Sự đánh tráo ngôi kể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 44 - 50)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1. Ngôi kể

2.1.2.4. Sự đánh tráo ngôi kể

Đây là một lối kể chuyện khá đặc biệt của văn xuôi hậu hiện đại nói chung và truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ nói riêng. Câu chuyện được kể lại bằng ngôi thứ ba nhưng toàn bộ trung tâm trần thuật lại được tổ chức thông qua điểm nhìn của một nhân vật duy nhất. Bằng việc “đánh tráo” chủ thể trần thuật, nhà văn hướng ngòi bút của mình vào các hiện tượng đời sống, thể hiện nhu cầu chiêm nghiệm, tự đối thoại với chính mình nhưng vẫn giữ được thái độ khách quan. Kiểu kể chuyện này tạo ra tính lưỡng phân, rất khó nắm bắt giữa tính chất trần thuật chủ quan và khách quan trong cấu trúc văn bản. Cầu thang, Giai nhân, Một đời sống khác, Phù thủy, Nào ta cùng lãng quên,… là những truyện ngắn tiêu biểu cho lối kể chuyện đánh tráo ngôi kể.

Cầu thang, người kể chuyện chỉ kể những điều mà Trân, nhân vật

chuyện về người đàn ông kiên quyết trong công việc nhưng lại chẳng thể chia sẻ, tâm sự với ai kể cả vợ vì với anh vợ là một cái gì cần phải có, nhưng cũng chẳng giải quyết được việc gì ngoài sự mệt mỏi, đến người đàn ông tên Hoành hớn hở, sung sướng với cái máy biến thế ăn cắp điện có thể tiết kiệm mỗi tháng hai ba trăm tiền điện sinh hoạt,… đều được hiện lên qua dòng kí ức, tâm trạng của Trân. Người kể chuyện dường như men theo dòng kí ức, tâm trạng của nhân vật để thuật lại nhiều hơn là đứng ngoài kể lể.

Tất cả những sự kiện, tình tiết trong câu chuyện đều được kể qua kí ức, đan xen giữa hiện tại và quá khứ của nhân vật bởi vậy thời gian trong tác phẩm bị xáo trộn, vụn ra theo dòng kí ức. Trong Giai nhân, người đọc dễ

dàng nhận ra hai vùng thời gian được đan xen. Đó là thời gian quá khứ khi Sao, nhân vật chính của truyện, còn “sáng lấp lánh” giữa biết bao chàng trai theo đuổi. Điện thoại của cô liên tục kêu réo như một con dê bị đói triền miên. Bảy giờ sáng đã reng reng, mười hai giờ đêm cũng còn reng reng. Song Sao kiêu hãnh từ chối tất cả bởi cô không muốn giết tuổi trẻ của mình bằng con đường tự biến mình thành con ở. Cô còn quá trẻ để ngồi ôm con bên cửa sổ ngóng chồng đi làm về mỗi sáng, mỗi chiều. Sau mỗi lần chia tay, Sao lại ngẩng cao đầu thách đố. Đan xen với những cuộc tình trong quá khứ là thời gian hiện tại: Sao ở một mình, chiếc điện thoại đã ba ngày không đổ chuông. Sao khao khát có ai đó đến với mình và cô đã thề sẽ yêu và lấy ngay người đầu tiên gõ cửa nhà cô lúc này: “Ai nhỉ? Ai đến với tôi lúc này nhỉ? Tiếng gõ

lạ quá, hình như chưa có bao giờ. Trời ơi, Sao run rẩy. Tôi thề, tôi thề sẽ yêu người gõ cửa này. Và sẽ lấy người đó làm chồng bằng mọi cách. Tôi cô đơn quá rồi. Tôi chẳng cần gì nữa ngoài việc phải có ngay một gia đình” [30,

tr.113]. Thông qua những vùng xoáy của kí ức, tâm trạng của nhân vật, tác giả đã thể hiện bi kịch của một người phụ nữ hiện đại: cô đơn, khao khát được chia sẻ, khao khát tình yêu nhưng lại rơi vào bế tắc.

Thành phố đi vắng cũng tồn tại hai vùng thời gian quá khứ, hiện tại

cùng song hành. Nếu xưa kia thành phố náo nhiệt, tình người nồng ấm thì nay không gian lặng ngắt, thành phố như người đông máu, vô cảm, dửng dưng. Sau ba năm, cảnh vật không hề đổi thay: vẫn con đường ấy, phố phường ấy, vẫn những nhà hàng, khách sạn,… Tất cả vẫn vẹn nguyên gợi nhắc cho cô về miền kí ức tươi đẹp. Cô gặp lại những con người cũ: bác tài xế, cô quản lí nhà hàng,… Họ đều nhận ra cô nhưng sự thân thiện khi xưa không còn nữa. Cô gái đau đớn trên hành trình tìm kiếm tình người nhưng càng tìm lại càng vô vọng: “người vẫn đông nhưng hết âm thanh như những diễn viên phim câm”,

“bác tài nào cũng như người máy thành thạo vài động tác đơn giản, khách ngồi cứng đơ như những bức tượng” [29, tr.271]. Cuối cùng cô đã chết, cô chết vì quá “nóng”, quá nồng nhiệt trong khi thành phố, mọi người quanh cô thì lại trở nên quá lạnh lùng, tàn nhẫn. Toàn bộ tác phẩm là một dòng kí ức, tâm trạng cô đơn, hoài nghi triền miên của nhân vật: “Mọi thứ hỗn độn, tiếng

động của sự sống và mùi hương khoáy sâu vào tận những góc riêng tư. Những tế bào trong cô quẫy mạnh như bung ra vì bị cầm tù dưới làn da. Chúng phá phách muốn tìm nguyên nhân tại sao mọi âm thanh của nơi cô và anh quen thuộc, yêu quý này đột ngột biến mất. Thèm nghe tiếng người lào xào ngày xưa luôn làm cô bức bối đau đầu, nay lại nhớ nó nao ruột vì biến đâu mất rồi. Những quán bia hơi vắng, vài người khách nghèo, uống cốc bia với cốc xoài xanh cho đỡ cơn thèm” [29, tr.272]. Cảm xúc ấy, tâm trạng ấy chỉ có thể là trần thuật từ bên trong, từ chính trải nghiệm của nhân vật mà tác giả đã chuyển hóa vào lời của người kể chuyện. Bị đánh tráo bởi hình thức trần thuật khách quan, khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật đã được rút ngắn. Ngưởi kể chuyện có khả năng đi sâu vào thế giới tâm hồn của nhân vật, khai thác, mổ xẻ những tầng ngầm khuất lấp và nói lên những day dứt, băn khoăn, trăn trở của họ.

Đôi khi ngôi kể lại được tác giả đánh tráo cho một nhân vật không đáng tin cậy. Đó là trường hợp của Phù thủy. Trong truyện ngắn này, tác giả đã trao góc nhìn cho một cô bé mà dưới con mắt của mọi người đó là một kẻ lập dị, còn trong con mắt của bố mẹ, nó là một gánh nặng. Câu chuyện vẫn được dẫn dắt bởi chủ thể ngôi thứ ba vô hình: “Nó lấy một tấm gỗ của bố và đặt lên hai

cái ghế. Một cao. Một thấp. Tấm gỗ dán ở trên như chiếc cầu trượt. Tay phải nó cầm cái chổi quét nhà, tay trái cầm chiếc khăn voan của mẹ. Nó đứng ở chân cầu thang nhún nhảy trèo lên cái thang và nhún nhảy thả người. Trượt nhanh. Những tấm gỗ nghiêng chao đi và ụp xuống. Nó ngã lộn nhào. Đầu nó va vào cái phích nghe đến ục một cái. Những cái bát bắn ra vỡ loảng choảng. Nước sôi tràn ra nhà, thấm vào cuộn thảm có hình nụ cười một người đàn bà, màu đậm dần lên” [30, tr.224]. Tuy nhiên, tất cả những sự việc trong câu

chuyện đều được hiện lên qua cái nhìn, sự đánh giá, phán xét của nhân vật “nó” chứ không hề bị chi phối bởi nhân vật kể chuyện toàn tri. Nhìn người mẹ ngày thì xoe xóe chửi chồng, mắng con, nhưng đêm đến lại e ấp, nép vào lòng bố như con mèo, nó không hiểu: “Sao lại thế nhỉ? Bố và mẹ đang lo thủ tục bỏ nhau. Khi nào chia xong tài sản, họ sẽ xây bức tường này lại. Mỗi người đi một đường. Nó sẽ về ở với bà ngoại vì bố mẹ hay đi vắng. Bố mẹ thường mạt sát nhau là chính và hiếm hoi lắm mới có một câu nhẹ nhàng. Mẹ chỉ lễ phép khi nào mẹ cần bố. Ví dụ như đóng tiền điện hay hỏng xe máy. Khi ấy mẹ gọi bố là “ông” và xưng “tôi”. Thu xong tiền hay chữa xong xe, mẹ có thể vênh mặt lên với bố ngay. Chiều nay. Họ lại ra tòa để giải quyết nốt việc chia tài sản. Mẹ bắt bố đi ra khỏi nhà và không mang theo bất cứ thứ gì. Bố không nghe vì hầu như của cải bố sắm. Họ chửi nhau bất cứ lúc nào giáp mặt. Vậy là tại sao. Đêm đến, mẹ lại có thể sang phòng của bố và ngủ ngon lành thế?”

[30, tr.227]. Rồi nó tự lí giải: “Bây giờ thì nó hiểu ngày và đêm là hai thế giới”, “Phù thủy, Họ chính là phù thủy” [30, tr.227]. Nếu chúng ta chọn ngẫu

kể thứ nhất thì điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật và nội dung trần thuật vẫn không hề thay đổi. Theo Genette thì đây chính là người kể chuyện dị sự - hạn định. Tức là vẫn sử dụng ngôi kể thứ ba nhưng không đóng vai trò “thượng đế” toàn năng. Trong tác phẩm, sự biết của nhân vật quy chiếu sự biết của người kể chuyện. Với đặc tính này, tác giả có thể gợi ra một cách cạn kiệt nhất, sinh động nhất nỗi đau, những khao khát mãnh liệt, thầm kín bên trong tâm hồn nhân vật. Đồng thời cũng giúp tác giả có thể gửi gắm những chiêm nghiệm, những ước muốn của chính mình một cách khách quan và thuyết phục.

Hoa nở trên trời lại là một trường hợp khác của đánh tráo ngôi kể.

Truyện được chia thành hai phần. Phần thứ nhất là câu chuyện về ông giáo già tiến sĩ đã về hưu có 50 mẫu ruộng trồng đào và một ngôi nhà cổ trong diện giải tỏa mặt bằng cho con đường cao tốc chạy qua. Mở đầu, người kể chuyện ghi nhanh cuộc đối thoại giữa con giai và con dâu về việc quyết định để bố về ở với ai. Tiếp đó, người kể dẫn dắt đến nhân vật chính: “Ông già ngồi giữa

bãi Đào bạt ngàn gió và những gốc cây khô khẳng, giảng giải với những đứa trẻ. Chẳng biết chúng con nhà ai, trông quen quen. Lứa này lớn lên đi, bọn khác đến, thỉnh thoảng ra nhổ cỏ bắt sâu cho vườn Đào của ông. Giống như một ông giáo già, về hưu đã lâu nhưng không bỏ được thói quen lên lớp mỗi ngày, và dạy một giáo trình. Ông giáo thì cũ, giáo trình vẫn vậy, nhưng học sinh lại mới, nên không có buổi giảng nào là cũ” [30, tr.309]. Sau lời giới

thiệu ấy, người kể chuyện tiếp tục kể về buổi họp gia đình với hai mục đích chính: một là tập hợp chữ kí vào quyết định đền bù giải tỏa theo chủ trương của nhà nước, hai là quyết định để bố về ở với con nào. Cuối cùng, các con rầm rập ra về, không kém phần tưng bừng như lúc đến, ông già ngồi ngẩn ngơ, nhà cửa như sau một phiên chợ, kẻ bán, người mua. Chợ tan. Còn ông gác cổng. Ông giáo không về ở với con nào. Một mình ông trong hai căn hộ chung cư 9 tầng như một thế giới khác. Không còn đất, không còn những

mảnh vườn, ông trồng đào trong chậu. Cả chung cư, hễ cứ chỗ nào có ánh sáng mặt trời và nắng thiên nhiên là có những chậu đào. Để rồi vào buổi chiều cuối năm khi những người Hà Nội gốc vì nhớ làng Găng chuyên trồng đào khi xưa tìm đến nơi đây thì thấy “giữa những con đường nhựa dang dở, giữa

công viên Mặt Trời, giữa những khu biệt thự theo quy hoạch có một chung cư. Một chung cư nở đỏ hoa đào” [30, tr.315]. Cuộc sống hiện đại, công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đã phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến những làng nghề truyền thống nhưng tình yêu, niềm say mê đối với nghề truyền thống của những người dân nơi đây thì không bao giờ mai một. Nó cũng giống như những bông hoa đào đang rực rỡ khoe sắc trên trời. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp, dường như đứng ngoài câu chuyện, ngoài nhân vật với vai trò quan sát, kể lại. Tuy nhiên đến phần cuối câu chuyện, tác giả viết: “Tôi

làm việc ở Công ti Luật. Nghe chuyện này. Không tin. Giao thừa. Thay vì lẫn vào dòng người cuồn cuộn đổ về trung tâm ngửa mặt xem pháo hoa. Tôi đến làng Đào xóm Găng. Dưới một nền trời tím ngăn ngắt sáng có một rừng Hoa nở trên trời”. Đến đây người đọc mới vỡ lẽ, hóa ra câu chuyện về những

người dân làng Găng trồng đào trên ban công kia không phải được kể lại bởi cái tôi trần thuật khách quan mà nó được kể lại bởi một người kể chuyện hữu hình, cụ thể và còn được kiểm chứng rõ ràng. Với việc đánh tráo ngôi kể, người kể chuyện vừa có thể bao quát được một hiện thực rộng lớn, vừa làm tăng tính chân thật, thuyết phục của tác phẩm.

Như vậy, khảo sát những truyện ngắn kể bằng ngôi thứ ba của Nguyễn Thị Thu Huệ, ta thấy một mặt nhà văn đã kế thừa, phát huy sức mạnh của lối kể truyền thống, mặt khác lại có những sáng tạo riêng để đi sâu khám phá thế giới tâm hồn phức tạp, đầy hoài nghi, trăn trở của con người trong cuộc sống hiện đại. Chính sự kết hợp hài hòa ấy đã tạo sức sống riêng, sức hấp dẫn riêng cho những tác phẩm của Thu Huệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)