Cách phân loại điểm nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 50 - 51)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.2. Cách phân loại điểm nhìn

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phân loại điểm nhìn. Theo cuốn

Lí luận văn học (GS Phương Lựu chủ biên), điểm nhìn trần thuật được phân

chia trên hai bình diện: trường nhìn và bình diện tâm lí. Nếu căn cứ vào trường nhìn nghệ thuật thì điểm nhìn được chia thành hai loại: trường nhìn tác giả và trường nhìn nhân vật. Ở trường nhìn tác giả, người kể chuyện đứng ở ngoài câu chuyện để quan sát đối tượng. Kiểu trần thuật này tạo ra tính khách

quan tối đa cho người kể. Còn với trường nhìn nhân vật, người kể chuyện lại nhìn sự vật, hiện tượng được miêu tả, kể lại theo quan điểm của một nhân vật trong tác phẩm. Do vậy, trần thuật theo trường nhìn nhân vật mang đậm sắc thái tâm lí, chất trữ tình hoặc châm biếm do sự chi phối trực tiếp bởi địa vị, hiểu biết và lập trường của nhân vật. Căn cứ theo bình diện tâm lí lại có thể phân chia điểm nhìn thành điểm nhìn bên trong (người kể chuyện nhìn đối tượng qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, điểm nhìn này dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật) và điểm nhìn bên ngoài (người kể chuyện giữ cái nhìn khách quan từ vị trí bên ngoài, giữ khoảng cách nhất định đối với đối tượng trần thuật).

Giáo sư Trần Đình Sử lại phân chia điểm nhìn trần thuật thành 5 loại: điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật trần thuật; điểm nhìn không gian, thời gian; điểm nhìn bên trong bên ngoài; điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc; điểm nhìn ngôn từ.

Điểm nhìn trần thuật gắn bó mật thiết với ngôi kể nhưng rộng hơn ngôi kể. Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ chủ yếu được kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba vì vậy hình thành lại loại điểm nhìn chính: điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)