5. Cấu trúc của luận văn
3.2. Giọng điệu người kể chuyện
3.2.5. Giọng giễu nhại, mỉa mai
Giễu nhại, mỉa mai là giọng điệu chủ đạo trong các sáng tác gần đây của văn học đương đại. Giọng giễu nhại, mỉa mai là chất giọng mà thông qua ngôn từ giàu tính ẩn dụ, nhà văn có thể đả kích, lên án, phê phán hay chê bai bất kì đối tượng nào. Lời văn tưởng chừng bông đùa, giễu nhại, tạo tiếng cười nhưng tiếng cười đó lại không nhằm mục đích giải trí mà để đả kích, phê phán và giáo dục.
Những đề tài được đề cập đến trong tác phẩm của Thu Huệ thường không phải là những đề tài nóng bỏng, thời sự. Tuy nhiên, bằng con mắt sắc sảo, tinh tế, bằng sự nhạy cảm của người nghệ sĩ, nhà văn đã phát hiện ra những bất ổn trong đời sống hiện đại: sự tha hóa trong nhân cách, những rạn nứt trong mối quan hệ giữa người với người. Tất cả những điều đó được nhà văn phơi trần bằng giọng điệu giễu nhại, mỉa mai. Giễu nhại, mỉa mai nạn ngoại tình, chị viết: “Quán xá bây giờ thật hiện đại tự do đến không ngờ. Họ
che những khoang nhỏ. Đôi nào chui vào đấy như những đôi chim câu. Người ngoài không nhìn thấy gì. Chỉ thỉnh thoảng nghe thấy tiếng gù gù khe khẽ”
đó, họ lại thật thảm hại: “Người đàn bà hơi cười, nụ cười nhệch nhạc như mếu. Người đàn ông tiếp tục nhai nốt miếng dở, nuốt đến ực rồi tợp một ngụm rượu khà một cái rồi bảo: “Vừa lên thiên đường về”; “Họ lấy nhau. Hai bên đều bỏ vợ, bỏ chồng vì cái gọi là “hậu thiên đường” nó to dần lên trong bụng người đàn bà. Người đàn bà trông nhàu nhò hơn, giống như một nắm giẻ lau. Rồi họ đẻ ra một đứa con, quặt quẹo vì bố mẹ chúng cũng mệt mỏi lắm rồi...”
(Hậu thiên đường). Có khi đó là lời giễu nhại, mỉa mai phơi bày thói giả tạo của con người: “Tôi ngoảnh phắt lại nhìn những người đang ôm lấy quan tài,
lăn lộn dưới đất. Quần đầy đất cát, nhàu nhò, ố bẩn. Tôi cúi người xuống. Nhìn vào mặt họ. Những đôi mắt ráo hoảnh. Nếu chỉ nghe tiếng nức nở mà không nhìn thấy gì hết, tôi tưởng nước mắt của họ sẽ cuốn phăng cả cái đám người lẫn cụ già đáng kính nằm trong quan tài kia” (Người đàn bà ám khói).
Cuộc sống hiện đại, no đủ hơn, sung sướng hơn nhưng tình người lại thưa vắng. Người thân mất nhưng họ chẳng còn nước mắt để khóc nữa nên phải thuê người để lấy âm thanh rền rĩ, thảm thiết kia che lấp đi những đôi mắt ráo hoảnh. Đọc Người đàn bà ám khói của Nguyễn Thị Thu Huệ, người đọc
không khỏi liên tưởng đến cảnh đám ma nhà cụ cố Hồng trong tiểu thuyết Số
đỏ của Vũ Trọng Phụng. Một đám ma to tát có thể làm cho người đương nằm
trong quan tài phải sung sướng. Từ thân nhân cho đến bạn bè đều mang vẻ mặt buồn rầu, đúng “mốt”. Tất cả đều đầy đủ, chỉ thiếu tình người.
Không chỉ vậy, trong xã hội đó, con người chỉ biết chạy theo những đam mê tầm thường mà quên đi giá trị tinh thần: “Hai chiếc ti vi bên „Duyên
dáng Quý bà‟ thưa người xem. Dù nhạc dập ầm ầm, dù MC hổn hển nói dài về ý nghĩa cuộc thi rằng các quý bà luôn là những bông hoa, càng quý càng giá trị khi những bông hoa đó đã làm mẹ làm vợ, làm chủ gia đình. Họ không ngừng làm đẹp cả tinh thần lẫn thể chất... Đang phần các quý bà diện trang phục áo tắm, phần thi luôn hút mắt người xem nhất, thì ở trường đua chó này, khán giả vẫn thờ ơ” (X-men có mùi trường đua). Sự đối lập giữa hai khung
cảnh: đông vui, náo nhiệt ở trường đua chó và hoang vắng, thờ ơ trong cuộc thi Duyên dáng Quý bà khiến cho ta không khỏi hoảng hốt về giá trị của những vẻ đẹp đích thực trong cuộc sống hiện đại.
Giọng điệu này còn được biểu hiện rõ rệt khi nhà văn dùng để lột tả những thói tật xấu xa của giới đàn ông. Đây là hình ảnh người đàn ông vừa từ “thiên đường” về: “Người đàn ông mặt bạc phếch, tóc tai dựng tứ phía, môi
nhạt thếch và đang ngấu nghiến nhai. Ông ta ăn như bị chết đói hàng thế kỉ. Hai mắt còn đang đờ dại sinh động dần lên. Những sợi phở xào thun thút chui vào miệng anh ta, kèm rau sống, cà chua như thể trong bụng anh ta có một tảng nam châm và các đồ ăn là vụn sắt hút nhau vậy. Chui từ từ, chui dần dần, ngon lành” (Hậu thiên đường). Đây là hình ảnh của người đàn ông trong
buổi hẹn với người yêu: “Rồi hai đứa ra Bờ Hồ ngồi. Mình thèm ăn bánh chuối rán. Anh ấy bảo, “ăn vặt làm gì, chua mồm!”; “Sáng nay hai đứa đi ăn xôi. Bà bán xôi bảo: “Hai bố con ngồi đây ăn xôi đi!”. Anh ấy cáu lắm mắng bà ấy là mắt chó giấy. Mình cố gắng lắm chỉ ăn được năm trăm. Mình thích ăn bún riêu cua. Anh ấy thì dứt khoát không ăn. Anh ấy bảo ăn cái giống ấy nó ỏng bụng và chóng đói, ăn xôi chắc dạ hơn” (Hậu thiên đường). Dưới
ngòi bút của Thu Huệ, chân dung những người đàn ông hiện lên với bao thói tật: thực dụng, xấu xa, bần tiện,… Họ thường là nhân vật gây ra đau khổ cho phụ nữ, đặc biệt là những cô gái trẻ, ngây thơ, cả tin. Bởi vậy, họ trong con mắt những người phụ nữ là những người: “thật cần nhưng tốt nhất là không
nên có” (Hoàng hôn màu cỏ úa).
Giọng điệu mỉa mai, châm biếm còn được Thu Huệ sử dụng để phơi bày thực trạng “tình người đi vắng” của những đô thị hiện đại. Trong Sống gửi thác về, ông bố, nhà ngoại giao, sau bao năm làm việc ở trời tây nay đột
ngột trở về thăm con cháu, nhưng đón tiếp ông lại là khung cảnh vô cùng kì lạ: “cả nhà chết sững không biết bày tỏ tình cảm kiểu gì vì trí tưởng tượng đã
ngượng ngùng vồ lấy đứa cháu rồi lại tự sỉ vả chính mình: “Ai lại hỏi thế hả
nhà ngoại giao? Biết là sến quá nhưng trong hoàn cảnh này, những con người mà ông mỗi lần nhớ đến là lạnh tê tái, rét run từ trong rét ra, cảm giác chán nản bế tắc nhưng không bao giờ từ bỏ được. Biết là giả dối nhưng chẳng lẽ lại quay sang thằng con rể quanh năm ôm cối giã giò, nướng chả mà hỏi giá giò có lên không?” [29, tr.47]. Theo quá trình đô thị hóa, khoảng cách
giữa người với người trở nên xa dần. Họ dửng dưng, vô cảm ngay cả với những người thân của mình. Bởi vậy, để đền bù sự thiếu hụt trách nhiệm của mình đối với gia đình, con cái, ông bố ngoại giao quyết định cho ngay con gái và con rể món tiền 10 nghìn USD. Cho tiền xong ông thấy tâm thế thanh nhàn, sung sướng cùng người tình trẻ đi du lịch mà quên phắt ngay lũ người thân, con cái ở nhà. Còn con rể và đứa cháu ngoại của ông, sau khi Luyến – sợi mắt xích duy nhất để kết nối mối quan hệ của gia đình – chết đi, đã cư xử với bà ngoại như hàng xóm thân. Hai bố con thì coi nhau như hai thằng đàn ông trong một nhà, mất luôn quan hệ cha con kính trọng, lễ nghĩa.
Qua giọng điệu giễu nhại, mỉa mai, Nguyễn Thị Thu Huệ vừa mô tả nhiều điều bất cập bất ổn trong cuộc sống hôm nay vừa sâu kín bộc lộ thái độ, quan điểm của mình với những vấn đề đó mà không gây cảm giác căng thẳng ở nơi người đọc.
Tiểu kết chƣơng 3
Tìm hiểu về ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm độc đáo. Không bỗ bã, suồng sã như Phạm Thị Hoài, cũng không bình dị, mộc mạc như Nguyễn Ngọc Tư, ngôn ngữ kể chuyện của Thu Huệ vừa sắc sảo, góc cạnh, nhưng cũng đằm thắm, dịu dàng, nữ tính. Về giọng điệu, nhà văn đã tạo được phong cách đặc trưng của mình trong sự kết hợp giữa giọng triết lí suy tư, giọng đay đả tự vấn, giọng lạnh lùng khách quan và giọng giễu nhại, mỉa mai. Có lẽ chính những đặc điểm đó đã tạo nên hai mặt vừa “bụi bặm” lại vừa trữ tình đằm
thắm trong văn của Thu Huệ như lời nhận xét của Kim Dung: “Truyện ngắn
Nguyễn Thị Thu Huệ luôn có hai mặt - vừa“bụi bặm” trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, văn của chị vừa táo bạo vừa thanh khiết. Một cái gì đó không thuần nhất, không đơn giản thậm chí có khi còn đối chọi nhau trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ” [11].
KẾT LUẬN
Người kể chuyện là một sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện. Với vai trò là nhân vật trung gian giữa tác phẩm và độc giả, đồng thời là người phát ngôn cho những quan điểm, tư tưởng của tác giả, người kể chuyện vừa mở ra con đường giúp ta khám phá phong cách nghệ thuật độc đáo của tác phẩm vừa thấy được thái độ, quan điểm của tác giả đối với hiện thực đời sống mà nhà văn đã nhận thức, lựa chọn và thể hiện trong tác phẩm của mình.
Cho đến nay, Nguyễn Thị Thu Huệ đã thực sự khẳng định được tài năng của mình không phải chỉ vì những giải thưởng danh giá mà chị đã đạt được mà còn từ chính lối viết, lối kể chuyện có duyên của chị. Đi sâu tìm hiểu người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy:
1. Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ có sự hòa hợp giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. Thu Huệ không đoạn tuyệt với cách kể của văn xuôi truyền thống. Trong nhiều tác phẩm, chị vẫn chọn người kể từ ngôi thứ ba. Tuy nhiên chiếm một số lượng lớn trong các tác phẩm của Thu Huệ là ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Đó có thể là cái tôi tự kể lại câu chuyện của mình hoặc cũng có thể là cái tôi kể lại câu chuyện của người khác mà mình đã nghe, chứng kiến. Song dù là ngôi kể thứ nhất hay ngôi kể thứ ba truyền thống, truyện ngắn của Thu Huệ vẫn tạo ra được sức hút riêng của nghệ thuật tự sự hiện đại.
2. Gắn với ngôi kể là điểm nhìn trần thuật. Nếu văn xuôi tự sự truyền thống thường đặt điểm nhìn vào người kể chuyện ẩn tàng, “biết tuốt” nắm toàn bộ “quyền sinh quyền sát” thì ở truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ điểm nhìn hết sức đa dạng: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài. Đặc biệt, điểm nhìn trong tác phẩm của Thu Huệ còn có sự dịch chuyển linh hoạt theo không gian, thời gian, từ bên ngoài đến bên trong. Tất cả đã tạo nên cái nhìn đa chiều đối với cuộc sống cũng như kéo gần khoảng giữa độc giả và tác phẩm.
3. Về ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ không còn là lời nói quyền uy, cao đạo trong văn học truyền thống. Nó vừa sắc sảo, góc cạnh lại vừa dịu dàng, đằm thắm. Sự đa dạng trong ngôn ngữ có liên quan mật thiết đến sự đa dạng trong giọng điệu khi thì chiêm nghiệm, triết lí, khi lại đay đả, tự vấn, lúc lạnh lùng, khách quan, lúc lại mỉa mai, giễu cợt. Ngôn ngữ đa dạng, giọng điệu linh hoạt đã góp phần tái hiện chân thực bức tranh của đời sống với một gam màu lạ đồng thời cũng thể hiện sinh động những trạng thái cảm xúc, tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật, đặc biệt là người phụ nữ. Truyện ngắn của Thu Huệ tuy mang những giọng điệu cơ bản của văn học Việt Nam sau 1975 nhưng không bị chìm lấp trong bể hợp âm đó mà ngược lại, trong bản hợp âm pha tạp đó, Thu Huệ đã bằng tài năng, sự tinh tế của mình để cất lên những âm sắc riêng độc đáo không thể trộn lẫn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tạ Duy Anh (chủ biên) (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, NXB Thanh niên, Hà Nội.
[2]. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến (biên soạn) (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lí thuyết, NXB Hội nhà văn, Trung tâm ngôn
ngữ văn hóa Đông Tây, Hà Nội.
[3]. Lại Nguyên Ân (2005), “Một số vấn đề xung quanh phạm trù chủ nghĩa hiện đại”, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2, Hà Nội.
[4]. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (2016), 150 thuật ngữ văn học, NXB Văn
học, Hà Nội.
[5]. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, (Trần Đình Sử,
Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội.
[6]. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí nghiên cứu văn học, Số 9, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam
sau 1975, Luận án phó tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học Quốc gia Hà Nội.
[8]. Nam Cao (2004), Nam Cao Truyện ngắn tuyển chọn, NXB Văn học Hà Nội. [9]. Dương Thị Thùy Chi (2013), “Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ - lạnh lùng
câu chữ, xót xa tâm can”, baomoi.com.
[10]. Lê Thị Sao Chi (2011), Khảo sát lời độc thoại nội tâm nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Luận án tiến sĩ Lý luận ngôn ngữ, ĐHSP Vinh.
[11]. Kim Dung (1994), “Đọc hồi ức bến trần gian”, Tạp chí VNQĐ, số 11. [12]. Lê Tiến Dũng (1991), “Bước phát triển của văn xuôi Việt Nam sau
1975”, Tạp chí Cửa Việt, số 6.
[13]. Đoàn Ánh Dương, “Khúc quành của văn học nữ Việt Nam đương đại”, tapchisonghuong.com.vn, ngày 19/10/2015.
[14]. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2008), Truyện ngắn Việt Nam – Lịch sử - Thi pháp – Chân dung, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[15]. Trần Thanh Địch (1998), Tìm hiểu truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. [16]. Hoàng Dĩ Đình (2012), Ngôn ngữ trần thuật của truyện ngắn Việt Nam
sau 1975 (trên tư liệu truyện ngắn ba nhà văn nữ), Luận án tiến sĩ Lý
luận ngôn ngữ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
[17]. Trịnh Bá Đĩnh (Giới thiệu và biên soạn) (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học. NXB Văn học, Hà Nội.
[18]. Hà Minh Đức (2000), “Truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX”, Tạp chí
nghiên cứu văn học, Số 2, Hà Nội.
[19]. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2001), Lí luận văn học, (in lần thứ bảy) Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[20]. Hà Minh Đức (2004), Tuyển tập Hà Minh Đức, Nxb Giáo dục.
[21]. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1995), Lí luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
[22]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2010), Từ
điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam.
[23]. Hoàng Ngọc Hiến, “Giọng điệu trong văn chương”, Phê bình văn học, https://phebinhvanhoc.com.vn, ngày 13/2/2013
[24]. Phạm Hoa (1993), “Đọc sách Cát đợi của Nguyễn Thị Thu Huệ”, Tạp chí VNQĐ số 5.
[25]. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[26]. Nguyễn Việt Hòa (2003), “Lãng quên và hy vọng (Nhân đọc Nào ta cùng lãng quên – tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ)”, Tạp chí VH – VN Công an số 12.
[27]. Việt Hoài, “Thành phố còn đây nhưng tình người đi vắng”, https://tuoitre.vn, ngày 27/4/2012.
[28]. Nguyễn Thị Thu Huệ (2006), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ,
NXB Văn học.
[29]. Nguyễn Thị Thu Huệ (2012), Thành phố đi vắng, (Tập truyện ngắn),
NXB Trẻ.
[30]. Nguyễn Thị Thu Huệ (2017), Của để dành, (Tập truyện ngắn), NXB Trẻ. [31]. Đoàn Hương (1996), “Những ngôi sao nước mắt”, Văn Nghệ trẻ ngày
25/3/1996.
[32]. Thu Hương, “Nào, ta cùng lãng quên - bi kịch của cuộc sống hiện đại”,
VN Express, https://vnexpress.net, ngày 16/7/2003.
[33]. Lê Thị Hường (1994), “Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay”,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4, Hà Nội.
[34]. Phùng Ngọc Kiếm (2002 – 2003), Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam hiện
đại, Công trình nghiên cứu khoa học, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
[35]. Trần Hoàng Thiên Kim, “Hai mẹ con nổi tiếng nhất làng văn”, An ninh
thế giới online, http://antg.cand.com.vn, ngày 2/11/2017.
[36]. Phương Lựu (chủ biên), Nguyễn Nghĩa Trọng, La Khắc Hòa, Lê Lưu Oanh (2010), Lí luận văn học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [37]. Phương Lựu (chủ biên), La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến (2010), Lí luận
văn học, tập 3, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[38]. Uyên Ly, “Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ - Đủ sung sướng nhưng sẽ vô cảm”, Tạp chí phái đẹp Elle, https://www.elle.vn, ngày 26/4/2013.
[39]. Mốt, “Phút nói thật của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ”, Vnexpress.net, https://vnexpress.net, ngày 28/7/2001.
[40]. Nguyễn Văn Long, Văn học thời kì đổi mới – xu hướng vận động, Văn nghệ quân đội, http:// vannghequandoi.com.vn, ngày 2/9/2006.
[41]. Phạm Xuân Nguyên (dẫn chuyện) (1994), “Lan man với Nguyễn Thị Thu Huệ”, Tạp chí Diễn đàn VNVN số 2.
[42]. Phạm Xuân Nguyên, “Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay”, Tạp chí Cửa Việt, số 87.
[43]. Lê Lưu Oanh, Nguyễn Thị Bình (2000), Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 những vấn đề thể loại, Công trình nghiên cứu khoa học, ĐHSP Hà