là khu vực thị trấn và các trung tâm cụm xã.

+ Phát triển thủy lợi.

Đảm bảo đến năm 2016 có 91% số hộ được sử dụng nước sạch và 100% số hộ được sử dụng nước sạch vào năm 2020.

Xây dựng kênh tiêu thoát lũ các xã: Hà Bắc- Hà Long - Hà Giang. Dự án nâng cấp hệ thống thuỷ lợi nội đồng.

Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với phát triển nông thôn mới. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản kết hợp trồng trọt, chăn nuôi tập trung tại các xã: Hà Đông - Hà Phong - Hà Ngọc.

Cơ sở hạ tầng vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đảm bảo tới từ 2.600 lên 3.700 ha diện tích đất canh tác. Cải thiện về tiêu úng cho vùng lũ.

Ngoài nhu cầu cần nớc tới cho nông nghiệp huyện còn có dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân.

b. Quan điểm sử dụng đất điểm dân cư

Để đảm bảo thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra, quan điểm tổng thể trong khai thác sử dụng quỹ đất khu dân cư của huyện Hà Trung là:

Khai thác đất đai một cách khoa học, hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất thông qua việc cải tạo chuyển mục đích sử dụng và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất. Tận dụng tối đa các công trình kiến trúc hiện có. Xác định đủ nhu cầu diện tích cho các mục đích phi nông nghiệp với các vị trí thích hợp, nhằm phát huy cao nhất tính năng của các công trình đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới.

Định hướng sử dụng đất dài hạn - dành quỹ đất thích hợp cho nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá với một tầm nhìn xa đến sau năm 2020. Định hướng phát triển mạng lưới đô thị và các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện phù hợp với định hướng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

Bên cạnh việc khai thác sử dụng đất nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội phải quan tâm đúng mức đến bảo vệ và cải thiện môi trường sống trong đô thị, nông thôn và các khu công nghiệp. Quy hoạch hợp lý các khu dân cư, khu ở để đảm bảo cho cuộc sống của người dân trong huyện được tốt hơn.

c. Dự báo quy mô dân số huyện Hà Trung năm 2020

Căn cứ vào tình hình phát triển dân số hiện trạng của huyện, cùng định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện Hà Trung, dự báo quy mô dân số huyện đến năm 2020 cụ thể như sau:

- Quy mô dân số đô thị:

+ Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ 0,6 - 0,65%.

+ Tổng số nhân khẩu đô thị: 6.667 nhân khẩu, tăng 204 nhân khẩu so với năm 2016.

+ Tổng số hộ đô thị: 1.972 hộ, tăng 60 hộ so với năm 2016. - Quy mô dân số nông thôn:

+ Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ 0,65 - 0,70%.

+ Tổng số nhân khẩu: 116.282 nhân khẩu, tăng 9.449 nhân khẩu so với năm 2016.

+ Tổng số hộ nông thôn: 32.239 hộ, tăng 2.267 hộ so với năm 2016. Chi tiết được thể hiện qua bảng 4.15:

Bảng 4.15. Kết quả dự báo quy mô dân số huyện Hà Trung giai đoạn 2016 - 2020 TT Đơn vị hành chính TT Đơn vị hành chính Năm 2015 Năm 2020 Dân số (người) Số hộ (hộ) Dân số (người) Số hộ (hộ) 1 Thị Trấn Hà Trung 6.463 1.912 6.667 1.972 2 Hà Long 9.707 2.413 10.036 2.495 3 Hà Giang 4.065 1.202 10.036 2.495 4 Hà Tân 4.543 1.260 4.697 1.303 5 Hà Tiến 6.011 2.033 6.214 2.102 6 Hà Bắc 5.852 1.435 6.050 1.484 7 Hà Yên 3.305 965 3.417 998 8 Hà Bình 5.681 1.521 5.873 1.572 9 Hà Lĩnh 9.186 2.455 9.497 2.538 10 Hà Sơn 4.647 1.199 4.804 1.240 11 Hà Đông 3.220 836 3.329 864 12 Hà Ngọc 3.230 971 3.339 1.004 13 Hà Phong 2.570 750 2.657 775 14 Hà Ninh 3.668 1.068 3.792 1.104 15 Hà Lâm 3.588 1.147 3709 1.186 16 Hà Thanh 2.652 784 2.742 811 17 Hà Vân 3.752 1.119 3.879 1.157 18 Hà Dương 3.139 903 3.245 934 19 Hà Phú 2.697 769 2.788 795 20 Hà Hải 4.086 1.162 4.224 1201 21 Hà Toại 2.010 581 2.078 601 22 Hà Thái 3.800 1.087 3.929 1.124 23 Hà Lai 3.521 1.185 3.640 1.225 24 Hà Châu 4.375 1.350 4.523 1.396 25 Hà Vinh 7.528 1.777 7.783 1.837 Toàn huyện 113.296 31.884 122.949 34.211

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới huyện hà trung tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 86)